Ký sự

Nâng cao chất lượng giáo dục cho học sinh đồng bào dân tộc thiểu số

Minh Đức |

Hơn 16 năm qua, Trường tiểu học thị trấn Krông Klang (xã Hướng Hiệp) đã triển khai nhiều giải pháp tích cực, hiệu quả trong đổi mới và nâng cao chất lượng giáo dục trên địa bàn vùng khó, với nhiều học sinh (HS) dân tộc Vân Kiều, Pa Kô theo học; đội ngũ cán bộ, giáo viên luôn dành nhiều tâm huyết, cống hiến không ngừng cho sự nghiệp trồng người và hết lòng hỗ trợ, tiếp sức cho HS bằng những việc làm thiết thực; các thế hệ HS biết cố gắng vượt khó, hiếu học... Với những kết quả đạt được trong công tác giáo dục, nhà trường ngày càng khẳng định uy tín, được các cấp, ngành tặng nhiều bằng khen cùng nhiều phần thưởng cao quý khác.

Hạnh phúc từ “đất lửa”

Xuân Vương |

Sau khi tốt nghiệp đại học năm 1973, chàng trai quê ở Quảng Bình và cô gái quê ở Nghệ An được điều động vào “đất lửa” Quảng Trị “gieo chữ, trồng người". Từ trong khó khăn, gian khổ, hai giáo viên trẻ đã gắn bó cuộc đời với nhau để xây dựng tổ ấm hạnh phúc, “đưa đò” cho nhiều thế hệ học trò lớn khôn. Đó là câu chuyện đẹp, đầy nhân văn của thầy giáo Đinh Duy Thiếp và cô giáo Nguyễn Thị Đào, ở xã Đồng Lê (trước đây là tiểu khu Đồng Văn, thị trấn Đồng Lê, Tuyên Hóa).

“Người thắp lửa” hiến máu tình nguyện

Thùy Trang |

Sinh năm 1981, anh Ngô Dũng Cường, ở phường Đồng Sơn, là một trong những gương mặt tiêu biểu trong phong trào HMTN của tỉnh. Anh để lại ấn tượng sâu sắc không chỉ bởi những giọt máu nghĩa tình mà còn ở tinh thần trách nhiệm, mang theo tình yêu thương từ trái tim, “trao đời sự sống”, lan tỏa những điều tốt đẹp, nhân văn trong cộng đồng. Với 36 lần hiến máu, anh Cường là 1 trong 2 cá nhân của tỉnh được vinh danh người hiến máu tiêu biểu toàn quốc năm 2025.

“Duyên nợ”... du lịch

Cát Nhiên |

Những người con sinh ra và lớn lên ở Quảng Trị (cũ), mảnh đất anh hùng giàu truyền thống cách mạng nhưng lại có duyên khởi nghiệp ở Quảng Bình (cũ), nơi nổi tiếng với nhiều tuyến, điểm du lịch đẹp bậc nhất thế giới. Bằng tình yêu, họ đã góp phần đưa du lịch vươn xa, để giờ đây, khi Quảng Bình - Quảng Trị về chung “một nhà”, tình yêu dành cho hai quê càng thêm gắn kết, sâu nặng.

Mùa cá cơm

Tường Lai |

 Mỗi năm, khi những cơn gió nồm nam bắt đầu thổi rì rào trên mặt biển, làng chài quê tôi lại rộn ràng bước vào mùa cá cơm. Người ta bảo, chỉ cần nghe mùi mặn mòi của biển pha chút ngai ngái của rong rêu lẫn trong hơi gió, là biết mùa cá cơm đang đến gần. Với người miền biển, cá cơm không chỉ là một loài cá nhỏ bé, mà còn là biểu tượng cho sự no ấm, cho cả một mùa bội thu mà bao gia đình trông đợi.

Triển vọng Đồng Sơn

Hương Trà |

Tự hào là “thủ phủ” của TP. Đồng Hới (cũ) những năm kháng chiến chống Mỹ, qua những lần sáp nhập, nay phường Đồng Sơn được mở rộng quy mô về diện tích và dân số. Chung dòng chảy lịch sử của thời kỳ đổi mới, tận dụng tiềm năng lợi thế về tự nhiên, đất đai trù phú và lao động dồi dào, Đồng Sơn sẽ vươn mình, mở mang ngành nghề, phát triển toàn diện, xây dựng đô thị văn minh, hiện đại phía Tây trung tâm tỉnh lỵ.

Bắt tay làm việc ngay khi nhập tỉnh

Xuân Vương |

Cách đây 49 năm, tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên Huế hợp nhất thành tỉnh Bình Trị Thiên. Thời điểm đó, ông Mai Xuân Thu (SN 1950, nguyên Phó Chủ tịch UBND tỉnh, nguyên Trưởng Ban Dân vận Tỉnh ủy Quảng Bình) cùng nhiều cán bộ khác đầy háo hức vào Huế công tác. Tại đây, ông đã nhận được sự cưu mang, giúp đỡ tận tình từ cán bộ, người dân Huế, nhờ đó, nhanh chóng bắt tay vào công việc, tiếp tục rèn luyện, cống hiến và trưởng thành.

Người của hai quê

Ngô Thanh Long |

Nhân vật được tôi trân quý đề cập đến trong bài viết này chính là ông Phạm Phước, nguyên Chủ tịch UBND huyện Lệ Ninh, nguyên Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Bình (1994 - 1999). Khi cả nước “vừa chạy, vừa xếp hàng” thực hiện cuộc cách mạng sắp xếp, tinh gọn bộ máy hệ thống chính trị; sáp nhập tỉnh và tổ chức chính quyền địa phương hai cấp, tôi có dịp cùng ông đi dọc chiều dài hai tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị. Trong chuyến đi này, qua từng câu chuyện chân chất, bình dị, qua từng người dân ông gặp gỡ..., tôi càng hiểu sâu hơn về ông, về những trăn trở, suy nghĩ của ông khi Quảng Bình, Quảng Trị về chung một nhà.

“Không ai hỏi đi bao lâu, về khi nào”

Diệu Hương |

Năm 1976, khi đất nước vừa liền một dải, những cán bộ trẻ từ Quảng Bình, Quảng Trị khăn gói vào Huế, mang theo lòng tin son sắt vào lý tưởng thống nhất. Gần nửa thế kỷ sau, cũng chính họ - những chứng nhân lịch sử - lại chứng kiến một cuộc sáp nhập mới: Quảng Bình và Quảng Trị hợp nhất trong hành trình kiến tạo tương lai.

Tỉnh mới qua lăng kính người trẻ

Quang Ngọc |

Sáp nhập hai tỉnh Quảng Bình và Quảng Trị là quyết sách mang tính chiến lược, mở ra cơ hội tái định vị một không gian phát triển mới, sâu sắc hơn về bản sắc, rộng mở hơn về tiềm năng. Trong hành trình ấy, những người trẻ đang âm thầm góp phần kiến tạo diện mạo tỉnh mới bằng chính khát vọng của thế hệ mình.

Đoàn kết một lòng, kiến thiết tương lai

Quảng Trị |

Ngày 1/7/2025 đánh dấu thời điểm lịch sử trên hành trình phát triển đất nước, khi mô hình chính quyền địa phương 2 cấp chính thức được vận hành, đồng thời các cấp, ngành, địa phương đang hoàn tất công đoạn nước rút để các tỉnh, thành phố sau hợp nhất, sáp nhập đi vào hoạt động.

A Bung ngày mới...

Thanh Hải |

Cách đây 5 năm, ngày 24/3/2020, tại xã A Bung, huyện Đakrông, UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế (nay là TP. Huế) thực hiện bàn giao toàn bộ hiện trạng sử dụng đất đai, tài sản gắn liền với đất, nhân khẩu, hộ khẩu hai thôn Pire 1 (Thôn 6) và thôn Pire 2 (Thôn 7) trước đây thuộc xã Hồng Thủy, huyện A Lưới để UBND tỉnh Quảng Trị quản lý theo Nghị quyết số 31/NQ-CP, ngày 13/5/2019 của Chính phủ.

Ở nơi ‘ngọn rau khoai bò qua 2 tỉnh', dân nói lòng người đã như một tỉnh lâu rồi

Quốc Nam |

Tỉnh Quảng Bình và Quảng Trị vừa chính thức hợp nhất thành tỉnh Quảng Trị. Tuy nhiên với những người dân 2 xã giáp ranh của 2 tỉnh, từ lâu lòng người đã không còn ranh giới.

Niềm vui của người dân huyện đảo Cồn Cỏ khi trở thành đặc khu

Thế An |

Trong không khí phấn khởi của người dân trên toàn tỉnh khi bộ máy chính quyền địa phương cấp tỉnh trên cả nước sau sáp nhập đơn vị hành chính được ra mắt, sáng 30/6, phóng viên Báo và Đài Phát thanh - Truyền hình Quảng Trị đã ghi nhận niềm vui mừng, phấn khởi của người dân huyện đảo Cồn Cỏ khi từ ngày 1/7/2025, nơi đây sẽ trở thành đặc khu duy nhất của tỉnh Quảng Trị - Đặc khu Cồn Cỏ.

Xây dựng tỉnh Quảng Trị trở thành vùng đất hội tụ trí tuệ, lan tỏa giá trị, kết nối tương lai*

|

Sáng 30/6, tại lễ công bố các nghị quyết, quyết định của Trung ương và của tỉnh về sắp xếp tổ chức bộ máy và đơn vị hành chính (ĐVHC) cấp tỉnh, cấp xã, kết thúc hoạt động ĐVHC cấp huyện, thành lập tổ chức đảng, chỉ định cấp ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQVN tỉnh và xã, phường, đặc khu thuộc tỉnh Quảng Trị (mới), đồng chí Lê Ngọc Quang, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy đã có bài phát biểu quan trọng. Báo Quảng Trị Online trân trọng giới thiệu toàn văn bài phát biểu.

Giữ “hồn” Pa Kô theo cách riêng

Quang Hiệp |

Trân quý giá trị cha ông để lại, nhiều chàng trai, cô gái Pa Kô hôm nay đang âm thầm gìn giữ, bảo tồn và lan tỏa nét đẹp văn hóa truyền thống của dân tộc mình. Sinh ra, lớn lên trong thời đại bùng nổ công nghệ thông tin và truyền thông xã hội, cô gái Gen Y (còn được gọi là thế hệ Millennials, những người sinh ra trong khoảng từ năm 1981 đến 1996) - Lê Thị Chưng Nhi, trú tại Khóm 6, thị trấn Khe Sanh, huyện Hướng Hóa, đã đưa hình ảnh đẹp về người Pa Kô đi muôn nơi bằng những video ấn tượng.

Cô giáo trẻ Nguyễn Thị Ngọc Diệu: “Học Bác để trở thành người tử tế”

Tây Long (thực hiện) |

Với những nỗ lực vượt bậc, cô NGUYỄN THỊ NGỌC DIỆU, giáo viên Trường THPT Vĩnh Linh, huyện Vĩnh Linh vừa xuất sắc đoạt giải Nhì cuộc thi trực tuyến “Tuổi trẻ học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” năm học 2024 - 2025. Từ niềm kính yêu Bác vô hạn, cô Diệu đã không ngừng học hỏi, rèn luyện và lan tỏa những giá trị cao đẹp của Người đến học trò. Phóng viên Báo và PT-TH tỉnh Quảng Trị vừa có cuộc phỏng vấn, hé mở hành trình “khắc ghi lời Bác dạy” của cô giáo trẻ đầy tâm huyết này.

K15 - dấu son nghĩa tình. Bài 2: Năm tháng đi qua, nghĩa tình ở lại

Lâm Thanh – Quang Hiệp |

Hơn nửa thế kỷ trôi qua, ký ức K15 vẫn vẹn nguyên trong tâm trí của nhiều người dân Quảng Bình - Quảng Trị. Câu chuyện về kế hoạch sơ tán dân không đơn thuần là trang sử viết về sự đùm bọc, hy sinh, mà còn là minh chứng hùng hồn cho nghĩa tình sâu nặng giữa hai mảnh đất, vạn tấm lòng đã cùng nhau vượt qua những thử thách khốc liệt nhất của chiến tranh, để lại một di sản về tình đoàn kết.

K15 - dấu son nghĩa tình

Quang Hiệp - Lâm Thanh |

Cách đây 53 năm, dù quê hương đã được giải phóng nhưng người dân một số vùng ở Quảng Trị vẫn bước vào một “cuộc trường chinh màu đỏ” mang tên K15 để tránh đạn bom quân thù. Trong tháng ngày vất vả ấy, hàng vạn người đã đến mảnh đất Quảng Bình, sống trong sự đùm bọc, chở che của bà con nơi đây. Đến giờ, ký ức về quãng thời gian “muối đậm tình quê” vẫn rưng rức trong lòng các chứng nhân lịch sử và luôn được nhắc nhớ bằng những kết nối ân tình.

Đậm sâu ký ức “một nhà”

Minh Đức |

50 năm về trước, ngày 20/9/1975, Ban Chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam ban hành Nghị quyết số 245-NQ/TW, chủ trương hợp nhất các tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên và khu vực Vĩnh Linh thành tỉnh Bình Trị Thiên. Đến năm 1989, các địa phương này được tách trở lại thành ba tỉnh riêng như ngày nay.