Biển Đông sắp hứng bão số 3

An Ly |

Tại vùng biển phía Đông đảo Luzon (Philippines) hiện đang có một cơn áp thấp nhiệt đới hoạt động, dự báo sẽ mạnh lên thành bão và đi vào Biển Đông, trở thành cơn bão số 3 trong mùa mưa bão năm nay.

Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia cho biết, hôm nay 22/8, ở phía Đông đảo Luzon đang tồn tại một áp thấp nhiệt đới.

Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia dự báo, áp thấp nhiệt đới này có khả năng mạnh lên thành bão với xác suất 70-80% trong hôm nay. Đến khoảng đêm 23, ngày 24/8, bão nhiều khả năng đi vào vùng biển phía Đông Bắc Biển Đông, trở thành bão số 3 trong năm.

Ảnh chụp từ vệ tinh khu vực áp thấp nhiệt đới. Ảnh: NCHMF
Ảnh chụp từ vệ tinh khu vực áp thấp nhiệt đới. Ảnh: NCHMF

Từ khoảng chiều tối và đêm 23/8, hoàn lưu bão (mạnh lên từ áp thấp nhiệt đới) sẽ gây ra mưa dông, gió mạnh và sóng biển tăng dần trên vùng biển phía Đông khu vực Bắc và giữa Biển Đông.

Trước nguy cơ hình thành bão số 3 trên Biển Đông, sáng nay, Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo Quốc gia về phòng, chống thiên tai (PCTT) đã có công văn đề nghị Ban Chỉ huy PCTT và Tìm kiếm cứu nạn (TKCN) các tỉnh, thành phố ven biển cần theo dõi chặt chẽ thông tin, diễn biến, dự báo về khả năng xuất hiện bão trên Biển Đông để thông báo cho thuyền trưởng, chủ các phương tiện, tàu thuyền đang hoạt động trên biển biết để chủ động phòng tránh; Có kế hoạch sản xuất phù hợp, đảm bảo an toàn về người và tài sản; duy trì thông tin liên lạc nhằm xử lý kịp thời các tình huống xấu có thể xảy ra, theo Dân trí.

Dự báo từ nay cho đến 20/9, trên khu vực Biển Đông có khả năng xuất hiện 2-3 cơn bão/áp thấp nhiệt đới.

Dự báo xa hơn cho thấy, trạng thái La Nina sẽ duy trì từ nay đến hết năm 2022 với xác suất khoảng 60-65% và khả năng còn kéo dài sang các tháng đầu năm 2023. Do tác động của La Nina, từ nay cho đến tháng 2/2023, trên Biển Đông có khả năng xuất hiện 8-10 cơn bão/áp thấp nhiệt đới, trong đó 3-5 cơn có khả năng ảnh hưởng trực tiếp đến đất liền nước ta, theo TPO.

Trong đó, từ tháng 9, bão bắt đầu gia tăng về tần suất, sang tháng 10 và 11 sẽ là đỉnh điểm của mùa mưa bão năm nay. Không ngoại trừ khả năng tháng 1/2023 vẫn còn xuất hiện bão/áp thấp nhiệt đới trên khu vực Nam Biển Đông.

(Nguồn: Tổng hợp/Phụ nữ mới)

Áp thấp nhiệt đới có khả năng đổi hướng và mạnh lên thành bão

PV |

Dự báo từ 1 giờ ngày 9/8 đến 1 giờ ngày 10/8, áp thấp nhiệt đới di chuyển theo hướng Bắc Đông Bắc, sau có khả năng đổi hướng Bắc Tây Bắc, mỗi giờ đi được khoảng 10km và có khả năng mạnh lên thành bão.

Vùng áp thấp mạnh lên thành áp thấp nhiệt đới

Gia Hân |

Ngày 8/8, vùng áp thấp trên khu vực Bắc Biển Đông đã mạnh lên thành áp thấp nhiệt đới.

Ngày 8/8, vùng áp thấp có khả năng mạnh lên thành áp thấp nhiệt đới

HL |

Đến 13h ngày 8/8, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới ở khoảng 16,8 độ Vĩ Bắc; 112,2 độ Kinh Đông, ngay trên quần đảo Hoàng Sa; sức gió mạnh nhất vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 6, giật cấp 8.

Vùng áp thấp di chuyển chậm, có khả năng thành áp thấp nhiệt đới

HL |

Do ảnh hưởng của rãnh áp thấp nối với vùng áp thấp nên trong ngày và đêm 7/8, khu vực Bắc, giữa Biển Đông (bao gồm cả vùng biển quần đảo Hoàng Sa) và Vịnh Bắc Bộ có mưa rào, dông mạnh.