Cam Chính đẩy mạnh phát triển thương mại, dịch vụ gắn với du lịch cộng đồng

Khánh Ngọc |

Xã Cam Chính, huyện Cam Lộ (Quảng Trị) có lợi thế chợ Cùa là trung tâm thương mại, dịch vụ của vùng Cùa; có Đền thờ Vua Hàm Nghi và các tướng sĩ Cần Vương, hệ thống giếng cổ Chăm... thuận lợi phát triển thương mại, dịch vụ, du lịch. Nhằm tạo đột phá thúc đẩy phát triển kinh tế- xã hội, Đảng bộ xã Cam Chính xác định chương trình trọng tâm giai đoạn 2025-2030 là mở rộng và phát triển thương mại, dịch vụ gắn với du lịch cộng đồng, du lịch trải nghiệm, đưa du lịch phát triển thành ngành kinh tế mũi nhọn.


Chủ tịch UBND xã Cam Chính Nguyễn Văn Hà cho biết, thực hiện Nghị quyết số 03-NQ/HU, ngày 5/5/2021 của Huyện uỷ Cam Lộ về phát triển công nghiệp, thương mại - dịch vụ và du lịch giai đoạn 2021-2025, Đảng uỷ, UBND xã đã chỉ đạo thực hiện tốt công tác quy hoạch và quản lý quy hoạch, hoàn thiện quy hoạch chung xã Cam Chính, trong đó có quy hoạch cụm thương mại, dịch vụ tại khu dân cư thôn Mai Lộc 2 - Đốc Kỉnh.

Quan tâm hỗ trợ, tạo điều kiện cho Nhân dân buôn bán, bố trí sắp xếp các lô quầy, ki ốt tại chợ Cùa; các dịch vụ ăn uống, giải khát, tạp hóa, vận tải, bưu chính viễn thông, internet, thông tin quảng cáo, sửa chữa các thiết bị điện tử, tin học...

Ngày càng có nhiều đoàn học sinh đến thăm, trải nghiệm du lịch lịch sử - văn hóa ở Đền thờ Vua Hàm Nghi và các tướng sĩ Cần Vương, xã Cam Chính, huyện Cam Lộ - Ảnh: N.T.H
Ngày càng có nhiều đoàn học sinh đến thăm, trải nghiệm du lịch lịch sử - văn hóa ở Đền thờ Vua Hàm Nghi và các tướng sĩ Cần Vương, xã Cam Chính, huyện Cam Lộ - Ảnh: N.T.H

Hiện nay toàn xã có trên 275 cơ sở kinh doanh thương mại, dịch vụ hoạt động có hiệu quả, cung ứng dịch vụ đa dạng, đáp ứng yêu cầu lưu thông hàng hóa, kích thích sản xuất cũng như phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Xã Cam Chính cũng đã xây dựng và phát triển thành công 3 sản phẩm OCOP 3 sao; 1 mô hình sản phẩm nông nghiệp theo tiêu chuẩn VietGAPđể đẩy mạnh xúc tiến thương mại, quảng bá nâng cao giá trị nông sản hàng hóa.

Bên cạnh phát triển thương mại, dịch vụ, thời gian qua hoạt động du lịch cộng đồng, du lịch về nguồn tại Đền thờ Vua Hàm Nghi và các tướng sĩ Cần Vương phát triển mạnh, thúc đẩy phát triển các loại hình dịch vụ ăn uống, vui chơi, giải trí khác.

Những năm gần đây, lượng khách đến với vùng Cùa, huyện Cam Lộ và xã Cam Chính ngày càng tăng. Địa bàn xã Cam Chính có nhiều di tích lịch sử - văn hóa nổi tiếng thuận lợi khai thác phát triển du lịch, như: Thành Tân Sở, nơi vị vua trẻ yêu nước Hàm Nghi ban Chiếu Cần Vương phò vua đánh giặc giữ nước, trở thành “kinh đô kháng chiến” của triều đình Nhà Nguyễn; Đình làng Mai Lộc, nơi thành lập chi bộ Đảng đầu tiên của tổng Cam Lộc; Nhà tưởng niệm Bác Hồ tại làng Mai Đàn, nơi những cán bộ trung kiên của xã Cam Chính và Nhân dân Mai Đàn lập nên để làm lễtruy điệu Bác Hồ; Giếng Cây Thị có 2 đáy độc đáo và hệ thống giếng cổ Chăm được xây dựng cách đây 500 năm...

Theo Trưởng thôn Mai Lộc 2, xã Cam Chính kiêm quản lý Đền thờ Vua Hàm Nghi và các tướng sĩ Cần Vương Nguyễn Văn Hiếu: “Đến nay, trên địa bàn xã Cam Chính đã bước đầu hình thành tour du lịch đưa du khách trong và ngoài tỉnh đến viếng, tham quan Đền thờ Vua Hàm Nghi và các tướng sĩ Cần Vương, sau đó trải nghiệm tắm suối ở Rào Vịnh, check-in cây mù sui cổ thụ, tham quan giếng cổ hai đáy Cây Thị và thưởng thức ẩm thực gà Cùa cùng các đặc sản của vùng Cùa.

Nhiều trường học trong tỉnh đã chọn đăng ký, tổ chức cho học sinh đến tham quan trải nghiệm ở thành Tân Sở, mỗi chuyến có hàng trăm lượt học sinh tham gia. Riêng 10 ngày đầu xuân Ất Tỵ 2025, lượng khách đến với Tân Sở hơn 1.000 lượt người. Điều đó cho thấy tiềm năng du lịch vùng Cùa - Cam Chính là rất lớn và đầy hứa hẹn”.

Để tạo bước đột phá phát triển kinh tế, Đảng bộ xã Cam Chính đề ra các giải pháp tạo điều kiện thuận lợi nhằm thu hút đầu tư, phát triển các ngành, lĩnh vực liên quan đến thương mại, dịch vụ và du lịch cộng đồng.

Ưu tiên mở rộng và phát triển dịch vụ du lịch, thương mại trên trục Tỉnh lộ 585 từ chợ Cùa đến giáp xã Cam Nghĩa; từ ngã tư Trường THPT Lê Thế Hiếu đến Đền thờ Vua Hàm Nghi và một số trục đường liên thôn. Khuyến khích hỗ trợ quảng bá các sản phẩm của địa phương.

Bên cạnh đó, phát huy tác động đa chiều trong phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ gắn với phát triển du lịch về nguồn, du lịch trải nghiệm. Khai thác tối đa lợi thế của chợ Cùa trong việc kinh doanh, hỗ trợ tiếp cận nguồn vốn để mở rộng ngành nghề dịch vụ, góp phần giải quyết việc làm, đáp ứng nhu cầu sản xuất và đời sống của Nhân dân.

“Trên cơ sở quy hoạch chung xã Cam Chính, thời gian tới địa phương tập trung quy hoạch mở rộng trục đường từ Mai Lộc 2 men theo xứ đồng Mai Lộc 1; tiếp tục trùng tu các giếng cổ trên 500 năm như giếng Đình, giếng Cây Thị, giếng Cây Bàng, giếng Ông Cây kết hợp với trồng sen, nuôi cá... để phục vụ phát triển du lịch. Hình thành một số điểm du lịch cộng đồng, du lịch sinh thái; xây dựng mô hình homestay; mô hình trải nghiệm thiên nhiên kết hợp với du khách đến di tích quốc gia thành Tân Sở; giới thiệu quảng bá sản phẩm du lịch đặc thù có tiềm năng, thế mạnh của địa phương như gạo Cùa, gà Cùa, tiêu Cùa, gia vị, và các loại dược liệu ... góp phần nâng cao thu nhập cho người dân”, Chủ tịch UBND xã Cam Chính Nguyễn Văn Hà cho biết thêm.

(Nguồn: Báo Quảng Trị)

Bức ảnh hàng trăm nghìn người hành hương tới núi Bà Đen đầu năm mới thu hút truyền thông quốc tế

PV |

Chia sẻ trên trang tin Bored Panda về bức ảnh hàng trăm nghìn người hành hương tới núi Bà Đen (Tây Ninh) đầu năm mới, cây viết Chloe Darcy không khỏi bất ngờ trước khung cảnh biển người đi lễ đầu năm, rực rỡ như một bức tranh đầy màu sắc.

Phấn đấu 30% điểm du lịch cộng đồng có đội văn hóa, văn nghệ truyền thống hoạt động thường xuyên

Minh Long |

UBND tỉnh Quảng Trị vừa ban hành kế hoạch triển khai thực hiện Đề án phát triển du lịch cộng đồng trên địa bàn tỉnh Quảng Trị.

Hội vật truyền thống các thôn Trung An, Thâm Khê

Đức Việt |

Ngày 12/2, các thôn Trung An, Thâm Khê, xã Hải Khê, huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị tổ chức hội vật truyền thống.

Tết đang về trong mỗi khu vườn

Trúc An |

Cuối năm miền Trung thỉnh thoảng mưa lây phây, gió trời se lạnh. Mùa xuân rất gần mà tưởng còn xa xăm, ai nấy ngại ra đường, cứ lu thu trong nhà sửa soạn chuyện Tết nhất. Ấy thế mà lại hay, bởi Tết là sự trở về trong chính mỗi khu vườn, mỗi căn nhà, cũng là cuộc trở về tuổi thơ đong đầy ký ức.