Bộ Công Thương đề xuất giảm 50% lệ phí trước bạ ô tô trong nước

PV |

Trong bối cảnh doanh số ô tô giảm mạnh, thị trường nhiều khó khăn, Bộ Công Thương cho rằng giảm 50% lệ phí trước bạ ôtô sản xuất trong nước đến hết năm là cần thiết.

Theo Bộ Công Thương, từ đầu năm đến nay, trong khi doanh nghiệp vẫn chưa hoàn toàn phục hồi sau đại dịch, nguy cơ suy thoái kinh tế đang hiện hữu, tác động nghiêm trọng đến các doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp ô tô và toàn nền kinh tế. Đặc biệt, sức ép lạm phát, tỷ giá, lãi suất gia tăng... làm ảnh hưởng đến tâm lý người tiêu dùng, dẫn đến xu hướng thắt chặt chi tiêu đối với những mặt hàng có giá trị cao.

Báo cáo bán hàng của Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô Việt Nam (VAMA), Hyundai Thành Công và Vinfast, trong 3 tháng đầu năm doanh số bán hàng toàn thị trường đạt 77.090 xe, giảm 31% so với cùng kỳ năm 2022.

Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.
Các doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp ô tô đều đưa ra nhiều chương trình ưu đãi, hỗ trợ nhằm khuyến khích người tiêu dùng mua sắm ô tô. Nhưng nếu chỉ dựa vào nguồn lực và các giải pháp kích cầu riêng lẻ sẽ không đủ để tạo ra sức bật giúp thị trường ô tô tăng trưởng trở lại một cách ổn định và bền vững.

Bộ Công Thương cho rằng, trong bối cảnh kinh tế thế giới tiếp tục có nhiều biến động phức tạp và bất ổn, việc tiếp tục áp dụng chính sách hỗ trợ giảm mức thu lệ phí trước bạ đối với ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước trong một khoảng thời gian thích hợp là cần thiết và phù hợp.

Điều này sẽ góp phần kích cầu tiêu dùng ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước, hỗ trợ các doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp ô tô, các nhà phân phối tiêu thụ được lượng xe tồn kho do tình hình kinh tế khó khăn, tăng doanh thu, bù đắp chi phí, góp phần giúp ngành sản xuất, lắp ráp ô tô trong nước sớm vượt qua khủng hoảng và phát triển, theo VTC News.

"Chính sách này cũng đã được Chính phủ áp dụng trong năm 2020 và 2022. Kết quả mang lại hiệu quả tích cực, giúp các doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp ô tô phục hồi sản xuất, từng bước mở rộng quy mô đầu tư, nội địa hóa sản phẩm trong bối cảnh khó khăn do đại dịch ra", Bộ Công Thương đánh giá.

 
 
Về thời gian áp dụng, Bộ Công Thương đề xuất có thể cân nhắc thực hiện đến hết năm 2023, thời điểm kinh tế toàn cầu được kỳ vọng sẽ có những tín hiệu khởi sắc và đề nghị Bộ Tài chính sớm báo cáo Chính phủ xem xét, thông qua chính sách để tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp ô tô trong nước.

Về gia hạn nộp thuế tiêu thụ đặc biệt, Bộ này ủng hộ đề xuất của Bộ Tài chính về phương án gia hạn nộp thuế tiêu thụ đặc biệt đối với ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước theo Điều 63 Luật Quản lý thuế. Đồng thời, đề xuất Bộ Tài chính nghiên cứu, bổ sung phương án gia hạn thu thuế tiêu thụ đặc biệt cho tháng 10/2023, thời điểm nộp thuế tiêu thụ đặc biệt phải nộp phát sinh của kỳ tính thuế tháng 10 năm 2023 để hỗ trợ doanh nghiệp. Trước đó Bộ Tài chính mới chỉ đề xuất gia hạn cho các tháng 6, 7, 8, 9 năm 2023.

Trước đó, trong Nghị quyết phiên họp thường kỳ tháng 2, Chính phủ đã giao Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ Công Thương, các cơ quan liên quan nghiên cứu chính sách gia hạn thời hạn nộp thuế tiêu thụ đặc biệt, ưu đãi lệ phí trước bạ đối với ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước, báo cáo Thủ tướng trước ngày 20/3.

Yêu cầu đưa ra trong bối cảnh Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô Việt Nam (VAMA), Hiệp hội doanh nghiệp cơ khí Việt Nam (VAMI), UBND tỉnh Quảng Nam và UBND tỉnh Ninh Bình vừa có văn bản gửi Thủ tướng, các Bộ Công Thương, Tài chính và các cơ quan liên quan kiến nghị, đề xuất chính sách hỗ trợ phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội năm 2023, theo Zing.

Theo đó, các cơ quan này đề xuất Chính phủ gia hạn nộp thuế tiêu thụ đặc biệt đối với các doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp ô tô trong năm nay; Giảm 50% lệ phí trước bạ đối với ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước.

(Nguồn: Phụ nữ mới)

TAGS

Chính thức miễn đăng kiểm lần đầu với xe mới, giãn chu kỳ kiểm định cho 3,2 triệu ô tô

An Ly |

Mới đây, Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) đã chính thức ban hành Thông tư sửa đổi, bổ sung Thông tư 16/2021/TT-BGTVT quy định về kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện giao thông cơ giới đường bộ.

Hơn 3 triệu ô tô có thể được giãn chu kỳ kiểm định

PV |

Cục Đăng kiểm Việt Nam cho biết, theo dự thảo mới nhất Thông tư sửa đổi bổ sung Thông tư 16/2021/TT-BGTVT của Bộ Giao thông vận tải quy định về kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện giao thông cơ giới đường bộ, sẽ đưa vào quy định miễn kiểm định lần đầu cho xe cơ giới mới, chưa qua sử dụng (có năm sản xuất không vượt quá 1 năm, tính từ năm sản xuất đến năm nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận kiểm định).

Biển số ô tô, xe máy sẽ được quản lý theo mã định danh

Trung Hiếu |

Bộ Công an đang lấy ý kiến về dự thảo Thông tư quy định về cấp, thu hồi đăng ký, biển số xe cơ giới, thay thế Thông tư số 58/2020/TT-BCA.

Ô tô sản xuất trong nước có thể được giảm 50% phí trước bạ

An Ly |

Chính phủ giao Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ Công Thương, các cơ quan liên quan nghiên cứu chính sách gia hạn thời hạn nộp thuế tiêu thụ đặc biệt, ưu đãi lệ phí trước bạ đối với ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước, báo cáo Thủ tướng trước 20/3.