Hiệu quả công tác dân vận của lực lượng vũ trang ở xã Cam Tuyền

Anh Vũ |

Đề án “Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác dân vận của lực lượng vũ trang Quân khu 4 ở vùng đặc thù trên địa bàn quân khu giai đoạn 2023- 2030 và những năm tiếp theo” được Sư đoàn 968 phối hợp với huyện Cam Lộ triển khai tại xã Cam Tuyền từ đầu năm 2023. Sau hơn 1 năm triển khai, với nhiều mô hình hay, cách làm hiệu quả đã góp phần tạo sự đồng thuận trong xã hội, phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội; tạo điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế, củng cố QP-AN, nâng cao đời sống của Nhân dân trên địa bàn.

 
 Các đơn vị phối hợp bàn giao công trình “Ánh sáng đường quê” cho Bản Chùa, xã Cam Tuyền - Ảnh: A.V
      

Để triển khai có hiệu quả đề án, Sư đoàn 968 đã phối hợp với cấp ủy, chính quyền huyện Cam Lộ khảo sát, thống nhất và tổ chức ký kết chương trình phối hợp thực hiện. Đồng thời, chỉ đạo Trung đoàn 19 ký kết với xã Cam Tuyền, tập trung triển khai trên địa bàn Bản Chùa, là bản duy nhất có 100% người đồng bào dân tộc Vân Kiều ở huyện Cam Lộ.

Chương trình ký kết đã xác định rõ 6 mục tiêu và 9 nội dung, biện pháp triển khai thực hiện hằng năm phù hợp với yêu cầu, nhiệm vụ của đơn vị và tình hình thực tiễn của địa phương. Theo đó, Trung đoàn 19 thường xuyên phối hợp chặt chẽ với cấp ủy, chính quyền địa phương, các ban, ngành, tổ chức chính trị - xã hội tổ chức 24 buổi tuyên truyền về đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; về âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch lợi dụng vấn đề dân tộc, tôn giáo, dân chủ, nhân quyền chống phá Đảng, Nhà nước, quân đội với 2.460 lượt người dân tham gia.

Bên cạnh đó, thông qua hành quân huấn luyện dã ngoại, kết hợp làm tốt công tác tuyên truyền về nhiệm vụ QP-AN, xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân, góp phần nâng cao nhận thức cho Nhân dân thực hiện nghiêm đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, nhiệm vụ quân sự - quốc phòng; phát huy khối đại đoàn kết toàn dân tộc trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Đặc biệt, việc triển khai thực hiện đề án trên địa bàn xã Cam Tuyền được gắn với các phong trào thi đua “Cán bộ, chiến sĩ Sư đoàn 968 chung tay vì người nghèo - Không để ai bị bỏ lại phía sau”; “Cán bộ, chiến sĩ Sư đoàn 968 chung sức xây dựng nông thôn mới”; mô hình “Ngày thứ Bảy, Chủ nhật cùng dân” đảm bảo chặt chẽ, đồng bộ, hiệu quả.

Trong năm 2024 đã tổ chức lực lượng hỗ trợ 2.340 ngày công giúp xã Cam Tuyền mở rộng đường ra khu vực sản xuất; chỉnh trang, dọn dẹp vệ sinh khuôn viên các nhà sinh hoạt cộng đồng; tiến hành trồng 1.150 cây xanh tạo bóng mát, mở rộng các tuyến đường liên thôn; giúp Trường Mầm non Hoa Phượng và Trường Tiểu học Cam Tuyền củng cố cảnh quan môi trường.

Ngoài ra, phối hợp tổ chức khám, tư vấn sức khoẻ và cấp phát thuốc miễn phí cho 262 người dân với số tiền 45 triệu đồng; tổ chức chương trình “Xuân ấm áp, Tết yêu thương” và “Bánh chưng xanh vì người nghèo” nhân dịp tết Nguyên đán. Qua các hoạt động này, đơn vị đã trao tặng 68 suất quà, 450 cặp bánh chưng cho các hộ nghèo, hộ cận nghèo, gia đình có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn; tặng hệ thống loa truyền thanh cơ sở cho Bản Chùa với số tiền 140 triệu đồng.

Cùng với đó, sư đoàn còn phối hợp thực hiện hiệu quả mô hình “Thoát nghèo bền vững”, trọng tâm là giúp đỡ các gia đình hộ nghèo, hộ cận nghèo ở Bản Chùa chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi phù hợp với điều kiện tự nhiên, khí hậu thời tiết, góp phần tạo sinh kế, nâng cao thu nhập.

Trong đó, đã tập trung hỗ trợ kinh phí xây dựng chuồng chăn nuôi và bò giống sinh sản cho 3 gia đình hộ nghèo, với kinh phí 75 triệu đồng; hỗ trợ hơn 200 ngày công cho 10 gia đình trồng cây dược liệu. Phối hợp với Huyện đoàn Cam Lộ và Viettel Quảng Trị xây dựng công trình “Ánh sáng đường quê” với 25 cột đèn năng lượng mặt trời, chiều dài gần 2 km, trị giá 90 triệu đồng.

Phó Chính ủy Sư đoàn 968, Đại tá Phạm Văn Sâm khẳng định, sau hơn 1 năm phối hợp triển khai thực hiện đề án tại xã Cam Tuyền đã phát huy được hiệu quả, mang lại nhiều kết quả nổi bật. Trong đó, đội ngũ cán bộ, chiến sĩ có nhận thức sâu sắc về vị trí, vai trò, tầm quan trọng của công tác dân vận ở vùng đặc thù; phát huy trách nhiệm cao nhất trong quá trình thực hiện nhiệm vụ. Tăng cường mối quan hệ đoàn kết giữa đơn vị với cấp uỷ, chính quyền và Nhân dân trên địa bàn ngày càng sâu sắc, nhất là vùng đồng bào dân tộc thiểu số; củng cố niềm tin của Nhân dân với Đảng, Nhà nước và quân đội, góp phần tô thắm thêm hình ảnh người lính Cụ Hồ trong lòng Nhân dân.

Nguồn tin: Báo Quảng trị

TAGS

Hiệu quả công tác “dân vận khéo” ở Vĩnh Linh

Lê An |

Thời gian qua, các mô hình dân vận khéo trên địa bàn huyện Vĩnh Linh có sức lan tỏa ngày càng sâu rộng trên tất cả các lĩnh vực. Thông qua các mô hình không chỉ góp phần thay đổi diện mạo vùng nông thôn, hoàn thành các tiêu chí xây dựng nông thôn mới, thúc đẩy phát triển KT-XH, giữ vững ổn định chính trị, QP-AN tại địa phương, mà còn tạo được sự đồng thuận cao trong Nhân dân.

Nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh nhờ kết hợp hiệu quả đông - tây y

Nam Phương |

Đông y hay tây y đều là những phương pháp điều trị, hướng tới mục đích chăm sóc sức khỏe tốt nhất cho bệnh nhân. Việc kết hợp điều trị đông - tây y càng mang đến kết quả tích cực, khả quan hơn cho người bệnh trên địa bàn tỉnh, nhất là những ai mắc các bệnh về tai biến, xương khớp... Sự kết hợp này nhằm nâng cao hiệu quả và đổi mới trong công tác khám, chữa bệnh.

Nâng cao hiệu quả của tín dụng chính sách xã hội trong giai đoạn mới

Phương Minh |

Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Trị vừa ban hành Chương trình hành động số 143-CTr/TU thực hiện Chỉ thị số 39-CT/TW, ngày 30/10/2024 của Ban Bí thư Trung ương Đảng khóa XIII về nâng cao hiệu quả của tín dụng chính sách xã hội trong giai đoạn mới.

Hiệu quả công tác số hóa hoạt động cứu trợ, thiện nguyện

Thanh Hằng |

Quảng Trị là vùng đất hằng năm phải đối mặt với những khó khăn do thiên tai gây ra. Để chia sẻ những khó khăn đó, hằng năm nhiều tổ chức, cá nhân đã ủng hộ tiền, hàng hóa, giúp người dân vùng bị thiên tai ổn định cuộc sống. Tuy nhiên, hoạt động cứu trợ xã hội này nhiều khi còn mang tính tự phát, thiếu minh bạch, dẫn đến việc phân bổ nguồn lực không hiệu quả, chậm trễ trong việc hỗ trợ người dân gặp khó khăn. Nhằm khắc phục những hạn chế nói trên, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Quảng Trị đã tiên phong trong việc ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT), làm cho hoạt động cứu trợ, thiện nguyện đảm bảo tính công khai, minh bạch, mang lại hiệu quả cao.