Tháng Tám mùa thu, nhớ ơn người công dân thứ nhất của nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa

Nguyễn Thanh - Lê Phương |

Chủ tịch Hồ Chí Minh - Lãnh tụ kính yêu của dân tộc Việt Nam. Cả cuộc đời Người đấu tranh không mệt mỏi vì độc lập, tự do cho Tổ quốc, vì hạnh phúc của Nhân dân. Ngay sau ngày đọc Tuyên ngôn Độc lập khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa, Người đã đau đáu trước những khó khăn chồng chất của đất nước khi đó: giặc đói, giặc dốt; giáo dục nhân dân thực hiện cần, kiệm, liêm, chính; bỏ thuế thân, thuế chợ, thuế đò; thực hiện tự do tín ngưỡng, đoàn kết lương giáo, xây dựng được một nhà nước pháp quyền của dân, do dân và vì dân...

Ngày 28.10.1946, kỳ họp thứ hai Quốc hội khóa I nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa họp tại Nhà hát lớn Hà Nội đã suy tôn Bác Hồ là “Người công dân thứ nhất”, đã đưa nước nhà thoát khỏi vòng nô lệ.

Tiến tới kỷ niệm 135 ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh, Nhà xuất bản Thanh niên vừa ấn hành cuốn sách “Hồ Chí Minh - Người công dân thứ nhất” của tác giả Nguyễn Tuấn Anh (Ủy viên Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam, UVTV, Trưởng Ban Tuyên giáo Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam khóa VII, VIII). Nhà xuất bản lựa chọn 20 bài viết về Bác Hồ của tác giả đã đăng trên các báo, tạp chí từ hơn 30 năm qua (1994 -2024).

 

Trong đó có những bài viết với nhiều chủ đề được độc giả trong ngoài nước quan tâm như: Bác Hồ - Người công dân số 1 trong tháng độc lập đầu tiên; Bác Hồ - Bác Tôn hình ảnh cao đẹp khối đại đoàn kết toàn dân tộc; Tư tưởng Hồ Chí Minh về chống tham nhũng, tham ô, lãng phí; Nhớ lời Bác Hồ căn dặn trước lúc đi xa; Tấm lòng Bác Hồ với thương binh, liệt sỹ; Ai yêu nhi đồng bằng Bác Hồ Chí Minh; Bác sống như trời đất của ta; Tư tưởng khuyến học và giáo dục của Bác Hồ; Bác Hồ - Người cao tuổi mẫu mực hết lòng vì đất nước; Mỗi người dân mạnh khỏe tức là cả nước mạnh khỏe; Bác Hồ với Tết trồng cây bảo vệ môi trường; Bác Hồ với Tết trồng cây bảo vệ môi trường; Bác Hồ nhiều lần viết báo, kiểm tra bảo vệ đê điều; Những bài báo viết về Hà Bắc của Bác Hồ; Thị xã bên sông Thương nhớ lời Bác dạy; Tư tưởng Đại đoàn kết dân tộc của Hồ Chí Minh...

Bài viết về hình ảnh Bác Hồ - Bác Tôn giới thiệu sự ra đời của tấm ảnh trở thành biểu tượng thiêng liêng, cao quý của khối đại đoàn kết toàn dân tộc Việt Nam lần đầu được giới thiệu với nhiều chi tiết rất xúc động. Đó là hình ảnh Bác Hồ và Bác Tôn tươi cười nắm tay nhau khi Bác Hồ chúc mừng Bác Tôn được Quốc hội nhất trí bầu làm Phó Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hoà. Bức ảnh chụp hôm ấy là ngày 15/7/1960 tại hội trường Quốc hội.

Bìa cuốn sách “Hồ Chí Minh - Người công dân thứ nhất”
Bìa cuốn sách “Hồ Chí Minh - Người công dân thứ nhất”

Bác Hồ và Bác Tôn đều mặc bộ quần áo đại cán màu trắng vải ka - ki kiểu Tôn Trung Sơn. Hình ảnh hai Bác nổi bật trên nền cảnh phía sau là các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước, đại biểu Quốc hội đều hân hoan vỗ tay, reo vui chúc mừng. Tại giây phút thiêng liêng, xúc động đó, lãnh tụ Hồ Chí Minh – Chủ tịch Đảng Lao động Việt Nam, Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa thay mặt đồng bào, cán bộ, chiến sỹ cả nước xiết chặt tay Bác Tôn và nói lời chúc mừng trong đó có câu: “Toàn thể Quốc hội nhất trí bầu cụ làm Phó Chủ tịch nước, tức là đồng bào miền Nam đều bầu cụ làm Phó Chủ tịch nước. Điều đó tiêu biểu rằng nước ta nhất định thống nhất”.

Trong những năm nước nhà bị chia cắt, đồng bào miền Bắc phải chiến đấu, lao động, sản xuất dưới mưa bom bão đạn của đế quốc Mỹ, hạt gạo chia đôi, cọng rau xẻ nửa chi viện cao nhất sức người, sức của cho đồng bào miền Nam ruột thịt. Đồng bào miền Nam phải chịu bao đau thương dưới ách kìm kẹp dã man, tàn bạo của chế độ Mỹ - Diệm độc tài khát máu, sẵn sàng hy sinh đến giọt máu cuối cùng vì khát vọng giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

Hình ảnh Bác Hồ - Bác Tôn càng trở nên thiêng liêng, cháy bỏng cho khát vọng hòa bình, thống nhất, của tình đoàn kết Nam Bắc một nhà, biểu tượng của khối đại đoàn kết toàn dân tộc Việt Nam. Biết bao cán bộ miền Nam tập kết, biết bao nam, nữ thanh niên miền Bắc xung phong lên đường nhập ngũ, vượt Trường Sơn vào Nam chiến đấu đã nâng niu, gìn giữ tấm hình Bác Hồ - Bác Tôn trong sổ tay, trong ba – lô, quân tư trang cá nhân như một kỷ vật vô cùng quý giá, thiêng liêng. Biết bao chiến sỹ quân giải phóng miền Nam, những chiến sỹ biệt động thành, dân quân du kích, nhân dân trong vùng tạm chiếm nâng niu, gìn giữ hình ảnh Bác Hồ - Bác Tôn trong tâm khảm, trong con tim, khối óc như nguồn cổ vũ, sức mạnh tinh thần vô giá chiến đấu chống lại những vũ khí tối tân và sự dã man, tàn bạo của kẻ thù xâm lược.

Ngày nay, khi nước nhà đã hoàn toàn thống nhất, đồng bào Nam Bắc đã sum họp một nhà, nước ta đang thực hiện công cuộc Đổi mới hội nhập và phát triển cùng thế giới, hình ảnh Bác Hồ - Bác Tôn vẫn là biểu tượng thiêng liêng, cao quý của khối đại đoàn kết toàn dân tộc Việt Nam. Hầu như ở tất cả các trụ sở cơ quan, công sở, nhà máy, xí nghiệp, trường học, đơn vị vũ trang hay các đồn biên phòng vùng cao biên giới và các hải đảo xa xôi, các trụ sở của Hội Kiều bào, công quán của Hội Người Việt Nam hay Đại sứ quán của nước CHXHCN Việt Nam ở nước ngoài cũng như trong mỗi gia đình, tấm hình Bác Hồ - Bác Tôn đều được đặt, treo ở nơi trang trọng nhất.

Bài viết Nhớ lời Bác Hồ căn dặn trước lúc đi xa, ngày nay khi đọc lại một số đoạn Bác viết thêm trong Di chúc năm 1968 về những việc cần làm sau khi cuộc chống Mỹ, cứu nước giành được thắng lợi hoàn toàn mà trước đây chưa công bố, chúng ta càng thêm kính yêu và khâm phục tầm nhìn sâu rộng và trí óc mẫn tiệp của Người và thấy như có lỗi với Bác vì chưa thực hiện thật tốt những điều Người căn dặn.

Bác viết: “Theo ý tôi, việc cần làm trước tiên là chỉnh đốn lại Đảng, làm cho mỗi đảng viên, mỗi đoàn viên, mỗi chi bộ đều ra sức làm tròn nhiệm vụ Đảng giao phó cho mình, toàn tâm toàn ý phục vụ nhân dân. Làm được như vậy, thì dù công việc to lớn mấy, khó khăn mấy chúng ta cũng nhất định thắng lợi.

Bài viết Tư tưởng Hồ Chí Minh về chống tham nhũng, tham ô, lãng phí đã khẳng định việc chống tham nhũng tham ô, lãng phí là một trong những mối quan tâm hàng đầu trong cuộc đời hoạt động cách mạng và lãnh đạo Đảng, Nhà nước của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Từ năm 1945 cho tới tận cuối đời, Người luôn cổ vũ nhân dân giám sát công việc của Đảng, Chính phủ, kiên quyết đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tham ô, lãng phí nhằm xây dựng bộ máy Đảng, Nhà nước ta trong sạch vững mạnh. Chỉ riêng về vấn đề phòng, chống quan liêu, tham nhũng, lãng phí, tư tưởng Hồ Chí Minh đã là cả một kho tàng, ở tầm chiến lược và ngày càng ngời sáng qua thực tiễn, vạch lối, chỉ đường tiếp thêm sức mạnh cho toàn Đảng, toàn Dân ta chống tham nhũng, tiêu cực trong công cuộc đốt lò vĩ đại ngày nay.

 

Bài viết Tấm lòng Bác Hồ với thương binh, liệt sỹ ca ngợi Chủ tịch Hồ Chí Minh vị lãnh tụ vĩ đại của nhân dân Việt Nam - Người cũng là cha đẻ của các lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam. Người yêu thương chiến sĩ như con và Người cũng đặc biệt quan tâm đến thương binh liệt sỹ, những người đã hy sinh xương máu, cuộc đời mình vì độc lập tự do của Tổ quốc. Từ sau Ngày nước nhà giành Độc lập (2/9/1945) cho đến khi Người đi xa (2/9/1969), năm nào Người cũng ân cần thăm hỏi, gửi thư động viên, nhắc nhở, tặng quà tới thương binh và gia đình liệt sỹ.

Bác Hồ là Người đầu tiên khẳng định thương binh “tàn nhưng không phế”. Người thường xuyên quan tâm thăm hỏi, động viên, tặng quà cho thương binh. Người nhiều lần yêu cầu các địa phương, ban ngành, đoàn thể và kêu gọi đồng bào cả nước chăm sóc giúp đỡ thương binh, gia đình liệt sỹ.

Đồng thời Người căn dặn thương, bệnh binh phải giữ gìn truyền thống, phẩm chất người chiến sỹ cách mạng tuỳ theo khả năng mà tham gia công tác, không được đòi hỏi đãi ngộ quá đáng, đặc biệt không được công thần chủ nghĩa. Tấm lòng của Bác, những lời dạy của Bác đối với việc chăm sóc thương binh, gia đình liệt sỹ, người có công với cách mạng là bài học cho tất cả chúng noi gương, học tập và làm theo.

Bài viết Tư tưởng Đại đoàn kết dân tộc của Hồ Chí Minh một lần nữa khẳng định tư tưởng Hồ chí Minh, đại đoàn kết dân tộc không chỉ là mục tiêu, mục đích, nhiệm vụ hàng đầu của Đảng, mà còn là mục tiêu, mục đích, nhiệm vụ hàng đầu của cả dân tộc. Đại đoàn kết dân tộc chính là đòi hỏi khách quan của bản thân quần chúng nhân dân trong cuộc đấu tranh để tự giải phóng mình, là sự nghiệp của quần chúng nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. Đảng cộng sản Việt Nam có sứ mệnh thức tỉnh, tập hợp, hướng dẫn chuyển những đòi hỏi khách quan, tự phát của nhân dân thành những đòi hỏi tự giác, thành hiện thực có tổ chức, thành sức mạnh vô địch trong cuộc đấu tranh vì độc lập cho dân tộc, tự do cho nhân dân, hạnh phúc cho con người.

Tập sách “Hồ Chí Minh - Người công dân thứ nhất” của tác giả Nguyễn Tuấn Anh do Nhà xuất bản Thanh niên vừa ấn hành 8.2024 còn nhiều nội dung phong phú khác giới thiệu sự quan tâm của Bác Hồ với thiếu niên, nhi đồng; với giáo dục và đào tạo; với việc rèn luyện sức khỏe cho toàn dân; với việc trồng cây bảo vệ môi trường; với việc bảo vệ đê điều...

Báo Quảng Trị trân trọng giới thiệu tập sách với độc giả gần xa.

(Nguồn: Báo Quảng Trị)

Con người và truyền thống văn hóa thúc đẩy sự phát triển huyện Vĩnh Linh

Nguyễn Hữu Thắng |

Tôi là người Vĩnh Linh. Tôi sinh ra, lớn lên, học tập, công tác và bây giờ về nghỉ hưu đều gắn bó với những diễn biến lịch sử và sự đổi thay của mảnh đất này trong suốt gần 70 năm qua.

Vu lan - ngày lễ của tình người

Chu Thanh Vân |

 

Từ nghìn xưa đến nay, hiếu hạnh được xem như khuôn vàng, thước ngọc để thẩm định giá trị đạo đức con người. Vu lan là ngày lễ của tình người.

Xúc cảm hòa bình từ những bức tranh ký họa

Đức Việt |

Hai họa sĩ ký họa tài năng thuộc hai thế hệ khác nhau cùng tạo nên một triển lãm tranh giàu cảm xúc mang tên “Hồi sinh”. Đến với triển lãm này, công chúng yêu hội họa được chiêm ngưỡng những bức ký họa bằng bút chì đơn sơ của thời chiến và bằng màu nước mang nét tươi vui của thời bình được vẽ cách nhau hơn 50 năm. Từ sự tương phản đó, người xem sẽ chiêm nghiệm được giá trị của hòa bình qua cảm nhận của riêng mình.

Nguồn cảm hứng bất tận từ mảnh đất quê hương

Minh Đức |

Chương trình nghệ thuật đặc sắc, ý nghĩa Khai mạc Lễ hội Vì Hòa bình năm 2024 tại Khu Di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Đôi bờ Hiền Lương - Bến Hải tối 6/7 đã gây ấn tượng sâu sắc trong lòng người dân. Đóng góp một phần không nhỏ vào thành công của chương trình này là tổng biên đạo múa Nguyễn Hải Trường - một người con của Quảng Trị từng thành công với nhiều chương trình, tác phẩm múa chuyên nghiệp. Bằng tất cả trái tim và nguồn cảm hứng bất tận từ mảnh đất quê hương, anh đã trực tiếp dàn dựng, biên đạo các tiết mục trong đêm khai mạc Lễ hội Vì Hòa bình năm 2024 chạm vào cảm xúc người xem, khơi gợi về những ước vọng hòa bình từ đất thiêng Quảng Trị...