Học sinh lớp 11 sáng tạo phần mềm nhận diện thực vật

PV |

Với mong muốn giúp người dùng nhận diện và hỗ trợ các thông tin cũng như công dụng của các loài thực vật, hai học sinh lớp 11 trường THPT Lý Tự Trọng (thành phố Nha Trang, Khánh Hòa) đã sáng tạo ra phần mềm "The Plantae" có khả năng nhận diện và cung cấp thông tin khoa học của thực vật.

Sản phẩm "The Plantae" của hai học sinh Trang Sĩ Thái và Nguyễn Trần Thanh Ngân đã đoạt giải Ba trong Cuộc thi Khoa học kỹ thuật cấp quốc gia do Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức tại tỉnh Thừa Thiên - Huế vào tháng 3/2021.

“Khi sáng tạo ra phần mềm này, chúng em mong muốn đem lại cách tiếp cận luồng thông tin cho dễ dàng, thuận tiện và không tốn thời gian, mà lại tăng thêm vốn kiến thức về thế giới thực vật quanh ta cho các bạn học sinh”, Thái và Ngân chia sẻ.

Từ tháng 5/2020, dưới sự định hướng của thầy hướng dẫn Nguyễn Lam, Thái và Ngân đã bắt tay vào tìm hiểu, sử dụng và đánh giá chi tiết về các phần mềm nhận diện thực vật có trên thị trường, nhằm tìm ra những ưu và nhược điểm của chúng. Từ đó, đưa ra ý tưởng cải thiện cũng như phát triển một sản phẩm tốt hơn.

 

Phần mềm được hoạt động trên hai hệ điều hành Android và iOS. Cơ chế của phần mềm này hoạt động dựa trên điều kiện có hình ảnh thực, khi sử dụng phần chụp ảnh, ảnh sẽ được xử lý qua nhiều bước giúp nâng cao chất lượng hình ảnh khi gửi để phân tích.

Ảnh gửi lên hệ thống máy chủ sẽ được tự động phân tích và nhận diện hình ảnh, nếu khớp tên với loài cây có trong hệ thống sẽ truy xuất dữ liệu về loài thực vật đó và trả kết quả phân tích về để người dùng xem.

Thầy Nguyễn Lam cho hay, sau nhiều lần chạy thử, đến tháng 8/2020 phần mềm của hai em đã chính thức được xuất bản trên cửa hàng Google Play dành cho nền tảng Android theo link cài đặt: dstteam.com/App-ThePlantae và nhận được nhiều ý kiến phản hồi tích cực từ người dùng. Nhiều nhận xét của người dùng trên cửa hàng đã giúp hai em nâng cao trải nghiệm của người dùng đối với phần mềm.

Ngoài giờ học, Thái và Ngân đều tìm cách tối ưu hóa phần mềm. Hiện, "The Plantae" trên Android đã đạt hơn 4.000 người cài đặt và sử dụng; hỗ trợ người dùng nhận biết hơn 12.000 loài dược thảo, thực vật và cung cấp thêm nhiều thông tin cho người dùng về loài thực vật đó.

Thái và Ngân cho biết, so với phần mềm trước đây, một số tính năng nhận diện được tối ưu, cung cấp nhiều thông tin quan trọng và bổ ích, có thể chia sẻ thông tin thực vật cho người khác, tìm kiếm tên thực vật, tìm kiếm hướng chữa một số loại bệnh... góp phần hỗ trợ người dùng sử dụng tiện dụng và hữu ích hơn.

Theo Thái và Ngân, các em sẽ tiếp tục nghiên cứu và cải tiến thuật toán nhận diện giúp nâng cao độ chính xác cũng như tốc độ xử lý nhận diện, giúp kết quả đưa ra chính xác nhất. Các em mong muốn sẽ cải tiến "The Plantae" về trạng thái tốt nhất, giúp đánh giá được tình trạng bệnh, mức độ dinh dưỡng của cây và đưa ra những chỉ dẫn cho người dùng chăm sóc thực vật tốt hơn.

“Trong quá trình cải tiến phần mềm, từ phiên bản chính thức đầu tiên tới hiện tại, phần mềm của hai em đã có nhiều tính năng mới được phát triển, một số tính năng được nâng cấp hơn, giúp phần mềm hoạt động ngày càng mượt và chính xác hơn nữa”, thầy Nguyễn Lam nhận xét.

(Nguồn: Ngày Nay)

TAGS

Thần tốc chế tạo robot phục vụ phòng chống đại dịch COVID-19

Chính Phủ |

Cán bộ, giảng viên thuộc nhóm nghiên cứu Trường Đại học Sao Đỏ, Hải Dương đã chế tạo thành công robot vận chuyển thực phẩm phục vụ phòng chống dịch.

Đột kích một xưởng sản xuất chế tạo pháo nổ

Quách Du |

Đột kích vào một xưởng chế tạo pháo nổ, cơ quan công an Thanh Hóa thu giữ nhiều quả pháo và một lượng thuốc nổ đang được cất giấu.

Lại phát hiện nhóm học sinh chế tạo pháo nổ

T.Tuấn |

Trên địa bàn huyện Hương Sơn (Hà Tĩnh), lực lượng công an vừa phát hiện, bắt giữ một nhóm học sinh chế tạo pháo nổ.

4 học sinh “học qua mạng” rồi chế tạo hàng chục quả pháo nổ

T. Tuấn |

Ngày 22.12, Công an xã Thạch châu, huyện Lộc Hà (tỉnh Hà Tĩnh) cho biết, vừa bắt qủa tang nhóm 4 học sinh chế tạo, tàng trữ pháo trái phép.