Bảo tồn di sản văn hóa và thiên nhiên với mô hình 'kinh tế xanh'

PV |

Ngày 10/10, tại Trung tâm Hội nghị Quốc tế (số 11 Lê Hồng Phong, Ba Đình, Hà Nội) đã diễn ra Hội nghị quốc tế “Vai trò của nền kinh tế xanh trong bảo tồn di sản văn hóa và thiên nhiên” do Liên hiệp các hội UNESCO Việt Nam tổ chức. Đây cũng là hoạt động nằm trong chuỗi sự kiện kỷ niệm 20 năm thành lập Tạp chí Ngày Nay – cơ quan ngôn luận của Liên hiệp các hội UNESCO Việt Nam.

Hội nghị có sự góp mặt của ông George Christophides – Chủ tịch Danh dự của Liên hiệp các hội UNESCO thế giới; ông Nguyễn Tiến Dũng, Chủ tịch UBND TP Hạ Long, Trưởng ban quản lý vịnh Hạ Long; ông Nguyễn Cao Tấn, Phó Giám đốc Sở Du lịch tỉnh Ninh Bình; nhà báo, nhà ngoại giao Nguyễn Xuân Thắng – Chủ tịch Liên hiệp các hội UNESCO Việt Nam…

Nhà báo Nguyễn Hùng Sơn, Phó Chủ tich Liên hiệp các Hội UNESCO Việt Nam phát biểu tại Hội nghị quốc tế “Vai trò của nền kinh tế xanh trong bảo tồn di sản văn hóa và thiên nhiên“.
Nhà báo Nguyễn Hùng Sơn, Phó Chủ tich Liên hiệp các Hội UNESCO Việt Nam phát biểu tại Hội nghị quốc tế “Vai trò của nền kinh tế xanh trong bảo tồn di sản văn hóa và thiên nhiên“.

Kinh tế xanh là mô hình đang được thế giới hướng tới với 5 lĩnh vực chính là các nguồn năng lượng, công nghệ sạch, nông nghiệp bền vững, cơ sở hạ tầng sinh thái, cắt giảm khí thải và hoạch định phát triển đô thị bền vững. Theo Chương trình Môi trường Liên hợp quốc (UNEP), phát triển kinh tế xanh sẽ hạn chế tối đa những tác động xấu đến môi trường sinh thái, giúp tôn tạo, phát triển hệ sinh thái tự nhiên. Tại Việt Nam, xu hướng phát triển kinh tế xanh tuy còn mới mẻ. Tuy nhiên, nước ta có đầy đủ lợi thế như khí hậu và nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, dồi dào để xây dựng một nền kinh tế xanh trong tương lai.

Trong bài tham luận của mình tại hội nghị, ông Nguyễn Tiến Dũng cho biết, để phát triển kinh tế xanh trong khu vực di sản Vịnh Hạ Long, từ năm 2019 phong trào “Vịnh Hạ Long không rác thải nhựa” đã được phát động. Phong trào vận động các doanh nghiệp dịch vụ cam kết không bán những sản phẩm làm từ nhựa dùng 1 lần, và vận động du khách không mang theo những sản phẩm làm từ nhựa dùng 1 lần xuống Vịnh Hạ Long.

Ông Nguyễn Cao Tấn phát biểu, tỉnh Ninh Bình đang phát triển các sản phẩm dịch vụ du lịch xanh trong khu Di sản Quần thể danh thắng Tràng An, như sản phẩm thủ công truyền thống, hoạt động biểu diễn nghệ thuật truyền thống và dịch vụ trang trại kinh tế tổng hợp kết hợp du lịch sinh thái trải nghiệm (farmstay). Ông Nguyễn Cao Tấn khẳng định, những sản phẩm du lịch xanh này sẽ góp phần hạn chế “tính mùa vụ” – một trong những hạn chế điển hình của hoạt động du lịch khu vực phía Bắc.

Chia sẻ nhân dịp kỷ niệm 20 năm tạp chí Ngày Nay ra mắt số báo đầu tiên, ông Nguyễn Hùng Sơn, Phó Tổng biên tập tạp chí Ngày Nay cho biết tạp chí đã nhận được sự đóng góp công sức, trí tuệ, tài năng, tình cảm, quan tâm... của rất nhiều các thế hệ nhà báo, biên tập viên, phóng viên, cộng tác viên, các chuyên gia, các nhà quản lý, các đơn vị đối tác và đông đảo bạn đọc, đặc biệt là Tổng biên tập đầu tiên và cũng là Chủ tịch của Liên hiệp, Chủ tịch Hội đồng biên tập, ông Nguyễn Xuân Thắng.

Hiện Tạp chí Ngày Nay bản giấy được phát hành miễn phí mỗi tuần 1 kỳ, mỗi kỳ phát hành khoảng 20 ngàn bản. Với hệ thống phát hành miễn phí duy nhất tại Việt Nam, Tạp chí Ngày Nay đến được tận tay mọi tầng lớp trong xã hội, các khu vực dân cư đông đúc, để mang thông tin tới cho mọi người; trở thành cầu nối thành công cho bạn đọc cũng như các hội viên.

Cuối tháng 3/2021, Tạp chí điện tử Ngày Nay Online (ngaynay.vn) chính thức trở thành tạp chí điện tử đầu tiên tại Việt Nam có chuyên mục thu phí.

Với ấn phẩm đặc biệt kỷ niệm 20 năm vừa mới được ra mắt, Tạp chí Ngày Nay cũng là cơ quan báo chí đầu tiên tại Việt Nam thực hiện một ấn phẩm với toàn bộ tranh minh họa được sử dụng công nghệ Trí tuệ nhân tạo (AI).

(Nguồn: Ngày Nay)

Đẩy mạnh hợp tác quốc tế trong bảo tồn, lan tỏa giá trị di sản văn hóa Huế

PV |

Với thương hiệu “Một điểm đến của 5 di sản”, Cố đô Huế (tỉnh Thừa Thiên - Huế) mang trong mình những lợi thế riêng có về di sản vật thể, phi vật thể, giá trị nổi bật toàn cầu. Sự hợp tác quốc tế trong công tác bảo tồn, trùng tu, quảng bá đã góp phần lan tỏa giá trị di sản văn hóa Huế, tạo sức hút đối với du khách trong và ngoài nước.

Việt Nam có thêm hai vườn quốc gia được đề cử 'Vườn Di sản ASEAN'

PV |

Hai vườn quốc gia của Việt Nam được đề cử trở thành Vườn Di sản ASEAN là Vườn Quốc gia Bạch Mã và Vườn Quốc gia Côn Đảo.

Đêm hội tụ sắc màu “Tinh hoa miền di sản”

PV |

Ngày 24/9, tỉnh Yên Bái vinh dự phối hợp cùng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và các tỉnh Sơn La, Lai Châu, Điện Biên long trọng tổ chức Lễ đón bằng của UNESCO ghi danh "Nghệ thuật Xòe Thái” vào danh sách Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại và khai mạc Lễ hội văn hóa, du lịch Mường Lò, khám phá Danh thắng Quốc gia đặc biệt Ruộng bậc thang Mù Cang Chải năm 2022.

Thủ tướng đề nghị UNESCO xem xét công nhận thêm một số di sản thế giới tại Việt Nam

PV |

Tiếp Tổng Giám đốc UNESCO, Thủ tướng Phạm Minh Chính khẳng định Việt Nam luôn coi trọng phát triển văn hóa, coi văn hóa vừa là động lực vừa là mục tiêu, nền tảng tinh thần cho sự phát triển của đất nước, "văn hóa còn là đất nước còn, văn hóa mất là đất nước mất"; đề nghị UNESCO xem xét công nhận thêm một số di sản thế giới tại Việt Nam như Quần thể di tích và danh thắng Yên Tử.