Giáo sư Nguyễn Thị Ngọc Phượng nhận giải "Nobel châu Á"

Thanh Mai |

Ngày 16/11, giáo sư, tiến sĩ, bác sĩ Nguyễn Thị Ngọc Phượng đã được trao giải thưởng Ramon Magsaysay, được mệnh danh là “Nobel châu Á”.

Ngày 16/11, tại Nhà hát Metropolitan, thủ đô Manila, Philippines, giải thưởng Ramon Magsaysay lần thứ 66 đã được trao cho các cá nhân và tập thể xuất sắc, ghi nhận những đóng góp to lớn của họ. GS.BS Nguyễn Thị Ngọc Phượng, một trong năm người vinh dự được nhận giải này.

Sau khi nhận giải, GS.BS Nguyễn Thị Ngọc Phượng đã chuyển tặng toàn bộ số tiền thưởng (khoảng 50.000 USD) cho Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam TP.HCM nhằm giúp đỡ cho các nạn nhân bị ảnh hưởng chất độc da cam có cuộc sống tốt hơn.

Bà Cecilia L. Lazaro - Chủ tịch Hội đồng quản trị giải thưởng Ramon Magsaysay và ông Ramon B. Magsaysay Jr. trao giải cho GS.BS Nguyễn Thị Ngọc Phượng tại Nhà hát Metropolitan ở thủ đô Manila, Philippines. Ảnh: Trần Tiến Dũng
Bà Cecilia L. Lazaro - Chủ tịch Hội đồng quản trị giải thưởng Ramon Magsaysay và ông Ramon B. Magsaysay Jr. trao giải cho GS.BS Nguyễn Thị Ngọc Phượng tại Nhà hát Metropolitan ở thủ đô Manila, Philippines. Ảnh: Trần Tiến Dũng


Giáo sư Nguyễn Thị Ngọc Phượng được vinh danh vì những đóng góp quan trọng trong việc nghiên cứu và làm sáng tỏ tác hại của chất độc da cam/dioxin lên sức khỏe con người, cũng như việc vận động công lý và đòi quyền lợi cho các nạn nhân bị nhiễm chất độc này.

Giải thưởng Ramon Magsaysay năm nay cũng vinh danh các cá nhân và tập thể xuất sắc khác: Karma Phuntsho, cựu tu sĩ người Bhutan-người đóng góp trong học thuật và giáo dục chất lượng cao, giúp giải quyết nạn thất nghiệp; Bà Farwiza Farhan, người Indonesia với những nỗ lực bảo vệ các loài nguy cấp ở đảo Sumatra; Họa sĩ hoạt hình Nhật Bản Miyazaki Hayao có nhiều phim hoạt hình cho trẻ em đạt doanh thu cao nhất Nhật Bản; Nhóm bác sĩ Thái Lan được trao giải vì nỗ lực đảm bảo dịch vụ chăm sóc sức khỏe giá rẻ cho người nghèo ở nông thôn.

GS.BS Nguyễn Thị Ngọc Phượng, hiện là Phó chủ tịch không chuyên trách Ủy ban MTTQ Việt Nam TPHCM.

GS.BS Nguyễn Thị Ngọc Phượng nguyên là Giám đốc Bệnh viện Từ Dũ, bác sĩ Phượng đi tiên phong trong lĩnh vực thụ tinh trong ống nghiệm tại Việt Nam. Bà cũng chính là người "khai sinh" ra đội ngũ Cô đỡ thôn bản - cánh tay nối dài của y tế cơ sở - để chăm sóc sức khỏe phụ nữ mang thai, trẻ nhỏ vùng dân tộc thiểu số và miền núi.

Bà Phượng trở thành bác sĩ sản khoa trong giai đoạn Việt Nam còn chiến tranh. Năm 1968, khi còn là thực tập sinh, bà bị liên tiếp chứng kiến những trẻ chào đời dị tật bẩm sinh nghiêm trọng, không rõ lý do. Điều này đã thôi thúc bà dấn thân tìm hiểu nguyên nhân gây ra hậu quả này và đấu tranh cho các nạn nhân chất độc da cam, ủng hộ hành động pháp lý để đòi bồi thường từ các công ty hóa chất.

(Nguồn: Phụ nữ mới)

Chân dung nữ phó giáo sư Toán học trẻ nhất Việt Nam

Minh Nguyễn |

Tân phó giáo sư ngành Toán chỉ mất 4 năm hoàn thành 2 tấm bằng thạc sĩ và tiến sĩ tại Pháp.

Tân nữ giáo sư trẻ nhất năm 2024 thuộc về ngành Y học

Thanh Mai |

Tân nữ giáo sư trẻ nhất ngành y hiện làm việc tại Bộ Y tế. Chị quê ở Thái Bình, được đào tạo hoàn toàn trong nước.

Người Việt đầu tiên được Nhật Bản phong giáo sư

Hà Hữu Nết |

Tiến sĩ Đặng Lương Mô là người Việt Nam đầu tiên được Nhật Bản phong giáo sư. Bởi, ông đã công bố hơn 300 công trình khoa học, sáng tạo mạch điện tử “Dang Model” nổi tiếng, được cả thế giới tin dùng. Giáo sư Đặng Lương Mô còn góp phần quan trọng chế tạo “Con Chíp” điện tử đầu tiên mang thương hiệu “Made in Viet Nam”.

Người Việt đầu tiên được Nhật Bản phong giáo sư

Hà Hữu Nết |

Tiến sĩ Đặng Lương Mô là người Việt Nam đầu tiên được Nhật Bản phong giáo sư. Bởi, ông đã công bố hơn 300 công trình khoa học, sáng tạo mạch điện tử “Dang Model” nổi tiếng, được cả thế giới tin dùng. Giáo sư Đặng Lương Mô còn góp phần quan trọng chế tạo “Con Chíp” điện tử đầu tiên mang thương hiệu “Made in Viet Nam”.