Hà Nội tiếp tục có mưa lớn, nước lũ trên sông Hồng vượt mức báo động 1 tới 12 cm

Thu Trang |

Dự báo, trong chiều 10/9, Hà Nội tiếp tục có mưa rào và dông gây mưa lớn, trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh. Mực nước lũ trên sông Hồng tiếp tục dâng cao, đã vượt mức báo động 1 là 12 cm.

Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng thuỷ văn quốc gia, hiện nay trên ảnh vệ tinh, số liệu định vị sét và ảnh ra đa thời tiết cho thấy vùng mây đối lưu từ phía khu vực Bắc Ninh, Hưng Yên có xu hướng di chuyển và mở rộng về phía Hà Nội. Ngoài ra, vùng mây đối lưu từ phía huyện Thạch Thất, Quốc Oai cũng có xu hướng di chuyển về phía thành phố.

Lực lượng dân quân tự vệ và công an phường Yên Phụ hỗ trợ nhân dân đi chuyển tài sản khỏi vùng ngập. Ảnh: Huy Hùng/TTXVN
Lực lượng dân quân tự vệ và công an phường Yên Phụ hỗ trợ nhân dân đi chuyển tài sản khỏi vùng ngập. Ảnh: Huy Hùng/TTXVN

Trong chiều 10/9, những ổ mây đối lưu này trước tiên gây mưa rào và dông cho khu vực huyện Gia Lâm, quận Long Biên, Hoàng Mai, Thanh Trì, huyện Hoài Đức, Thanh Oai, Hà Đông,  sau đó tiếp tục mở rộng lan sang các quận nội thành khác của thành phố. Trong mưa dông, có khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh.

Theo kết quả đo tính, đến 12 giờ ngày 10/9, mực nước lũ sông Hồng vẫn tiếp tục lên tao với cường suất 10 cm/giờ, vượt mức báo động 1 là 4 cm. Đến 13 giờ ngày 10/9, mực nước lũ sông Hồng vẫn tiếp tục lên tao với cường suất 8 cm/giờ, vượt mức báo động 1 là 12 cm. 

Mực nước sông Hồng đã vượt mức báo động 1. Ảnh: TTXVN
Mực nước sông Hồng đã vượt mức báo động 1. Ảnh: TTXVN

Các chuyên gia cảnh báo, người dân khu vực ven sông Hồng tại Long Biên, Ba Đình, Hoàn Kiếm, Hai Bà Trưng, Hoàng Mai, Gia Lâm, Tây Hồ, Bắc Từ Liêm,... cần có phương án phòng, khẩn trương di dời, để tránh việc nước lên cao tràn vào sâu trong nhà dân. 

Dự báo, mực nước lũ sông Hồng còn tiếp tục dâng cao với biên độ 10-20cm/giờ, hoàn toàn có thể đạt mức báo động II (10,5m) và không loại trừ khả năng lên báo động III (12m) trong những ngày tới. 

(Nguồn: Báo Tin tức)

Tập trung khắc phục sự cố sập nhịp cầu Phong Châu và ứng phó, khắc phục hậu quả mưa lũ

PV |

Ngày 9/9/2024, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã có Công điện về việc tập trung khắc phục sự cố sập nhịp cầu Phong Châu, tỉnh Phú Thọ và ứng phó, khắc phục hậu quả mưa lũ, sạt lở đất, lũ ống, lũ quét tại các tỉnh miền núi, trung du Bắc Bộ.

Khẩn trương cứu hộ, cứu nạn người mất tích; tập trung ứng phó mưa lớn, lũ quét, sạt lở đất

PV |

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chỉ đạo tập trung cao độ hoạt động tìm kiếm, cứu hộ, cứu nạn đối với những tàu, tuyền, xà lan đang bị trôi dạt, gặp nạn, các trường hợp bị mất tích, chưa liên lạc được, ngay khi điều kiện cho phép.

Ứng phó bão số 3: Cao điểm mưa to, gió mạnh tại Thủ đô Hà Nội từ trưa đến tối 7/9

Thu Phương |

Sáng 7/9, ông Hoàng Phúc Lâm, Phó Giám đốc Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia cho biết diễn biến mới nhất của bão số 3. Cụ thể, sau khi vào vịnh Bắc Bộ, bão số 3 tiếp tục di chuyển theo hướng Tây, tốc độ từ 15-20km/giờ. 

Tháng 9, các khu vực khả năng xuất hiện một số đợt mưa to diện rộng

Thắng Trung |

Nhận định về các hình thái thời tiết trong tháng 9/2024, sáng 1/9, Phó Trưởng phòng Dự báo khí hậu, Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia Nguyễn Đức Hòa cho biết, trong tháng 9, hoạt động của bão, áp thấp nhiệt đới trên khu vực Biển Đông và ảnh hưởng đến đất liền của Việt Nam có khả năng ở mức xấp xỉ so với trung bình nhiều năm cùng thời kỳ (trung bình nhiều năm trên biển Đông là 2,4 cơn bão; trung bình nhiều năm đổ bộ vào đất liền là 1,2 cơn bão).