Tổng doanh thu kinh tế số quý I/2022 đạt khoảng 53 tỉ USD

Kăn Sương |

Sáng nay 27/4, Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp thứ hai của Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số theo hình thức trực tuyến nhằm đánh giá kết quả thực hiện quý I/2022, xác định các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm cần tập trung triển khai trong quý II/2022 và thời gian tới. Giám đốc Sở Thông Tin và Truyền thông Nguyễn Văn Tường tham dự phiên họp tại điểm cầu Quảng Trị.


Phát biểu tại Hội nghị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh: Văn kiện Đại hội XIII của Đảng đã xác định chuyển đổi số quốc gia là một nhiệm vụ rất quan trọng, gắn với 3 trụ cột chính là Chính phủ số, nền kinh tế và xã hội số. Đảng, Nhà nước, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đặc biệt quan tâm tới công tác chuyển đổi số, hướng tới Chính phủ số, nền kinh tế số, xã hội số, công dân số. Đây cũng là lĩnh vực được người dân, cộng đồng doanh nghiệp rất quan tâm.

Do đó, nhiệm vụ của Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số là rất nặng nề, phải chỉ đạo, tổ chức thực hiện các chủ trương, cơ chế, chính sách nhằm thúc đẩy tiến trình chuyển đổi số quốc gia, gắn kết chặt chẽ với cải cách hành chính; xây dựng, phát triển Chính phủ điện tử, Chính phủ số, kinh tế số, xã hội số và đô thị thông minh; tạo thuận lợi cho việc triển khai cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 tại Việt Nam; gắn với quá trình phục hồi nhanh và phát triển bền vững kinh tế - xã hội hiện nay cũng như các mục tiêu phát triển tới năm 2025, 2030 và 2045.

Thủ tướng đề nghị các thành viên Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số, các bộ, ngành, địa phương cần tập trung rà soát, sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện thể chế số; phát triển hạ tầng chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ số; huy động mạnh mẽ các nguồn lực qua việc thúc đẩy hợp tác công tư; xây dựng cơ chế, chính sách phù hợp; nâng cao năng lực quản trị hiện đại, phù hợp tình hình, năng lực và trình độ của Việt Nam; nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; kiểm tra, giám sát thường xuyên để thúc đẩy công việc và phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, lợi ích nhóm, lãng phí…Việc đầu tư cho chuyển đổi số phải có trọng tâm, trọng điểm, lựa chọn những việc có tác động lan tỏa, hiệu quả ngay để triển khai.
Các đại biểu tham dự phiên họp thứ hai của Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số tại điểm cầu Quảng Trị - Ảnh: K.S
Các đại biểu tham dự phiên họp thứ hai của Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số tại điểm cầu Quảng Trị - Ảnh: K.S
 

Bộ Thông tin và Truyền thông sớm hoàn thành việc đánh giá, công bố chính thức danh sách các nền tảng số đáp ứng yêu cầu phục vụ chuyển đổi số, phát triển Chính phủ số, kinh tế số và xã hội số. Bộ Công an khẩn trương hoàn thiện dự thảo về nghị định bảo vệ dữ liệu cá nhân trình cấp có thẩm quyền ban hành; chủ trì phối hợp với bộ, ngành chức năng hoàn thiện nghị định về định danh và xác thực điện tử trình Chính phủ ban hành trong tháng 5-2022…

Theo báo cáo của Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số, trong quý I/2022, tổng doanh thu kinh tế số quý I/2022 khoảng 53 tỉ USD, đóng góp khoảng 10,2% GDP, trong đó kinh tế số nền tảng có tốc độ tăng trưởng 28%. 100% các bộ, ngành, địa phương đã kiện toàn Ban chỉ đạo chuyển đổi số; 19/22 bộ, ngành và 59/63 địa phương đã ban hành chương trình/kế hoạch/đề án chuyển đổi số giai đoạn 5 năm. Tỉ lệ dân số trưởng thành có điện thoại thông minh gần 71%.

Về nhân lực số, hiện nay Việt Nam có khoảng hơn 240 trường đại học, trong đó gần 160 trường có chuyên ngành đào tạo kỹ thuật: công nghệ thông tin, điện tử - viễn thông, an toàn thông tin. Hằng năm, số lượng sinh viên tốt nghiệp các chuyên ngành này khoảng hơn 50.000 người. Nếu tính cả đào tạo nghề ở bậc cao đẳng, trung cấp thì con số này khoảng hơn 62.000 người. Việc xây dựng Chính phủ số, chính quyền số và xã hội số được quan tâm.

Đến nay, mạng đã kết nối đến 100% huyện; 96,73% xã trên toàn quốc. Hiện còn 2 tỉnh là Bình Thuận và Quảng Nam chưa kết nối được đến 100% cấp xã, dự kiến hoàn thành trước tháng 6/2022. Có 42/63 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chính thức khai trương IOC; 38/63 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương triển khai dịch vụ phản ánh hiện trường giúp nâng cao hiệu quả tương tác giữa người dân với chính quyền.

Các cơ sở dữ liệu tạo nền tảng cho Chính phủ số được đẩy mạnh triển khai. Đặc biệt, cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử toàn quốc có  khoảng 23 triệu dữ liệu đăng ký khai sinh, trong đó có trên 7 triệu trẻ em được cấp số định danh cá nhân theo quy định; trên 4,5 triệu dữ liệu đăng ký kết hôn; trên 3,2 triệu dữ liệu đăng ký khai tử…

              (Nguồn: Báo Quảng Trị)                                                       

TAGS

Khai thác tối đa lợi thế nằm trong quy hoạch Khu kinh tế Đông Nam Quảng Trị

Thanh Trúc |

Theo Quyết định số 42/2015/QĐ-TTg ngày 16/9/2015 của Thủ tướng Chính phủ, Khu kinh tế Đông Nam Quảng Trị bao gồm 17 xã, thị trấn thuộc các huyện Hải Lăng, Triệu Phong, Gio Linh.Trong đó, huyện Triệu Phong có 6 xã gồm Triệu An, Triệu Vân, Triệu Lăng, một phần thuộc các xã Triệu Sơn, Triệu Trạch, Triệu Phước.

Huyện Đakrông bảo tồn và nhân rộng cây trồng địa phương có giá trị kinh tế cao

Sỹ Hoàng |

Trước thực trạng nhiều giống cây trồng nguồn gốc tại địa phương, có chất lượng và giá trị kinh tế cao như: Chuối lùn, nếp than… đang bị suy thoái, mai một dần, thời gian qua huyện Đakrông (Quảng Trị) đã tập trung triển khai thực hiện các giải pháp nhằm bảo tồn và phát triển giống cây trồng này góp phần lưu giữ nguồn gen quý và mở ra hướng đi mới trong sản xuất các sản phẩm đặc trưng này…

Đảng bộ xã Triệu Sơn nâng cao vai trò lãnh đạo trong phát triển kinh tế

Xuân Vinh |

Đảng bộ xã Triệu Sơn (Triệu Phong, Quảng Trị) có 7 chi bộ với 173 đảng viên. Đây là đảng bộ nhiều năm liền được cấp trên đánh giá hoàn thành tốt nhiệm vụ trở lên.

Hội thảo khoa học về vai trò chủ đạo của tuần báo Nhành lúa và Kinh tế Tân văn trong Mặt trận dân chủ Đông Dương ở Thừa Thiên Huế

Minh Tuấn |

Nhân kỷ niệm 85 năm tuần báo Nhành lúa và Kinh tế Tân văn, Cơ quan của Tỉnh ủy và Xứ ủy Trung kỳ ra số đầu tiên tại Huế (1937- 2022), hôm nay 12/4, tại TP. Huế,  Hội Nhà báo tỉnh Thừa Thiên Huế chủ trì phối hợp với Báo Thừa Thiên Huế và Hội Khoa học lịch sử tỉnh tổ chức Hội thảo khoa học về vai trò chủ đạo của tuần báo Nhành lúa và Kinh tế Tân văn trong Mặt trận Dân chủ Đông Dương (1936 - 1939) ở Thừa Thiên Huế.