Du lịch từ A-Z
Tổng lượng khách du lịch 5 tháng đầu năm ước đạt trên 1,98 triệu lượt
Lê An |
Theo thông tin từ Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, trong 5 tháng đầu năm 2025, hoạt động kinh doanh du lịch trên địa bàn tỉnh được thực hiện tốt với tổng lượng khách du lịch ước đạt 1,98 triệu lượt. Trong đó, khách nội địa ước trên 1,8 triệu lượt và khách quốc tế ước gần 0,18 triệu lượt. Khách lưu trú chuyên ngành ước gần 0,54 triệu lượt khách; khác tham quan ước trên 1,44 triệu lượt.
Quảng Trị đầu tư hạ tầng để trở thành điểm sáng trên bản đồ du lịch
Minh Tuấn |
Giữa dòng chảy hội nhập của Tiểu vùng sông Mê Kông mở rộng (GMS), Quảng Trị đang dần vươn lên như một điểm sáng trên bản đồ du lịch khu vực. Trong khuôn khổ Dự án “Phát triển hạ tầng du lịch hỗ trợ tăng trưởng toàn diện GMS - Giai đoạn 2”, tiểu dự án tại Quảng Trị không chỉ tập trung nâng cấp hạ tầng du lịch mà còn góp phần cải thiện chất lượng sống, mở ra cơ hội phát triển kinh tế bền vững cho toàn vùng.
Kể chuyện cà phê Khe Sanh
Xanh EWEC |
Sáng 6/6/2025, tại thị trấn Khe Sanh (Hướng Hoá, Quảng Trị), Hội cà phê Khe Sanh đã tổ chức buổi talkshow chuyên đề với nội dung: “Kể chuyện Khe Sanh trên bao bì cà phê – Hướng tới xây dựng thương hiệu chung và phát triển bền vững cho cà phê Khe Sanh”. Chương trình quy tụ đông đảo hội viên, nông dân trồng cà phê, doanh nghiệp và các khách mời có tâm huyết với nông sản địa phương.
Tổng Lãnh sự Nhật Bản tại Đà Nẵng cam kết sẽ quảng bá cà phê Khe Sanh
Trần Thiên |
Ngày 05/6/2025, trong chuyến làm việc tại Quảng Trị, ông Mori Takero Tổng Lãnh sự Nhật Bản tại Đà Nẵng đã đến thăm một số địa điểm tại thị trấn Khe Sanh, huyện Hướng Hóa.
Khôi phục hệ thống giếng cổ ở vùng Cùa
Anh Vũ |
Vùng Cùa (gồm hai xã Cam Chính và Cam Nghĩa), huyện Cam Lộ, vốn nổi tiếng với hệ thống giếng cổ độc đáo được xây dựng cách đây hàng trăm năm. Tuy nhiên qua thời gian và chiến tranh cùng với sự phát triển của xã hội hiện đại nên hầu hết các giếng cổ ở đây bị vùi lấp hoặc không được lưu tâm gìn giữ. Trong mấy năm trở lại đây, thực hiện chủ trương xây dựng nông thôn mới (NTM) gắn với việc bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống, nhiều giếng cổ ở vùng Cùa đã được chính quyền địa phương và người dân tìm cách khôi phục, tôn tạo lại với mục đích giữ lại một nét văn hóa của làng quê để nhắc nhở các thế hệ mai sau luôn nhớ về cội nguồn, nơi có cây đa, giếng nước, sân đình.
Du lịch biển đảo, động lực mới cho kinh tế địa phương
Thanh Lê |
Với lợi thế đường bờ biển dài, cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp cùng bề dày lịch sử, văn hóa, tỉnh Quảng Trị đang chứng kiến những bước chuyển mình mạnh mẽ trong phát triển du lịch biển đảo. Từ những bãi biển nguyên sơ như Cửa Tùng, Cửa Việt đến đảo Cồn Cỏ anh hùng, du lịch biển đảo Quảng Trị không chỉ khơi dậy tiềm năng kinh tế mà còn góp phần quảng bá hình ảnh quê hương gắn với hòa bình và phát triển bền vững.
Phát triển du lịch nông thôn bền vững và hiệu quả
Kăn Sương |
Thực hiện các tiêu chí, chỉ tiêu về văn hóa, thể thao và du lịch trong Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM) giai đoạn 2021-2025, thời gian qua, tỉnh Quảng Trị đã tập trung huy động các nguồn lực xây dựng và hoàn thiện hệ thống thiết chế văn hóa, thể thao từ tỉnh đến cơ sở ngày càng khang trang, hiện đại, đáp ứng nhu cầu sinh hoạt chính trị, văn hóa tinh thần của các tầng lớp nhân dân. Chương trình đã tạo hiệu ứng tích cực, gắn kết và phát huy kết quả trong xây dựng NTM và đô thị văn minh tại địa phương.
Giữ nghề truyền thống của cha ông
Ngọc Trang |
Trong đời sống văn hóa phong phú của đồng bào dân tộc Pa Kô trên địa bàn huyện Hướng Hóa, nghề làm men lá truyền thống được xem là một nét văn hóa độc đáo, giàu bản sắc. Từ những tinh túy của núi rừng là những lá, rễ, vỏ cây... quý, qua kinh nghiệm và những đôi tay khéo léo, người dân ở đây đã chế biến thành những viên men thơm nồng độc đáo, mang hương vị đặc trưng của dân tộc mình. Giữa vòng xoáy của cuộc sống hiện đại, nghề này đang bị mai một dần nhưng một số hộ dân tại xã A Dơi vẫn kiên trì giữ gìn và phát huy nghề truyền thống mà cha ông để lại.
4 bảo vật quốc gia ở Quảng Trị đang được bảo vệ ra sao?
Trần Tuyền |
Tỉnh Quảng Trị hiện có 4 hiện vật được Thủ tướng Chính phủ công nhận là bảo vật quốc gia. Các bảo vật này đang được bảo quản nghiêm ngặt tại Trung tâm Quản lý Di tích và Bảo tàng tỉnh Quảng Trị (Trung tâm).
Đồng ý chủ trương khai thác sản phẩm du lịch sinh thái – mạo hiểm thác Tà Đủ
MINH LONG |
Trên cơ sở văn bản đề nghị và kèm theo đề án của Công ty TNHH Jungle Boss ở thị trấn Phong Nha, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình, ngày 28/5, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị Lê Đức Tiến ký ban hành văn đồng ý chủ trương để Công ty TNHH Jungle Boss khảo sát, lập dự án/đề án khai thác sản phẩm du lịch sinh thái – mạo hiểm thác Tà Đủ, xã Tân Hợp, huyện Hướng Hóa.
Nơi giáo dục truyền thống cách mạng cho thế hệ trẻ
Đức Việt |
Dù sống trong sự kìm kẹp gắt gao của địch, song khi nghe tin Bác Hồ từ trần vào năm 1969, người dân thôn Mai Đàn, xã Cam Chính, huyện Cam Lộ đã dũng cảm lập bàn thờ và tổ chức lễ truy điệu Người. Đã 56 năm trôi qua, đến nay cán bộ và Nhân dân nơi đây vẫn giữ trọn tấm lòng trung kiên, yêu kính Bác, hương khói đều đặn tại “địa chỉ đỏ” thiêng liêng này.
Cần xử lý dứt điểm tình trạng xin tiền du khách ở bãi biển Cửa Việt
Hoài Nhung |
Khu Dịch vụ - du lịch Cửa Việt, huyện Gio Linh được đầu tư nâng cấp, phục vụ nhu cầu một lượng lớn du khách về nghỉ dưỡng, tắm biển, thưởng thức hải sản và vui chơi, giải trí. Tuy nhiên, từ dịp nghỉ lễ 30/4, 1/5 đến nay, xuất hiện ngày càng nhiều người ăn xin chèo kéo, xin tiền du khách đến ăn uống, nghỉ ngơi tại bãi tắm Cửa Việt với nhiều thủ đoạn tinh vi. Tình trạng này cần được giải quyết dứt điểm để tránh gây phiền toái, tạo ấn tượng tốt cho du khách và không làm ảnh hưởng đến mỹ quan của bãi tắm cũng như việc xây dựng văn hóa du lịch của địa phương.
Hương ước, quy ước - Nền tảng văn hóa của cộng đồng
Trần Tuyền |
Trong cấu trúc đời sống xã hội, hương ước, quy ước từ lâu đã là thiết chế văn hóa mềm, có vai trò bổ trợ hiệu quả cho hệ thống pháp luật nhà nước. Việc HĐND tỉnh Quảng Trị ban hành Nghị quyết số 118/2024/NQ-HĐND, quy định mức hỗ trợ kinh phí xây dựng và thực hiện hương ước, quy ước ở cộng đồng dân cư, không chỉ là một chính sách tài chính đơn thuần mà còn là một cam kết chính trị - văn hóa có ý nghĩa sâu sắc, nhằm phục hồi và phát huy tinh thần tự quản, giá trị văn hóa cộng đồng trong quản lý xã hội từ cơ sở.
Phụ nữ xã Tà Long biết cách làm kinh tế từ khai thác bản sắc văn hóa dân tộc
Trần Cát Linh |
Với những nét văn hóa truyền thống đặc sắc, đa dạng, phong phú và độc đáo tạo nên cho vùng đất Tà Long, huyện Đakrông nét đẹp riêng có giữa núi rừng hoang sơ. Đây là tiềm năng mà những phụ nữ nơi đây đã nhận ra để có những cách khai thác độc đáo, hình thành các sản phẩm, các mô hình phát triển du lịch cộng đồng, mang lại lợi ích trong hỗ trợ người dân nói chung và phụ nữ dân tộc thiểu số nơi đây nói riêng phát triển kinh tế.
Cho phép đưa vào hoạt động thử nghiệm sản phẩm du lịch sinh thái “Trekking đỉnh Pa Thiên - Voi Mẹp, chinh phục nóc nhà Quảng Trị"
Ngọc Trang |
Ngay sau khi có đề xuất của Sở Nông nghiệp và Môi trường, UBND tỉnh Quảng Trị đã có văn bản gửi các sở: Nông nghiệp và Môi trường;Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Công ty TNHH Samuer; Ban Quản lý Rừng đặc dụng tỉnh và UBND huyện Hướng Hóa về việc đồng ý chủ trương giao Ban Quản lý Rừng đặc dụng tỉnh phối hợp với Công ty TNHH SAMUER có địa chỉ tại thôn Chênh Vênh, xã Hướng Phùng, huyện Hướng Hóa hoàn thiện đề án Khai thác thử nghiệm sản phẩm du lịch sinh thái “Trekking đỉnh Pa Thiên - Voi Mẹp, chinh phục nóc nhà Quảng Trị" đưa vào hoạt động thử nghiệm đến khi đề án chính thức được phê duyệt.
Nâng cao mức độ hưởng thụ văn hóa tinh thần cho người dân huyện Gio Linh
Hoài An |
10 năm trở lại đây, các chương trình, hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao (TDTT) được triển khai thực hiện đồng bộ, hiệu quả trên địa bàn huyện Gio Linh. Trong đó, nổi bật là các lễ hội văn hóa, thể thao truyền thống được giữ gìn và phát huy hiệu quả; phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” phát triển mạnh mẽ và có sức lan tỏa sâu rộng; cơ sở hạ tầng, thiết chế văn hóa, thể thao được tăng cường đầu tư; thực hiện nếp sống văn minh, đẩy lùi các tệ nạn xã hội...
Đánh thức Vĩnh Ô
Trần Anh Minh |
Là vùng đất nơi thượng nguồn sông Bến Hải, nơi cái nghèo, sự lạc hậu và những hủ tục tưởng chừng như ăn sâu bén rễ trong từng nếp nhà, từng suy nghĩ của người dân xã Vĩnh Ô, huyện Vĩnh Linh. Nhưng rồi, cùng với nhiều chương trình phát triển KT-XH khác, Dự án 8 “Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em” được triển khai, Vĩnh Ô như được đánh thức, vươn mình xây dựng xã nông thôn mới.
Chú trọng phát triển thương mại, dịch vụ ở Hướng Hóa
Anh Quân |
Xác định thương mại, dịch vụ giữ vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, thời gian qua, huyện Hướng Hóa đã có nhiều nỗ lực đưa lĩnh vực này sớm trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của địa phương.
Di sản xanh nơi đảo tiền tiêu Cồn Cỏ
Trần Tuyền |
Ngày 18/4/2025, sự kiện 17 cây xanh trên đảo Cồn Cỏ được Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam vinh danh là Cây Di sản Việt Nam. Đây là minh chứng sinh động cho hành trình bảo tồn, phát triển rừng của Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân huyện đảo Cồn Cỏ - một địa danh không chỉ mang đậm dấu ấn chiến tranh vệ quốc mà còn là nơi quy tụ những giá trị tự nhiên và hệ sinh học đa dạng.
Để Cồn Cỏ trở thành “cú hích” thúc đẩy du lịch Quảng Trị phát triển
Huy Nam |
Với truyền thống cách mạng hào hùng, cùng hệ sinh thái rừng và biển đẹp, đa dạng, đảo Cồn Cỏ đang trở thành điểm đến hấp dẫn của du khách gần xa. Mặc dù vậy, để du lịch Cồn Cỏ phát triển mạnh mẽ hơn, trở thành “cú hích” thúc đẩy du lịch Quảng Trị trở thành ngành kinh tế mũi nhọn cần tăng cường đầu tư cho hòn đảo tiền tiêu này.