Hàng chục doanh nghiệp tìm mua vắc xin nhưng đều thất bại

Thanh Mai |

Nhiều công ty thậm chí còn chắc như đinh đóng cột rằng vắc-xin COVID-19 sẽ về trong tháng 7 và đầu tháng 8/2021.

Đầu tháng 6/2021, ông Lê Văn Sơn-Chủ tịch HĐQT Công ty CP Dược phẩm trung ương Codupha ở TPHCM cho biết đã đàm phán với một đối tác ở nước ngoài để đưa 20 triệu liều vắc-xin AstraZeneca về Việt Nam.

Ngày 9/6, Công ty CP Dược phẩm trung ương Codupha được Ngân hàng Viettinbank sẵn sàng bảo lãnh tài chính với hạn mức 192 triệu USD để nhập vắc- xin. 30 ngày sau khi có đầy đủ chứng thư thẩm định tài chính từ ngân hàng, ông Lê Văn Sơn - Chủ tịch HĐQT Công ty CP Dược phẩn trung ương Codupha vẫn “chưa thể đàm phán được với các hãng sản xuất vắc-xin vì họ không làm việc với doanh nghiệp”.

 

Ngày 26/7, Codupha nhận được thư “giới thiệu” do đích thân Phó Chủ tịch UBND TPHCM Dương Anh Đức ký gửi Công ty AstraZeneca và Công ty Hospital Trade. 

Ông Dương Anh Đức cho biết Codupha là đối tác hỗ trợ UBND TPHCM trao đổi với các nhà cung ứng đến vắc-xin phòng COVID-19 cho TPHCM, yêu cầu Codupha chịu trách nhiệm đàm phán ký hợp đồng mua bán và thực hiện hồ sơ nhưng ngày 27/8 đại diện Codupha cho biết “thương vụ thất bại”.

Tước đó Codupha cũng đã đàm phán để đặt mua 2 triệu liều vắc-xin của hãng này và ngân hàng Vietcombank cũng đã xác nhận cung ứng tín dụng 50 triệu USD cho công ty. Tuy nhiên, vẫn không có tín hiệu lạc quan. 

Công ty Đầu tư và phát triển MCP ở quận 3, TPHCM cũng gửi thư đến đích danh ông Jonathan Selib, lãnh đạo cấp cao của Pfizer toàn cầu xin mua 20 triệu liều vắc-xin hãng này. Tuy nhiên, đến nay chưa có phản hồi nào từ Pfizer-BioNTech.

Công ty CP Dược phẩm D.T tại quận 1, TPHCM còn gửi thông báo cho phóng viên rằng cuối tháng 7 vắc-xin Sputnik V sẽ về Việt Nam. Trước đó, công ty gửi báo giá đến các doanh nghiệp sẽ nhập 1 triệu liều vắc- xin Sputnik V của Nga với giá 39 USD/liều. Thế nhưng, đến nay không một liều vắc-xin Sputnik nào được nhập về.

Pfizer & BioNTech vừa ký với Bộ Y tế để cung cấp thêm cho Việt Nam 20 triệu liều vắc-xin nữa ngoài số 31 triệu liều đã ký trước đó. Đại diện Pfizer Việt Nam cho biết, số vắc-xin này được Pfizer cam kết giao vào cuối năm nay, trong năm nay, Việt Nam sẽ tiếp nhận 51 triệu liều từ hãng này, trong đó có 31 triệu liều đã ký trước đó.

Trao đổi với Tiền Phong, đại diện Pfizer Việt Nam cho biết, việc phân phối vắc-xin sẽ do Bộ Y tế chủ trì và Pfizer cam kết sẽ hợp tác với các cơ quan chính phủ giúp người dân Việt Nam sớm tiếp cận vắc-xin để đạt miễn dịch cộng đồng. 

Sáng 27/8, AstraZeneca cho biết đã chuyển thêm hai lô vắc-xin phòng COVID-19 về TPHCM, với tổng số 1.442.300 liều. Đây là lần giao vắc-xin thứ 10 và 11 với số lượng lớn nhất từ trước đến nay, thuộc hợp đồng đặt mua trước 30 triệu liều vắc-xin. 

Ngày 15/6, UBND TPHCM phát hành thư giới thiệu Công ty Sapharco, Tập đoàn VinaCapital đàm phán với Công ty Zuellig Pharma là đại diện nhà sản xuất vắc-xin Moderna để mua 5 triệu liều cho TPHCM.

Tuy nhiên, đến nay Công ty Sapharco vẫn đang chờ đại diện Moderna chuyển dự thảo hợp đồng mua 5 triệu liều Moderna, các quy định về bảo mật nội dung hợp đồng cho Công ty TNHH Zuellig Pharma, Tập đoàn VinaCapital và Công ty Sapharco để thương thảo và ký hợp đồng chính thức. 

(Nguồn: Phụ nữ mới)

Bộ Y tế phân bổ hơn 1,7 triệu liều vaccine AstraZeneca

Thanh Mai |

1,7 triệu liều vaccine AstraZeneca do Cộng hòa Ba Lan tài trợ và VNVC nhập khẩu đã được phân bổ cho các đơn vị, địa phương.

Thêm hơn 1,4 triệu liều vaccine AstraZeneca về đến TP Hồ Chí Minh

Đan Phương |

Ngày 27/8, Công ty Cổ phần Vacxin Việt Nam VNVC cho biết, AstraZeneca đã chuyển thêm hai lô vaccine phòng COVID-19 về TP Hồ Chí Minh với tổng số 1.442.300 liều.

Hơn 720.000 liều vaccine do Mỹ viện trợ đã tới Việt Nam

Viên Viên |

Chưa đầy 24 giờ sau tuyên bố của Phó Tổng thống Mỹ, 500.000 liều vaccine Pfizer thuộc lô viện trợ 1 triệu liều đã về tới TP.HCM và 270.000 liều khác tới Hà Nội.

Thái Lan phát triển robot rút vaccine hỗ trợ chiến dịch tiêm phòng Covid-19

PV |

Hệ thống robot rút vaccine do Đại học Chulalongkorn phát triển cho phép tối ưu hoá lượng vaccine cho mỗi mũi tiêm và có thể giúp tăng 20% số lượng liều tiêu chuẩn trong mỗi lọ chứa.