Kỷ niệm ngày Giỗ tổ Hùng Vương: Đa dạng, hấp dẫn hoạt động giáo dục về nguồn

Hiếu Nguyễn |

 Hướng tới ngày Giỗ tổ Hùng Vương, các cơ sở giáo dục triển khai nhiều hoạt động giáo dục về nguồn thiết thực.

 
Học sinh Trường THCS Chu Văn An (Bình Dương) trong hoạt động chuyên đề kỷ niệm ngày Giỗ tổ Hùng Vương. Ảnh: NTCC 

Để kiến thức lịch sử không khô cứng

Giáo dục về lịch sử nếu không có đổi mới, sáng tạo sẽ dễ trở nên khô khan, thiếu hấp dẫn, khó thu hút người học. Cô Lê Na - Phó Hiệu trưởng Trường PTDTNT THCS Kỳ Sơn (Nghệ An) cho rằng có thể tăng tính hiệu quả với việc tổ chức nhiều hoạt động giáo dục phong phú, đa dạng.

Trước hết, nội dung về thời đại Hùng Vương được lồng ghép vào các môn học như Ngữ văn, Lịch sử, Giáo dục công dân. Trong môn Ngữ văn, học sinh có thể học, cảm nhận qua truyền thuyết, truyện dân gian như “Sơn Tinh - Thủy Tinh”, “Bánh chưng, bánh dày”. Môn Lịch sử giúp các em tìm hiểu về nguồn gốc dân tộc, công lao dựng nước của các Vua Hùng. Môn Giáo dục công dân nhấn mạnh tinh thần uống nước nhớ nguồn, lòng tự hào dân tộc.

Bên cạnh đó, nhà trường có thể tổ chức hoạt động kể chuyện, thi tìm hiểu về lịch sử Vua Hùng trong giờ sinh hoạt dưới cờ. Học sinh được tham gia trả lời câu hỏi, kể lại các truyền thuyết hoặc trình bày cảm nhận về ý nghĩa của ngày Giỗ tổ. Ngoài ra, liên Đội có thể phối hợp với chuyên môn nhà trường phát động thi vẽ tranh, viết cảm nghĩ, sáng tác thơ văn về chủ đề này, khuyến khích học sinh thể hiện sự sáng tạo và bày tỏ tình cảm đối với quê hương, đất nước.

Cho học sinh hóa thân thành nhân vật lịch sử, diễn kịch về thời Hùng Vương cũng là cách hay để tăng hấp dẫn, hứng thú. Những vở kịch tái hiện câu chuyện “Bánh chưng, bánh dày”, “Sơn Tinh - Thủy Tinh” giúp người học nhập vai, ghi nhớ kiến thức lâu hơn và hiểu sâu sắc về giá trị văn hóa dân tộc. Ngoài ra, có thể tổ chức trò chơi, thi đố vui về lịch sử Vua Hùng với phần thưởng hấp dẫn để khuyến khích tinh thần học hỏi. Những trò chơi tương tác này giúp học sinh ôn lại kiến thức một cách vui vẻ, thoải mái, không gò bó.

Đặc biệt, một hoạt động thực tế ý nghĩa là thực hành làm bánh chưng, bánh dày - những món ăn truyền thống gắn liền với truyền thuyết thời Hùng Vương. Hoạt động này có thể tổ chức vào dịp Tết Nguyên đán, giúp học sinh trải nghiệm, hiểu rõ hơn nét đẹp văn hóa dân tộc.

“Thông qua các hoạt động, học sinh không chỉ hiểu biết về lịch sử mà còn thêm yêu quý, tự hào về truyền thống dân tộc; từ đó hình thành ý thức gìn giữ, phát huy giá trị văn hóa Việt Nam”, cô Lê Na cho hay.

Bên cạnh kiến thức văn hóa, khoa học, Sở GD&ĐT Bắc Giang luôn quan tâm chỉ đạo bồi dưỡng kiến thức, tìm hiểu về lịch sử của quê hương, đất nước, trong đó có ngày Giỗ tổ Hùng Vương. Nhà trường, giáo viên tích hợp nội dung giảng dạy lịch sử quê hương trong các giờ học chính khóa; tổ chức các hội thi; gặp gỡ, giao lưu, trò chuyện với nhân chứng lịch sử; học tập trải nghiệm tại các khu di tích… Bên cạnh đó, các trường thường xuyên tổ chức cho học sinh tham gia hoạt động “Đền ơn, đáp nghĩa”, “Uống nước nhớ nguồn”; tổ chức sinh hoạt dưới cờ về chủ đề giáo dục truyền thống cách mạng quê hương. - Bà Đào Thị Hường - Phó Giám đốc Sở GD&ĐT Bắc Giang


Nguồn tin: Báo Giáo dục và Thời đại

Hai học sinh lớp 9 đuối nước thương tâm trên sông Sa Lung

Quang Hải |

Sáng nay 27/3, lãnh đạo UBND xã Vĩnh Hà, huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị xác nhận trên địa bàn vừa xảy vụ đuối nước thương tâm khiến hai học sinh tử vong.

Dự án đoạt giải Nhất của hai học sinh Trường THPT thị xã Quảng Trị được chọn dự thi quốc tế

Tú Linh |

Ngày 26/3, Bộ Giáo dục và Đào tạo thông báo dự án “Xe lăn tự hành hỗ trợ người mắc bệnh xơ cứng teo cơ một bên trong di chuyển và giao tiếp” của hai học sinh lớp 12 Trường THPT thị xã Quảng Trị được chọn dự thi quốc tế tại Mỹ.

Đông Hà: Một học sinh lớp 4 tử vong vì đuối nước tại đập ngăn mặn

Trường Nguyên |

 Chiều ngày 26/3, thông tin từ Phòng Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy và Cứu nạn cứu hộ (PCCC và CNCH) Công an tỉnh Quảng Trị cho biết, sau thời gian tìm kiếm, thi thể một học sinh lớp 4 bị đuối nước ở đập ngăn mặn đã được tìm thấy.