“Mẫu nhí” người Pa Cô và giấc mơ xứ núi

Minh Ngọc |

Lớn lên trong gia đình nghèo ở bản Pi Re (huyện Đakrông, Quảng Trị), Hồ Thị Khánh Huyền là cô bé người Pa Cô (thuộc dân tộc Tà Ôi) đã tỏa sáng với vẻ đẹp trong trẻo, tinh thần vượt khó và đam mê thời trang. Từ sàn diễn Miss Baby Vietnam đến hành trình quảng bá văn hóa Pa Cô trên mạng xã hội, em đang viết tiếp giấc mơ mang bản sắc bản làng vươn xa.

 
Cô bé Hồ Thị Khánh Huyền sở hữu vẻ đẹp trong trẻo, thánh thiện 
      

Tỏa sáng từ niềm đam mê

Hồ Thị Khánh Huyền, sinh năm 2011, đến từ thôn Pi Re, xã A Bung. Em sở hữu khuôn mặt xinh xắn với những nét đặc trưng của núi rừng Trường Sơn. Sinh ra trong gia đình làm nương rẫy, hoàn cảnh khó khăn, nhưng Khánh Huyền luôn học giỏi, ngoan ngoãn và đặc biệt yêu thích thời trang từ nhỏ.

Ngay từ khi còn học tiểu học, Huyền đã tích cực tham gia các hoạt động văn hóa, văn nghệ ở trường. Gia đình nhận thấy năng khiếu của em, đã luôn động viên và tạo điều kiện để con gái nhỏ theo đuổi đam mê. Năm 2022, khi mới 11 tuổi, Khánh Huyền mạnh dạn đăng ký tham gia Miss Baby Vietnam – một sân chơi dành cho các em nhỏ yêu thích thời trang.

 
Khánh Huyền tự tin diện những bộ váy thổ cẩm mộc mạc của người Pa Cô 
 

Không có điều kiện chuẩn bị trang phục cầu kỳ, Khánh Huyền tự tin diện những bộ váy thổ cẩm mộc mạc, chiếc khăn truyền thống Pa Cô – chính điều ấy đã tạo nên ấn tượng đặc biệt, nổi bật giữa dàn thí sinh rực rỡ. Đôi mắt long lanh, nụ cười rạng rỡ cùng thần thái tự tin đã giúp em lọt vào top 5 và đoạt danh hiệu “Miss Baby Thời trang”. Em còn được trao tặng danh hiệu “Người mẫu nhí truyền cảm hứng” của năm.

“Em cảm thấy mình như cô bé Lọ Lem được bà tiên hóa phép thành một nàng công chúa”, Khánh Huyền kể lại trải nghiệm đầu tiên trên sân khấu lớn với ánh mắt lấp lánh hạnh phúc. Đó không chỉ là một kỷ niệm đáng nhớ, mà còn là cú hích quan trọng giúp em tin tưởng hơn vào năng lực của bản thân.

 
Vẻ đẹp trong trẻo và thần thái tự tin đã giúp Khánh Huyền gặt hái những thành công đầu tiên trên hành trình theo đuổi giấc mơ người mẫu. 
 

Trong hành trình ấy, Khánh Huyền và người cô - chị Hồ Thị Họa Mi đã nhận được sự giúp đỡ quý báu từ cộng đồng mạng và các mạnh thường quân. Từ việc lo chi phí đi lại, trang phục đến hỗ trợ tinh thần, tất cả đã góp phần giúp cô bé vùng cao vượt qua rào cản, tiếp cận một sân chơi chuyên nghiệp, thực hiện được ước mơ tưởng chừng xa vời.

Năm 2023, Chủ tịch UBND huyện Đakrông đã ký quyết định khen thưởng đột xuất cho Hồ Thị Khánh Huyền vì thành tích truyền cảm hứng tại cuộc thi. Đó là sự ghi nhận xứng đáng cho nỗ lực của một cô bé người dân tộc thiểu số dám ước mơ, dám bước ra khỏi lũy tre làng.

 
Khánh Huyền cùng người cô Họa Mi của mình làm và giới thiệu các đặc sản ẩm thực của đồng bào Pa Cô. 
 

Gìn giữ bản sắc – lan tỏa văn hóa Pa Cô

Không ngủ quên trong ánh hào quang, Khánh Huyền tiếp tục nuôi dưỡng đam mê thời trang trong khi vẫn chăm chỉ học tập và phụ giúp bố mẹ việc nhà. Từ lớp 3, em đã biết đỡ đần cha mẹ, luôn lễ phép, hiền lành và được thầy cô, bạn bè quý mến. Nhưng điều khiến nhiều người ngưỡng mộ nhất ở cô bé này không chỉ là vẻ ngoài xinh xắn mà còn là ý thức gìn giữ văn hóa dân tộc từ rất sớm.

Ngoài giờ học, Khánh Huyền cùng người thân chế tác các sản phẩm thủ công từ vải thổ cẩm, nấu món ăn truyền thống để tham gia hội chợ và sự kiện quảng bá sản phẩm địa phương. Em thường xuyên xuất hiện tại các gian hàng OCOP của huyện, tỉnh, tự tin trong trang phục dân tộc, giới thiệu về nét đẹp văn hóa quê hương mình với du khách và bạn bè gần xa.

 
 Khánh Huyền giới thiệu đặc sản ẩm thực của người Pa Cô
 
 
Dù còn nhỏ tuổi, Khánh Huyền vẫn tự tin giới thiệu, quảng bá các sản phẩm của đồng bào mình ở các hội chợ, triển lãm hay trên mạng xã hội. 
 

Tận dụng sức mạnh của mạng xã hội, Huyền cùng cô Họa Mi sử dụng các nền tảng như Facebook, TikTok, Zalo… để kể câu chuyện của mình và lan tỏa văn hóa Pa Cô. Các video, hình ảnh do hai cô cháu tự thực hiện không chỉ nhận được nhiều lượt tương tác mà còn truyền cảm hứng cho người trẻ ở vùng cao về việc giữ gìn bản sắc, khởi nghiệp từ chính những giá trị bản địa.

Không dừng lại ở đó, Khánh Huyền còn hỗ trợ người dân trong xã làm quen với cách bán hàng qua mạng, góp phần mở ra hướng đi mới cho sản phẩm địa phương. Nhờ sự góp sức của những “đại sứ nhỏ tuổi” như Huyền, ngày càng nhiều người dân xã A Bung biết khai thác nền tảng số để quảng bá sản phẩm thổ cẩm, ẩm thực dân tộc ra ngoài vùng núi.

 
Khánh Huyền giới thiệu đặc sản Pa Cô với niềm tự hào và sự tự tin của một "đại sứ" văn hóa nhí. 
 

Năm nay, khi đã bước sang tuổi 14, vẻ đẹp của Khánh Huyền càng rạng rỡ như đóa hoa rừng Đakrông bung nở giữa đại ngàn. Em bày tỏ mong muốn tiếp tục theo đuổi đam mê, đồng thời ấp ủ dự án kể lại hành trình truyền cảm hứng của mình, kết hợp quảng bá du lịch và văn hóa Quảng Trị.

Dẫu còn nhiều thử thách phía trước, nhưng hành trình của cô bé người Pa Cô đã cho thấy một điều: ước mơ, dù bắt đầu từ nơi gian khó, vẫn có thể vươn xa nếu được nuôi dưỡng bằng lòng kiên trì và tình yêu thương.

Nguồn tin: baodantoc.vn

Đakrông làm tốt công tác hỗ trợ tái hòa nhập cộng đồng

Ngọc Trang |

Thời gian qua, các cơ quan chức năng trên địa bàn huyện Đakrông (Quảng Trị) phối hợp chặt chẽ trong việc quản lý, giáo dục, giám sát người chấp hành án, đồng thời triển khai nhiều biện pháp hỗ trợ tái hòa nhập cộng đồng, giúp người chấp hành xong án phạt tù có điều kiện ổn định cuộc sống và phát triển kinh tế. Nhờ đó, hạn chế được vi phạm trong quá trình thi hành án và tái hòa nhập cộng đồng, góp phần bảo đảm an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội ở địa phương.

Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Long Hải kiểm tra tiến độ xóa nhà tạm, nhà dột nát tại Đakrông

Đức Việt |

Sáng nay 25/4, Ủy viên dự khuyết Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Ban Chỉ đạo xóa nhà tạm, nhà dột nát tỉnh Quảng Trị Nguyễn Long Hải đi thăm, kiểm tra tiến độ triển khai thực hiện tại xã A Bung, huyện Đakrông. Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Đào Mạnh Hùng; đại diện lãnh đạo các sở, ngành cùng tham gia.

Thúc đẩy chuyển đổi số trong hoạt động bảo tồn di sản văn hóa phi vật thể ở Đakrông

Đan Tâm |

 Hiện nay, việc bảo tồn di sản văn hóa phi vật thể thông qua việc thu thập tài liệu văn bản, ghi hình, ghi âm các tư liệu hình ảnh động về các loại hình văn hóa và từng bước chuyển đổi số trong hoạt động bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa đang được nhiều địa phương trong nước quan tâm ứng dụng. Đối với huyện Đakrông, việc thực hiện số hóa dữ liệu các loại hình văn hóa phục vụ công tác bảo tồn, thúc đẩy phát triển du lịch...cũng đang đặt ra rất cấp thiết.

Đề xuất khoảng 60 tỉ đồng đầu tư xây mới cầu treo Đakrông

Minh Long |

Ngày 16/4, Quyền Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị Hà Sỹ Đồng có văn bản gửi Bộ Xây dựng về việc đề xuất xây dựng cầu Đakrông tại km 249+824 đường Hồ Chí Minh, tỉnh Quảng Trị. Tổng kinh phí đề xuất khoảng 60 tỉ đồng từ nguồn vốn cấp bách hoặc vốn dư của Bộ Xây dựng đầu tư cho các trường hợp khẩn cấp đảm bảo giao thông để sớm triển khai đầu tư xây dựng mới cầu Đakrông.

Huyện Đakrông nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện

Nguyễn Vinh |

Mặc dù là địa phương miền núi còn nhiều khó khăn nhưng được sự quan tâm của cấp ủy, chính quyền các cấp, sự nỗ lực của đội ngũ nhà giáo nên chất lượng giáo dục của huyện Đakrông không ngừng được nâng lên. Đến nay, học sinh tiểu học từ lớp 1 đến lớp 5 học 2 buổi/ngày. Năm học 2023- 2024, học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở (THCS) đạt 99,1%, trong có 86,7% học sinh tiếp tục học bậc THPT.