Khởi tố vụ án hình sự xảy ra tại C44 Bộ Công an về kỳ án bán gỗ trắc tang vật:

Cựu tướng công an Phan Văn Vĩnh liên quan gì?

LÂM CHÍ CÔNG |

Doanh nhân Trương Huy Liệu tại phiên tòa sơ thẩm gần nhất bị TAND thành phố Đà Nẵng tuyên phạt tù giam thời hạn 1 năm 16 ngày, đúng bằng thời gian tạm giam (từ 19.11.2012 - 5.1.2013). Hiện nay ông Liệu đang tiếp tục khiếu kiện về vụ việc liên quan, và cho biết vẫn chờ đợi một phán quyết cuối cùng để đem lại công lý và bồi thường thiệt hại cho ông và những người liên quan.

"Kỳ án bán gỗ trắc tang vật" kéo dài 8 năm, nhiều phiên tòa đã diễn ra đã có diễn biến mới. Đáng nói là một trong những nhân vật liên quan tới vụ án là cựu trung tướng Phan Văn Vĩnh.

Ngày 2.6, Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Quảng Trị xác nhận, Cơ quan điều tra Viện KSND Tối cao đã ra quyết định khởi tố vụ án hình sự về tội “Ra quyết định trái pháp luật” quy định tại Điều 371 Bộ luật Hình sự, xảy ra tại Cơ quan Cảnh sát điều tra (C44) Bộ Công an. Quá trình điều tra ban đầu xác định được: Trong quá trình C44- Bộ Công an thụ lý, điều tra vụ án Trương Huy Liệu và đồng phạm về tội “Buôn lậu”, “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng” đã ra quyết định xử lý vật chứng và tổ chức bán đấu giá lô gỗ vật chứng trái với quy định của pháp luật và trái với chỉ đạo của liên ngành tư pháp Trung ương, gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân. 

Lao Động đã đeo đuổi thông tin về vụ án này từ cách đây 8 năm. Từ một lô hàng gỗ nhập khẩu hợp pháp từ Lào qua Cửa khẩu quốc tế Đen Sa Vẳn (Lào) - Lao Bảo (Việt Nam), sau đó xuất bán sang Hồng Kông, cơ quan Chống buôn lậu thuộc Tổng cục Hải quan đã khởi tố vụ án sau khi lô gỗ đã về đến cảng Đà Nẵng. Sau khi khởi tố, Tổng cục Hải quan đã chuyển hồ sơ cho Cơ quan điều tra Bộ Công an. Từ đó đến nay, vụ án đã trải qua 8 năm với 4 lần xét xử lại sơ thẩm. Hai vợ chồng doanh nhân Trương Huy Liệu, Trần Thị Dung bị khởi tố, truy tố về tội "Buôn lậu"; ba cán bộ hải quan gồm Đinh Mạnh Thắng (Hải quan Đà Nẵng), Đỗ Lý Nhi, Lê Xuân Thành (Hải quan Quảng Trị) bị khởi tố, truy tố về tội "Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng".

Liên quan vụ án này, Đại tá Lê Đình Nhường- Cục trưởng C44 ký “Quyết định xử lý vật chứng” số 21/C44-P4, cho tổ chức bán đấu giá lô gỗ trắc tang vật. Tiếp đó, ngày 12.8.2013, Đại tá Nhường ký công văn số 468/C44-P4 với nội dung "tạm dừng tổ chức bán đấu giá vì có một số vấn đề mới phát sinh cần phải xử lý liên quan lô gỗ”. Ngày 24.9.2013, cuộc họp lãnh đạo liên ngành Tư pháp Trung ương kết luận: "Chuyển lô gỗ vật chứng theo hồ sơ vụ án để các cơ quan tố tụng tiếp theo xử lý theo thẩm quyền”.

Ngày 11.12.2013, Viện KSND Tối cao có quyết định trả hồ sơ để điều tra bổ sung. Ngày 23.12.2013, Đại tá Lê Đình Nhường ký công văn số 3599/C44-P4 gửi Trung tướng Phan Văn Vĩnh xin ý kiến chỉ đạo “xử lý vật chứng của vụ án”. Bốn ngày sau, bất chấp kết luận tại cuộc họp liên ngành Tư pháp Trung ương, Trung tướng Phan Văn Vĩnh ký công văn số 900/C41-C44 “Về việc xử lý vật chứng vụ án” đề xuất: “Cho xử lý lô gỗ là vật chứng của vụ án theo hướng bán lô gỗ vật chứng của vụ án”. Ngày 10.2014, việc bán đấu giá lô gỗ tang vật đã diễn ra, một doanh nhân ở Bắc Ninh mua được với giá 63,8 tỉ đồng.

Năm 2017, sau khi giám sát phiên toà xét xử vụ án, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Quảng Trị đã có văn bản kiến nghị Ban Nội chính T.Ư, Ban Chỉ đạo T.Ư về Phòng, chống tham nhũng, có nội dung: “Khi lô hàng còn trong quá trình điều tra thì Cơ quan CSĐT, Viện KSND không có thẩm quyền bán vật chứng mà phải chờ bản án có hiệu lực pháp lý của tòa án. Trong lúc vụ án chưa kết thúc điều tra, chưa được đưa ra xét xử mà Cơ quan điều tra đã bán lô hàng vật chứng là vi phạm nghiêm trọng Điều 75, Điều 76 Bộ luật Tố tụng Hình sự". Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Quảng Trị cũng cho rằng, lô gỗ trắc tang vật đã bị đem bán với giá thấp hơn nhiều lần giá trị thực tại thời điểm đó; và không có dấu hiệu nào cho thấy đây là một vụ buôn lậu, mà có đủ cơ sở để kết luận lô gỗ đã được nhập khẩu từ Lào vào nội địa Việt Nam đúng quy định pháp luật.

BOX: Doanh nhân Trương Huy Liệu tại phiên tòa sơ thẩm gần nhất bị TAND thành phố Đà Nẵng tuyên phạt tù giam thời hạn 1 năm 16 ngày, đúng bằng thời gian tạm giam (từ 19.11.2012 - 5.1.2013). Hiện nay đang tiếp tục khiếu kiện về vụ việc liên quan. Ông Liệu cho biết vẫn chờ đợi một phán quyết cuối cùng để đem lại công lý và bồi thường thiệt hại cho ông và những người liên quan.

Đô thị đầu cầu Xuyên Á rực rỡ hoa giấy

LAM CHI - NGUYỄN KHIÊM |

Thời gian gần đây cùng với hệ thống di tích lịch sử và các thắng cảnh dọc tuyến Hành lang kinh tế Đông – Tây như cầu Treo Đak Rông, khu Du lịch sinh thái Kalu, sân bay Tà Cơn, thác Ồ Ồ thì Lao Bảo cũng là điểm đến đáng chú ý, từ đây, du khách đi tham quan, thưởng thức ẩm thực Lào ở chợ Karol, chùa Karol nằm trên đất Lào. Những địa điểm này chỉ cách Lao Bảo “nửa bước chân”…

Thống nhất các dự án khởi công, hoàn thành trong năm 2019

TIẾN NHẤT |

UBND tỉnh Quảng Trị vừa tổ chức hội nghị thống nhất kế hoạch các dự án dự kiến khởi công, hoàn thành để thiết thực chào mừng kỉ niệm 30 năm ngày lập lại tỉnh Quảng Trị 1/7 (1989 - 2019).

Đồng ý khảo sát, nghiên cứu đầu tư Sân tập golf và khu dịch vụ tại Đông Hà

TIẾN NHẤT |

UBND tỉnh Quảng Trị vừa có văn bản số 2626/UBND-VX về việc đồng ý chủ trương Công ty TNHH Đầu tư Thương mại Xây dựng Tổng hợp Thuận An Group khảo sát, nghiên cứu đầu tư dự án: Sân tập golf và Khu dịch vụ hồ Trung Chỉ tại phường 5, TP. Đông Hà với thời hạn khảo sát 6 tháng, kể từ ngày 15/6/2019.

Quảng Trị: Thêm 36 dự án được cấp chủ trương đầu tư

TIẾN NHẤT |

Theo thông tin từ UBND tỉnh Quảng Trị cho biết, từ đầu năm đến nay, tỉnh đã đẩy mạnh thu hút mạnh nguồn vốn ngoài ngân sách để đầu tư phát triển đồng bộ hệ thống kết cấu hạ tầng. Giải quyết dứt điểm các vướng mắc để đẩy nhanh tiến độ triển khai các dự án hạ tầng quan trọng của tỉnh trong lĩnh vực giao thông, điện, năng lượng, nhất là các công trình, dự án hoàn thành và khởi công mới nhân kỷ niệm 30 năm tái lập tỉnh Quảng Trị.

Quảng Trị quyết biến đỉnh Sa Mù thành "tiểu Đà Lạt"

ĐĂNG ĐỨC (THEO DANTRI.COM) |

Tỉnh Quảng Trị đang kỳ vọng xây dựng đèo Sa Mù, huyện Hướng Hóa thành “tiểu Đà Lạt”, bởi điều kiện đất đai, khí hậu nơi đây được đánh giá rất phù hợp phát triển nhiều sản phẩm nông nghiệp công nghệ cao.