9 tác phẩm đoạt giải cuộc thi sáng tác logo và slogan du lịch Quảng Trị

Mai Lâm |

Theo thông tin từ Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch - Cơ quan thường trực Ban chỉ đạo Cuộc thi sáng tác biểu trưng (logo) và khẩu hiệu (slogan) du lịch tỉnh Quảng Trị, lần thứ 2, ban giám khảo cuộc thi đã chấm vòng chung khảo. Kết quả về logo có 1 tác phẩm đoạt giải Nhất, 4 tác phẩm đoạt giải Khuyến khích; về slogan có 1 tác phẩm đoạt giải Nhất, 3 tác phẩm đoạt giải Khuyến khích.

Trên cơ sở kết quả chấm thi, dự kiến bộ nhận diện thương hiệu du lịch Quảng Trị là kết hợp giữa tác phẩm mã số L050 (giải Nhất logo) với tác phẩm mã số S093-S071-S116 “Đất thiêng hội tụ” (giải Nhất slogan).

 
 

Theo đánh giá của ban giám khảo cuộc thi, tác phẩm logo đoạt giải Nhất truyền tải hình ảnh du lịch Quảng Trị bằng ngôn ngữ đồ họa cô đọng và khái quát cao. Ngôn ngữ thiết kế có tính biểu tượng cao, khai thác tích ước lệ và đồng hiện trong tạo hình mang lại nhiều ý nghĩa. Với hình tượng chính được kết hợp giữa biểu tượng Di tích Thành Cổ Quảng Trị với hình ảnh chim bồ câu cách điệu tung cánh giữa bầu trời, đón ánh bình minh thể hiện cho sức sống, sự hồi sinh và khát vọng hòa bình của vùng đất này cũng như ước nguyện chung của toàn nhân loại.

Đây là sự hòa trộn, giao thoa giữa quá khứ - hiện tại và tương lai như một nét đặc trưng độc đáo của du lịch Quảng Trị. Logo được hòa trộn giữa 5 màu: đỏ, vàng, cam, xanh biển, xanh lá, thể hiện các dòng sản phẩm chủ đạo của du lịch Quảng Trị gồm: du lịch lịch sử - cách mạng; du lịch văn hóa - tâm linh; du lịch biên mậu, thương mại và công vụ; du lịch sinh thái, biển – đảo. Nền bố cục logo có hình tròn mở, các mảng hình, nét, khoảng trống... được sắp xếp tạo tương quan giữa động - tĩnh, nhấn - thả, giúp logo thu hút người xem, dễ nhớ, dễ nhận biết, đảm bảo dễ thi công trên mọi chất liệu và kích thước. Kết hợp ý nghĩa logo với slogan “Đất thiêng hội tụ” giúp nhận diện du lịch Quảng Trị như một điểm đến giàu bản sắc văn hóa, truyền thống cách mạng hào hùng, một miền tâm linh sâu sắc của người Việt, luôn vươn mình hướng đến một tương lai hòa bình - thịnh vượng.

Được biết, sau 5 tháng phát động, cuộc thi thu hút sự tham gia của 69 tác giả trong tỉnh, ngoài tỉnh với 292 tác phẩm (147 logo, 145 slogan) tham gia dự thi. Kết quả chấm chung khảo, về logo (chỉ trao giải cho phần biểu trưng): tác phẩm mã số L050 đoạt giải Nhất; 4 tác phẩm đoạt giải Khuyến khích gồm các mã số: L108; L015; L051; L128; về slogan, tác phẩm có mã số S093-S071-S116 “Đất thiêng hội tụ” đoạt giải Nhất; 3 tác phẩm đoạt giải Khuyến khích gồm các mã số: S051; S046-S032; S047.

Theo Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hồ Văn Hoan, sở đã thông báo kết quả đến tác giả, cán bộ và các tầng lớp nhân dân, đến thời hạn ngày 23/11, không có ý kiến phản ánh các tác phẩm đoạt giải vi phạm quyền sở hữu trí tuệ, bản quyền tác giả, sao chép ý tưởng từ tác phẩm khác nên sở đang hoàn thiện thủ tục tham mưu ban tổ chức cuộc thi ban hành quyết định công nhận và trao thưởng cho các tác phẩm đoạt giải.

(Nguồn: Báo Quảng Trị)

TAGS

Độc đáo chợ tranh Đông Hồ Bắc Ninh

PV |

Chợ tranh Đông Hồ, phường Song Hồ, thị xã Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh là một trong những phiên chợ cổ, đặc biệt tại vùng quê Kinh Bắc.

Nhiều nước trên thế giới đang đẩy mạnh phát triển du lịch bằng đường sắt

An Thái |

Nhiều nước trên thế giới đang đẩy mạnh phát triển du lịch bằng đường sắt nhằm tận dụng được những ưu thế như giá thành rẻ, giảm lượng khí thải carbon lại vừa có được trải nghiệm thú vị trên các cung đường.

Khai mạc “Ngày hội sản phẩm Quảng Trị tại Hà Nội năm 2023”

Thanh Mai |

Từ ngày 24/11 đến ngày 26/11/2023, tại Phố đi bộ Trần Nhân Tông, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội sẽ diễn ra các hoạt động trưng bày, quảng bá sản phẩm đặc trưng kết hợp quảng bá du lịch và xúc tiến đầu tư tỉnh Quảng Trị với chủ đề: “Ngày hội sản phẩm Quảng Trị tại Hà Nội năm 2023”.

Những công trình tâm linh của người Việt ở Mukdahan

PV |

Người Việt có mặt ở đất Thái Lan cũng khoảng 200 năm và đã đến thế hệ thứ 4, nhưng ở Mukdahan- một tỉnh vùng Đông Bắc Thái Lan vẫn có những công trình tâm linh của người Việt còn giữ nguyên bản sắc văn hóa dân tộc. Dưới đây là phóng sự ảnh của nhà báo Tùng Lâm.