Áp thấp nhiệt đới có khả năng đi vào Biển Đông dịp giáp Tết

Thanh Mai |

Đợt mưa rét ở hai khu vực trên kết thúc sớm hơn ở miền Bắc, kéo dài từ 29/1 đến 2/2 (tức 27 tháng chạp đến mùng 2 Tết).

Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia cho biết một vùng áp thấp trên vùng biển phía đông của đảo Palawan (Philippines) khả năng đi vào Biển Đông trong những giờ tới và có thể mạnh lên.

Theo chuyên gia, hình thái này đi vào khu vực giữa và nam Biển Đông, sau đó mạnh lên thành áp thấp nhiệt đới. Ngày 27/1, vùng biển này có mưa rào và dông, kèm nguy cơ lốc xoáy và gió mạnh cấp 5-6, giật cấp 8. Sóng cao 1,5-2,5 m, biển động.

Ông Hoàng Phúc Lâm, Phó giám đốc Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, nhận định áp thấp nhiệt đới nhiều khả năng không ảnh hưởng đến thời tiết đất liền nước ta do có xu hướng di chuyển ra ngoài.

Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia cho biết một vùng áp thấp trên vùng biển phía đông của đảo Palawan (Philippines) khả năng đi vào Biển Đông trong những giờ tới và có thể mạnh lên.  Theo chuyên gia, hình thái này đi vào khu vực giữa và nam Biển Đông, sau đó mạnh lên thành áp thấp nhiệt đới. Ngày 27/1, vùng biển này có mưa rào và dông, kèm nguy cơ lốc xoáy và gió mạnh cấp 5-6, giật cấp 8. Sóng cao 1,5-2,5 m, biển động.  Áp thấp nhiệt đới có khả năng đi vào Biển Đông dịp giáp Tết Ông Hoàng Phúc Lâm, Phó giám đốc Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, nhận định áp thấp nhiệt đới nhiều khả năng không ảnh hưởng đến thời tiết đất liền nước ta do có xu hướng di chuyển ra ngoài.  Trên đất liền, thời tiết miền Bắc duy trì trạng thái mưa phùn về đêm và sáng sớm, hửng nắng về trưa và chiều đến hết ngày mai (28/1). Nền nhiệt hai ngày tới dao động 17-23 độ C.  Từ đêm mai, một bộ phận không khí lạnh cường độ mạnh sẽ tràn xuống gây mưa rét cho miền Bắc. Ngày 29/1, thời tiết Hà Nội và đồng bằng Bắc Bộ chuyển rét đậm kèm mưa phùn, nhiệt độ thấp nhất 11-13 độ C, cao nhất 15-17 độ C.  Vùng núi có thể ghi nhận mức nhiệt 7-10 độ C. Riêng khu vực núi cao dưới 5 độ C, chuyên gia cảnh báo nguy cơ xảy ra băng giá và mưa tuyết trong đợt rét sắp tới.  Trạng thái rét đậm, rét hại ở miền Bắc được dự báo duy trì từ ngày 29/1 đến 3/2 (tức 27 tháng chạp đến mùng 3 Tết).  Khu vực từ Thanh Hóa đến Hà Tĩnh cũng trải qua kiểu thời tiết tương tự trong dịp Tết với mức nhiệt thấp nhất 11-14 độ C, cao nhất 15-18 độ C.  Từ Quảng Bình đến Thừa Thiên - Huế, trời chuyển rét về đêm và sáng sớm khi nhiệt độ xuống ngưỡng 15-18 độ C.  Đợt mưa rét ở hai khu vực trên kết thúc sớm hơn ở miền Bắc, kéo dài từ 29/1 đến 2/2 (tức 27 tháng chạp đến mùng 2 Tết).  Thời tiết ở Nam Trung Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ thuận lợi cho người dân vui xuân, chơi Tết. Tại TP.HCM và các tỉnh, thành phố lân cận, nhiệt độ thấp nhất có thể xuống ngưỡng 21-24 độ C và tăng cao lên 30-33 độ C vào ban ngày.

Trên đất liền, thời tiết miền Bắc duy trì trạng thái mưa phùn về đêm và sáng sớm, hửng nắng về trưa và chiều đến hết ngày mai (28/1). Nền nhiệt hai ngày tới dao động 17-23 độ C.

Từ đêm mai, một bộ phận không khí lạnh cường độ mạnh sẽ tràn xuống gây mưa rét cho miền Bắc. Ngày 29/1, thời tiết Hà Nội và đồng bằng Bắc Bộ chuyển rét đậm kèm mưa phùn, nhiệt độ thấp nhất 11-13 độ C, cao nhất 15-17 độ C.

Vùng núi có thể ghi nhận mức nhiệt 7-10 độ C. Riêng khu vực núi cao dưới 5 độ C, chuyên gia cảnh báo nguy cơ xảy ra băng giá và mưa tuyết trong đợt rét sắp tới.

Trạng thái rét đậm, rét hại ở miền Bắc được dự báo duy trì từ ngày 29/1 đến 3/2 (tức 27 tháng chạp đến mùng 3 Tết).

Khu vực từ Thanh Hóa đến Hà Tĩnh cũng trải qua kiểu thời tiết tương tự trong dịp Tết với mức nhiệt thấp nhất 11-14 độ C, cao nhất 15-18 độ C.

Từ Quảng Bình đến Thừa Thiên - Huế, trời chuyển rét về đêm và sáng sớm khi nhiệt độ xuống ngưỡng 15-18 độ C.

Đợt mưa rét ở hai khu vực trên kết thúc sớm hơn ở miền Bắc, kéo dài từ 29/1 đến 2/2 (tức 27 tháng chạp đến mùng 2 Tết).

Thời tiết ở Nam Trung Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ thuận lợi cho người dân vui xuân, chơi Tết. Tại TP.HCM và các tỉnh, thành phố lân cận, nhiệt độ thấp nhất có thể xuống ngưỡng 21-24 độ C và tăng cao lên 30-33 độ C vào ban ngày.

(Nguồn: Phụ nữ mới)

Tin áp thấp nhiệt đới khẩn cấp và các chỉ đạo ứng phó

PV |

Hồi 13 giờ ngày 26/10, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới ở vào khoảng 11,5 độ Vĩ Bắc; 110,9 độ Kinh Đông, cách Khánh Hòa khoảng 220km, cách Ninh Thuận khoảng 210km. 

Bão số 8 suy yếu thành áp thấp và đi vào đất liền; mưa lớn diện rộng, có nơi trên 600mm

PV |

Ngày 14/10, áp thấp nhiệt đới (suy yếu từ bão số 8 - KOMPASU) trên vùng biển ven bờ Nam Định đến Thanh Hóa đã suy yếu thành một vùng áp thấp.

Tin áp thấp nhiệt đới và các chỉ đạo ứng phó

PV |

Ngày 5/10, vùng áp thấp trên vùng biển phía Đông khu vực giữa Biển Đông đã mạnh lên thành áp thấp nhiệt đới. Dự báo, trong 24 đến 48 giờ tới, áp thấp nhiệt đới di chuyển chủ yếu theo hướng Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được 10-15km và có khả năng mạnh lên thành bão.

Áp thấp nhiệt đới có khả năng sẽ mạnh lên thành bão

Thắng Trung |

Từ 1 giờ ngày 7/10 đến 1 giờ ngày 8/10, áp thấp nhiệt đới di chuyển chủ yếu theo hướng Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được khoảng 15km và có khả năng mạnh lên thành bão.