Bình dị & Cao quý

Nguyễn Xuân Quảng Trị- tấm gương sáng về tinh thần tự học

Thảo Trang |

Trường THCS Lao Bảo (Hướng Hóa, Quảng Trị) vừa cho biết, trong kì thi học sinh giỏi văn hóa THCS cấp tỉnh năm học 2024-2025, học sinh của nhà trường đã xuất sắc giành giải Nhất bộ môn tiếng Anh.

Tiếp sức em thơ bằng “Ngôi nhà khăn quàng đỏ”

Tây Long |

Lớn lên trong cảnh khó, một số em nhỏ trên địa bàn vẫn luôn ước mong về ngôi nhà che mưa, che nắng. Ước mong ấy đã trở thành hiện thực nhờ cuộc vận động xây dựng “Ngôi nhà khăn quàng đỏ” - một trong những công trình măng non tiêu biểu của tỉnh.

Hỗ trợ phụ nữ dân tộc thiểu số ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất, kinh doanh

Trần Cát Linh |

Để nâng cao quyền năng kinh tế cho phụ nữ dân tộc thiểu số (DTTS) trong sản xuất và kết nối thị trường cho các sản phẩm nông nghiệp, thời gian qua, được sự hỗ trợ của Dự án 8 “Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ trẻ em” thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển KT-XH vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030, các cấp hội liên hiệp phụ nữ (LHPN) trên địa bàn tỉnh đã phối hợp với các cấp, ngành triển khai hỗ trợ phụ nữ DTTS ứng dụng khoa học công nghệ (KHCN) vào sản xuất. Từ đó, góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế, tăng thu nhập cho đồng bào DTTS.

Tìm thấy lẽ sống từ chính nỗi đau

Tây Long |

Ba sớm qua đời vì tai nạn bom mìn, anh Phạm Thành Trung (sinh năm 1982), nhân viên Dự án RENEW/NPA hiểu sâu sắc nỗi đau do hậu quả chiến tranh để lại. Không muốn ai lâm vào cảnh giống mình, anh Trung đã tình nguyện đến với công việc nhiều vất vả, lắm hiểm nguy, ngày ngày cùng đồng sự hồi sinh cho đất quê hương.

Đổi thay từ câu lạc bộ trẻ khuyết tật trong trường học

Tây Long |

Hiểu rõ khó khăn của những học sinh không được may mắn khỏe mạnh, lành lặn, một số trường ở huyện Vĩnh Linh đã tiên phong xây dựng các câu lạc bộ (CLB) dành cho trẻ khuyết tật. Nỗ lực ấy đã mang về nhiều đổi thay tích cực.

Sân chơi bổ ích của người cao tuổi ở Tân Thuận

Minh Long |

Nhằm tạo sự tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau, nâng cao chất lượng cuộc sống cho người cao tuổi, năm 2019, Câu lạc bộ (CLB) “Liên thế hệ giúp nhau” thôn Tân Thuận, xã Tân Lập (Hướng Hoá) được thành lập. Bằng nhiều cách làm hay và sáng tạo, CLB từng bước đi vào hoạt động nền nếp và đem lại kết quả khả quan, trở thành sân chơi bổ ích cho người cao tuổi ở địa phương.

Phụ nữ Đông Hà chung tay bảo vệ môi trường

Hà Trang |

Nhận thức tầm quan trọng của công tác bảo vệ môi trường trong xây dựng đô thị văn minh, nhiều năm qua, Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) TP. Đông Hà đã tập trung triển khai, thực hiện nhiều mô hình, cách làm hiệu quả góp phần bảo vệ môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu.

Vượt khó vươn lên dạy tốt - học tốt

Nguyễn Vinh |

Trường Tiểu học và THCS Hải Tân, huyện Hải Lăng thành lập năm 2018 trên cơ sở sáp nhập Trường Tiểu học Hải Tân và Trường THCS Hải Tân thành Trường Tiểu học và THCS Hải Tân. Trường đóng chân trên địa bàn xã Hải Phong là vùng đất thấp trũng nên giao thông đi lại không thuận lợi , nhất là vào mùa mưa bão. Sau khi sáp nhập, trường gặp nhiều khó khăn do có nhiều điểm trường cách xa nhau, cơ sở vật chất, thiết bị dạy học còn thiếu, đội ngũ dôi dư nhiều và có nhiều biến động.

Những thay đổi quan trọng của Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025

Tú Linh (thực hiện) |

Năm học 2024-2025 là năm triển khai đồng bộ Chương trình Giáo dục phổ thông 2018 ở tất cả các khối lớp học. Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành Thông tư số 24/2024/TT-BGDĐT ngày 24/12/2024 về Quy chế thi tốt nghiệp THPT phù hợp trong tình hình mới. Liên quan đến nội dung này, phóng viên Báo Quảng Trị đã có cuộc phỏng vấn Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo LÊ THỊ HƯƠNG.

Cán bộ, hội viên phụ nữ gửi gắm nguyện vọng tới đại hội đảng bộ các cấp nhiệm kỳ 2025-2030

Kô Kăn Sương |

Chào mừng đại hội đảng bộ các cấp nhiệm kỳ 2025-2030, tiến tới Đại hội lần thứ XIV của Đảng và ngày Quốc tế Phụ nữ 8/3, phóng viên Báo Quảng Trị có dịp gặp gỡ, trao đổi với một số cán bộ, hội viên phụ nữ (HVPN) trên địa bàn tỉnh. Qua đó, giúp các cấp hội LHPN nắm bắt kịp thời tâm tư, nguyện vọng của cán bộ, hội viên để có hướng tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, góp phần nâng cao hiệu quả công tác trong thời gian đến.

Tích cực lan tỏa các mô hình

Lê Thị Lan |

 Với nhiều cách làm hay, sáng tạo tại các địa bàn khu dân cư, thời gian qua, Hội LHPN huyện Triệu Phong đã xây dựng được nhiều mô hình tập hợp sự tham gia của đông đảo hội viên, phụ nữ (HVPN), phát huy tính năng động, sáng tạo của cấp hội cơ sở, góp phần quan trọng xây dựng hệ thống hội vững mạnh, thu hút nguồn lực cùng hệ thống chính trị các cấp, thực hiện tốt công tác an sinh xã hội, hỗ trợ, giúp đỡ phụ nữ nghèo, có hoàn cảnh khó khăn vươn lên trong cuộc sống.

Hình thành và lan tỏa văn hóa sở hữu trí tuệ trong xã hội

Bảo Bình |

Sở hữu trí tuệ (SHTT) là một trong những yếu tố then chốt góp phần thúc đẩy các hoạt động đổi mới sáng tạo, tạo dựng môi trường kinh doanh lành mạnh trong xã hội. Chiến lược SHTT đến năm 2030 do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1068/QĐ-TTg, ngày 22/8/2019 lần đầu tiên đề cập tới thuật ngữ “văn hóa SHTT”, trong đó “hình thành văn hóa SHTT” là một trong 9 nhóm giải pháp thực hiện các mục tiêu của chiến lược đề ra. Điều này cho thấy quyết tâm để từng người dân, từng thành phần kinh tế - xã hội có thể thấm nhuần ý thức tôn trọng và tôn vinh thành quả sáng tạo.

Lan tỏa yêu thương từ chương trình “Mẹ đỡ đầu” ở Hải Lăng

Bảo Bình |

Chương trình “Mẹ đỡ đầu” do Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) Việt Nam phát động từ cuối năm 2021 đã trở thành điểm tựa vững chắc cho hàng trăm trẻ em mồ côi tại huyện Hải Lăng. Với sự chung tay của các cấp hội phụ nữ, các tổ chức, cá nhân và cộng đồng, những mảnh đời bất hạnh đã nhận được sự yêu thương, hỗ trợ thiết thực, từng bước vượt qua khó khăn, vươn lên trong cuộc sống.

Nữ bác sĩ người dân tộc Bru - Vân Kiều tận tâm vì sức khỏe dân bản

Nguyễn Đình Phục |

Nữ bác sĩ Hồ Thị Hữu (sinh năm 1974), là người dân tộc Bru-Vân Kiều, ở xã Thanh, huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị. Bác sĩ Hữu có hơn 25 năm gắn bó với công tác chăm sóc sức khỏe cho dân bản ở vùng biên giới, đặc biệt khó khăn, trong đó, 14 năm làm Trưởng Trạm Y tế xã Thanh. Quá trình công tác, chị thường xuyên về các thôn bản “đi từng ngõ, gõ từng nhà” để tuyên truyền, vận động người dân bỏ hủ tục, phòng tránh bệnh thường gặp, góp phần nâng cao sức khỏe cho Nhân dân.

“Lối đi riêng” của trường dân lập khi trường công lập được miễn học phí

Minh Tuấn |

Từ 1/9/2025, toàn bộ học sinh cả nước từ bậc mầm non đến THPT công lập được miễn học phí. Riêng trường dân lập được cấp bù học phí bằng mức học phí của trường công lập theo quy định. Phần chênh lệch học phí giữa trường công lập và dân lập sẽ do gia đình học sinh chi trả. Dư luận băn khoăn, thời gian tới, liệu số lượng học sinh các trường công lập tăng đột biến hay không? Các trường dân lập, tư thục làm gì để phát triển bền vững?

Nhiều hoạt động thiện nguyện, giúp đỡ người bệnh tại Trung tâm Y tế huyện Hướng Hóa

Thanh Hải |

Trung tâm Y tế huyện Hướng Hóa có 130 giường bệnh thực kê/110 giường kế hoạch, trung bình khám trên 35.000 lượt/năm, bệnh nhân điều trị nội trú 6.600 lượt/năm. Cùng với làm tốt công tác chăm sóc sức khỏe Nhân dân tại vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện KT-XH khó khăn, thời gian qua, Trung tâm Y tế huyện Hướng Hóa nỗ lực kêu gọi và phối hợp các tổ chức, cá nhân hảo tâm trên địa bàn chăm lo hỗ trợ cơm, cháo từ thiện cho người bệnh nằm điều trị tại trung tâm, lan tỏa tinh thần tương thân tương ái, chia sẻ yêu thương hết lòng vì người bệnh, được Nhân dân cảm phục, yêu mến.

Miễn học phí tạo sự công bằng và nâng cao chất lượng giáo dục

Tú Linh |

Ngày 28/2, trong phiên họp Bộ Chính trị để kiểm điểm, đánh giá kết quả triển khai bước đầu tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương, sau khi nghe báo cáo của Chính phủ về khả năng cân đối tài chính trong và sau quá trình tinh gọn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị, Bộ Chính trị quyết định thực hiện miễn toàn bộ học phí cho học sinh từ mầm non đến hết THPT công lập trên phạm vi cả nước. Thời điểm thực hiện từ đầu năm học mới 2025-2026 (từ tháng 9/2025). Quyết định này ngay lập tức mang lại niềm vui cho hàng triệu gia đình trên cả nước, trong đó có người dân tỉnh Quảng Trị. Đây là chính sách nhân văn, giúp giảm bớt áp lực kinh tế cho các gia đình và tạo ra cơ hội học tập bình đẳng cho tất cả học sinh.

“Ngọn lửa” sưởi ấm lòng hội viên

Tú Linh |

Chủ tịch Hội Chiến sĩ cách mạng bị địch bắt tù đày huyện Hải Lăng (Quảng Trị) Nguyễn Thị Quật là người ít tuổi nhất của hội này. Câu chuyện về sự mưu trí, gan dạ trong chiến tranh; yêu thương, có trách nhiệm với hội viên trong thời hòa bình của bà luôn khiến nhiều người ngưỡng mộ. Bà Quật hiện ở thôn Phú Hưng, xã Hải Phú, vinh dự đã có 52 năm tuổi Đảng, được nhiều người ví như “ngọn lửa” sưởi ấm lòng nhiều hội viên.

Việc gì khó, có ông Lâm

Trần Tuyền |

Nhắc đến ông Lê Văn Lâm (sinh năm 1962) ở thôn Thâm Khê, xã Hải Khê, huyện Hải Lăng, hẳn nhiều người không còn xa lạ. Từ tay trắng ông đã gầy dựng cho mình một cơ ngơi đồ sộ. Khi đã có của ăn của để, ông trả ơn đời bằng cách bỏ tiền túi giúp đỡ người nghèo, gia đình có hoàn cảnh khó khăn, học sinh nghèo vượt khó học giỏi, đồng bào chịu ảnh hưởng bởi thiên tai; đóng góp, hỗ trợ chính quyền địa phương xây dựng nông thôn mới... Người dân thôn Thâm Khê truyền tai nhau rằng: “Nơi nào có khó khăn thì nơi đó sẽ có ông Lâm xuất hiện”.

Nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh nhờ kết hợp hiệu quả đông - tây y

Nam Phương |

Đông y hay tây y đều là những phương pháp điều trị, hướng tới mục đích chăm sóc sức khỏe tốt nhất cho bệnh nhân. Việc kết hợp điều trị đông - tây y càng mang đến kết quả tích cực, khả quan hơn cho người bệnh trên địa bàn tỉnh, nhất là những ai mắc các bệnh về tai biến, xương khớp... Sự kết hợp này nhằm nâng cao hiệu quả và đổi mới trong công tác khám, chữa bệnh.