Thúc đẩy phát triển du lịch cộng đồng ở Hướng Hóa

Khánh Ngọc |

Huyện Hướng Hóa (Quảng Trị) có lợi thế khí hậu ôn hòa mát mẻ quanh năm và nhiều danh lam thắng cảnh đẹp, hoang sơ, kỳ vĩ, cùng với truyền thống văn hóa đặc sắc của đồng bào dân tộc Vân Kiều, Pa Kô đã và đang mở ra hướng đi mới thúc đẩy du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của địa phương.


Trên địa bàn huyện Hướng Hóa hiện có nhiều điểm đến mới lạ, hấp dẫn thu hút du khách, như: Khu du lịch sinh thái thác Tà Puồng; mô hình trồng hoa lan, dâu tây của Trung tâm nghiên cứu ứng dụng KHCN Bắc Hướng Hóa; Làng du lịch cộng đồng Chênh Vênh; Sân bay Tà Cơn; Khe Sanh Valley Farm; Cửa khẩu quốc tế Lao Bảo và một số điểm lân cận...

Đặc biệt, Khu du lịch sinh thái thác Tà Puồng với hệ thống thác nước tuyệt đẹp và khí hậu mát mẻ trong lành rất phù hợp để tổ chức các chương trình du lịch mạo hiểm, du lịch sinh thái gắn với văn hóa bản địa.

Du lịch cộng đồng đang phát triển mạnh ở huyện Hướng Hóa -Ảnh: N.T.H
Du lịch cộng đồng đang phát triển mạnh ở huyện Hướng Hóa -Ảnh: N.T.H

Mô hình Làng du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng gắn với quản lý rừng bền vững theo tiêu chuẩn FSC thôn Chênh Vênh được Ủy ban Y tế Hà Lan - Việt Nam tại Quảng Trị và UBND huyện Hướng Hóa hỗ trợ khai trương tour du lịch sinh thái khám phá rừng cộng đồng kết hợp tìm hiểu đời sống đồng bào dân tộc Vân Kiều và khám phá thắng cảnh thiên nhiên thác Chênh Vênh, rừng tre trúc, rừng tự nhiên nguyên sinh do chính người dân bản Chênh Vênh bảo vệ.

Đây là một trong 2 khu rừng cộng đồng đầu tiên của Việt Nam đạt tiêu chuẩn quốc tế FSC vào cuối năm 2021, trong đó có khu rừng tre vẩu tuyệt đẹp được đông đảo du khách tìm đến tham quan, khám phá.

Năm 2023, lượng khách du lịch đến địa bàn đạt 160.000 lượt; 9 tháng đầu năm 2024 ước đạt trên 170.000 lượt, khoảng 1.000 khách lưu trú, doanh thu ước trên 60 tỉ đồng. Toàn huyện có 30 cơ sở lưu trú với tổng số 536 buồng, phòng; số lao động được tạo việc làm từ hoạt động du lịch khoảng 120 người.

Chương trình hành động số 48, ngày 19/12/2019 của Huyện ủy Hướng Hóa về thực hiện Nghị quyết số 08, ngày 16/1/2017 của Bộ Chính trị và Chương trình hành động số 83, ngày 25/7/2017 của Tỉnh ủy Quảng Trị về phát triển du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn, đã xác định tập trung xây dựng 3 nhóm sản phẩm du lịch có tiềm năng, gồm: Du lịch sinh thái; du lịch văn hóa - lịch sử; du lịch cộng đồng - làng nghề.

Về sản phẩm du lịch cộng đồng - làng nghề, huyện Hướng Hóa đã tập trung chỉ đạo phát triển du lịch cộng đồng thôn Chênh Vênh, xã Hướng Phùng; xây dựng phương án phát triển du lịch cộng đồng kết hợp du lịch sinh thái thôn Trăng - Tà Puồng, xã Hướng Việt.

Ngoài ra, huyện đẩy mạnh công tác quảng bá, thu hút đầu tư, nhằm khai thác tốt tiềm năng du lịch của địa phương trên các phương tiện thông tin đại chúng; thông qua việc tổ chức các hoạt động văn hóa du lịch cộng đồng như: Phiên chợ Xuân vùng cao; phục dựng các lễ hội tiêu biểu của đồng bào dân tộc Vân Kiều, Pa Kô; quảng bá trực quan bằng việc xây dựng hệ thống pano về bản đồ du lịch và các biển chỉ dẫn tại các điểm du lịch.

Bên cạnh đó, huyện đã tổ chức nhiều hội thảo về phát triển du lịch với sự tham gia của các chuyên gia về lĩnh vực du lịch để tìm giải pháp phát triển du lịch dựa trên những tiềm năng, lợi thế của địa phương; xây dựng các mô hình, sản phẩm du lịch đặc trưng phục vụ cho sự phát triển của ngành du lịch huyện Hướng Hóa trong thời gian tới.

Để thúc đẩy du lịch cộng đồng huyện Hướng Hóa phát triển bền vững, trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, huyện Hướng Hóa chỉ đạo các cơ quan, ban, ngành chức năng tiếp tục nghiên cứu những điểm mới trong Luật Đất đai 2024 để hướng dẫn, áp dụng cho các homestay, farmstay giúp người dân yên tâm đầu tư, phát triển du lịch cộng đồng. Chú trọng phát triển du lịch trên địa bàn gắn với khai thác tài nguyên du lịch lịch sử cách mạng, du lịch sinh thái nghỉ dưỡng, du lịch cộng đồng, du lịch biên mậu...

Từng bước quy hoạch du lịch cộng đồng tại các địa phương còn lưu giữ đậm nét văn hóa, truyền thống của đồng bào dân tộc Vân Kiều, Pa Kô; quy hoạch du lịch cộng đồng kết hợp homestay tại các xã Hướng Lập, Hướng Việt, Hướng Phùng, Hướng Sơn, thị trấn Khe Sanh; quy hoạch du lịch cộng đồng gắn với xây dựng làng nghề truyền thống dệt thổ cẩm, đan lát, làm và biểu diễn nhạc cụ dân tộc tại các xã Hướng Việt, Hướng Phùng, Lìa.

Đẩy mạnh thu hút đầu tư khôi phục các làng nghề thủ công truyền thống, bảo tồn, phục dựng các loại hình văn hóa nghệ thuật, lễ hội truyền thống; nâng cấp cơ sở vật chất phục vụ khách ăn nghỉ, hỗ trợ các hộ gia đình trang bị cơ sở vật chất, hạ tầng phục vụ khách và trang bị kiến thức kinh doanh du lịch homestay, tạo những nét riêng đưa du lịch Hướng Hóa phát triển.

(Nguồn: Báo Quảng Trị)

TAGS

'Đảo ngọc' Phú Quốc hút khách quốc tế dịp cuối năm

Lê Huy Hải |

Trong 9 tháng năm 2024, thành phố Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang ước đón hơn 723.960 lượt du khách quốc tế đến tham quan, du lịch; tăng 56,5% so với cùng kỳ năm 2023, vượt 8,6% kế hoạch năm 2024.

Mở hướng thúc đẩy du lịch biển khởi sắc

Tuệ Linh |

Tỉnh Quảng Trị có bờ biển dài và đẹp, là điều kiện tốt để phát triển du lịch biển. Song thực tế du lịch biển của tỉnh đang ở dạng tiềm năng; thiếu nhiều dịch vụ tốt dẫn đến thời gian lưu trú của du khách không dài; doanh thu từ du lịch biển chưa nhiều... Để phát triển tốt du lịch biển ở tỉnh Quảng Trị cần có giải pháp sát đúng, lâu dài, bền vững.

Quan tâm phát triển du lịch văn hóa để thu hút khách

Tuệ Linh |

Mới đây, lần đầu tiên Việt Nam đón đoàn du khách 4.500 người đến từ Ấn Độ là một tín hiệu đáng mừng cho ngành du lịch. Khách du lịch Ấn Độ, một trong những đất nước đông dân trên thế giới đang chọn Việt Nam để trải nghiệm du lịch văn hóa và đây cũng đang là xu thế mới của du khách nhiều nước. Vấn đề này đang đặt ra cho tỉnh Quảng Trị, với tiềm năng văn hóa độc đáo của mình, cần chuẩn bị tốt hơn để thời gian đến sẽ đón được nhiều du khách đang có xu hướng yêu thích du lịch văn hóa.

Khắc phục tính mùa vụ, phát triển du lịch khu vực Bắc Trung Bộ

Ngọc Bích |

Nguồn tài nguyên du lịch tự nhiên và nhân văn của khu vực Bắc Trung Bộ phong phú, đa dạng nhưng hệ thống sản phẩm du lịch chưa độc đáo, đặc sắc và chịu nhiều ảnh hưởng của yếu tố thời tiết, khí hậu... là thách thức lớn để địa phương phát triển du lịch quanh năm.