Bộ GD-ĐT đề nghị rút gọn thời gian cách ly y tế với F1 là giáo viên, học sinh

Thanh Mai |

Bộ GD-ĐT cho biết, sẽ tiếp tục tổ chức kiểm tra, đánh giá tình hình dạy học trực tiếp đảm bảo an toàn phòng chống dịch ở một số địa phương.

Tại báo cáo về tình hình học sinh trở lại trường học trực tiếp sau Tết Nguyên đán 202,  Bộ GD-ĐT đề nghị Bộ Y tế xem xét, điều chỉnh, rút gọn thời gian cách ly y tế và số lần xét nghiệm với trường hợp F1 là giáo viên, học sinh nhằm tạo điều kiện cho việc mở cửa trường học.

Theo Bộ GD-ĐT, sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán, khi tổ chức các hoạt động dạy học trực tiếp, một số địa phương có tỷ lệ giáo viên, học sinh nhiễm Covid-19 tăng mạnh, gồm: Hải Phòng 9.649 ca (chiếm 1,76%), Hà Tĩnh 675 ca (chiếm 0,24%), Nghệ An 298 ca (chiếm 0,08%)...

 

Nhiều cơ sở giáo dục phải chuyển đổi hình thức dạy học trực tiếp kết hợp học trực tuyến vì phát hiện có ca F0 trong cán bộ, giáo viên và học sinh.

Một vài địa phương chưa quyết định mốc thời gian cụ thể cho trẻ em mầm non, học sinh tiểu học đến trường cũng như có quan điểm khác nhau về thời gian, thời điểm, cách thức, quy mô cho trẻ em, học sinh đi học trực tiếp. 

Bộ GD-ĐT cho biết, một số cơ sở giáo dục còn lúng túng khi xử trí các trường hợp học sinh là F0, F1 (phát hiện tại gia đình hoặc phát hiện tại trường học). Việc khoanh vùng xác định F1 chưa hợp lý dẫn đến nhiều học sinh phải nghỉ học trên lớp, chuyển sang học trực tuyến vì trong lớp có F0.  Một số địa phương yêu cầu 100% học sinh phải xét nghiệm Covid-19 trước khi đến trường học trực tiếp, phần lớn kinh phí do phụ huynh chi trả. 

Các chuyên gia y tế, Bộ GD-ĐT và Bộ Y tế chỉ khuyến cáo xét nghiệm đối với các trường hợp nghi ngờ mắc bệnh và có yếu tố dịch tễ, không cần xét nghiệm 100% học sinh, đặc biệt không cần thiết xét nghiệm với trẻ em mầm non.

Khi tổ chức dạy học trực tiếp, các cơ sở giáo dục rất khó thực hiện việc giãn cách theo quy định vì số lượng học sinh đông, vẫn còn hiện tượng học sinh các lớp tương tác trực tiếp trong giờ nghỉ giải lao.

Việc thiếu giáo viên (đặc biệt ở cấp mầm non và tiểu học) tạo áp lực rất lớn cho các cơ sở giáo dục trong việc triển khai dạy trực tiếp.

Việc tổ chức bán trú và học hai buổi còn rất khác nhau ở nhiều địa phương gây bức xúc cho phụ huynh và xã hội trong việc sắp xếp thời gian đưa đón con.

Một số cơ sở giáo dục chưa chủ động xây dựng kịch bản kết thúc năm học theo thẩm quyền được giao (ghi nhận từ kết quả kiểm tra tại Hưng Yên, Hải Phòng...).

Nhân lực y tế trường học còn thiếu và yếu ở nhiều địa phương dẫn đến phải huy động hầu hết cán bộ, giáo viên kiêm nhiệm công tác phòng, chống dịch (theo dõi, thống kê, báo cáo …).

Kinh phí chi cho việc mua sắm thiết bị phòng, chống dịch trong các cơ sở giáo dục (nước sát khuẩn, khẩu trang, máy đo thân nhiệt, kít xét nghiệm nhanh…) và vệ sinh khử khuẩn còn thiếu.

Trước tình hình đó, Bộ GD-ĐT cho biết, sẽ tiếp tục tổ chức kiểm tra, đánh giá tình hình dạy học trực tiếp đảm bảo an toàn phòng chống dịch ở một số địa phương.

Phối hợp chặt chẽ với Bộ Y tế để đánh giá tình hình dịch bệnh trong trường học, kịp thời hướng dẫn, chỉ đạo đối với các tình huống phức tạp xảy ra; sửa đổi hướng dẫn xử trí với các trường hợp F0, F1 trong trường học phù hợp với thực tiễn.

Xây dựng Kế hoạch triển khai Chương trình Y tế trường học trong các cơ sở mầm non, phổ thông gắn với y tế cơ sở giai đoạn 2021-2025 (QĐ số 85/QĐ-TTg ngày 17/01/2022 của Thủ tướng Chính phủ).

Tăng cường công tác truyền thông chủ trương mở cửa trường học của Chính phủ, Bộ GDĐT…

Bộ GD-ĐT đề nghị Chính phủ chỉ đạo các địa phương xây dựng kế hoạch nhất quán việc đưa trẻ em mầm non, học sinh đến trường đảm bảo an toàn. Quan tâm, đầu tư kinh phí và nhân lực y tế cơ sở cho các trường học trên địa bàn để đảm bảo công tác phòng, chống dịch khi tổ chức các hoạt động giáo dục trực tiếp.

Bộ GD-ĐT đề nghị Bộ Y tế xem xét, điều chỉnh quy định về thời gian cách ly y tế và số lần xét nghiệm cho trường hợp F1 theo hướng rút gọn thời gian cách ly y tế và số lần xét nghiệm đối với trường hợp F1 là giáo viên, trẻ em mầm non, học sinh nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc thúc đẩy mở cửa trường học (kiến nghị từ các địa phương).

Ban hành hướng dẫn và thống nhất với các địa phương về việc test sàng lọc học sinh khi tới lớp; test thường xuyên/định kỳ, cụ thể đối tượng nào cần test.

Đẩy mạnh việc tập huấn, hướng dẫn các địa phương trong việc điều trị, thuốc chữa bệnh cho trẻ em bị F0 nhằm tạo sự an tâm cho phụ huynh, đồng thuận trong dư luận xã hội.

"Bộ Y tế cho ý kiến chuyên môn về phòng chống dịch đối với việc cho trẻ em tới trường nhưng chưa được tiêm vaccine, việc tổ chức ăn bán trú, học hai buổi... để Bộ GD-ĐT và các địa phương thống nhất trong việc chỉ đạo, điều hành; ban hành Sổ tay hướng dẫn cho nhà trường và phụ huynh việc chăm sóc trẻ em F0 tại nhà để tổ chức tuyên truyền đến phụ huynh", Bộ GD-ĐT đề xuất.

(Nguồn: Phụ nữ mới)

3 học sinh Việt Nam nhận giải thưởng danh giá thế giới nhờ sáng chế mũ cách ly di động

Thanh Mai |

Cả 3 học sinh đã được Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO) ở Geneva, Thụy Sĩ trao tặng danh hiệu Đại sứ giới trẻ Sở hữu trí tuệ của WIPO.

Người nhập cảnh đã tiêm đủ 2 mũi vaccine chỉ cần tự cách ly tại nhà

Thanh Mai |

Các bộ, ngành sẽ tiếp tục phối hợp chặt chẽ để người Việt Nam ở nước ngoài, người nước ngoài nhập cảnh trong thời gian tới.

Kiến nghị mở lại đường bay quốc tế từ ngày 15/12, không cách ly hành khách nhập cảnh

Thanh Mai |

Việc khôi phục các chuyến bay quốc tế thường lệ chở khách vào Việt Nam là cần thiết nhằm đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân.

Đà Nẵng thí điểm cách ly, điều trị F0 tại nhà; cho học sinh lớp 1, 8, 9 đến trường

Lưu Hương |

UBND TP. Đà Nẵng đã thống nhất với đề nghị của Sở Y tế về việc triển khai thí điểm cách ly, chăm sóc, điều trị người nhiễm COVID-19 tại nhà/nơi lưu trú trong tháng 12; thống nhất với đề xuất của ngành giáo dục, cho các khối lớp 1, 8 và 9 đi học trực tiếp từ ngày 6/12.