Một số thủ đoạn của đối tượng mua bán người

Thành Nam |

Hiện nay, nạn mua bán người đang có những diễn biến phức tạp, các đối tượng mua bán người sử dụng nhiều thủ đoạn tinh vi. Để góp phần phòng ngừa hiệu quả đối với loại tội phạm này, bên cạnh sự vào cuộc quyết liệt của các cơ quan chức năng thì người dân cần tự trang bị những kiến thức để nhận diện thủ đoạn hoạt động của đối tượng lừa đảo cũng như các kỹ năng bảo vệ nếu không may trở thành nạn nhân.

Hiện nay, đối tượng mua bán người thường lợi dụng các hoàn cảnh khó khăn về kinh tế, sự nhẹ dạ cả tin, mất cảnh giác để lừa phụ nữ tại các tỉnh miền núi phía Bắc. Các đối tượng thông qua trang mạng xã hội như zalo, facebook, viber... để làm quen, giả vờ yêu đương, kết bạn nhằm môi giới hôn nhân nước ngoài trái phép.

Ngoài ra, một số đối tượng còn lợi dụng quy định về hiến ghép tạng để tìm gặp những nạn nhân khó khăn về kinh tế có nhu cầu bán thận, thương lượng mua với giá rẻ, làm giả giấy tờ, con dấu, sau đó bán cho người bệnh với giá cao. Một số đối tượng còn sử dụng hình ảnh, tên, địa chỉ giả để kết bạn với phụ nữ, trẻ em gái hoặc những người có nhu cầu tìm việc làm ở nước ngoài với mức lương cao, sau đó dẫn họ vượt biên sang Trung Quốc, Lào, Campuchia, ép bán làm vợ, vào các ổ mại dâm, các sòng bài.

Công an Quảng Trị tuyên truyền pháp luật tại xã Hướng Lập, huyện Hướng Hóa -Ảnh: T.N
Công an Quảng Trị tuyên truyền pháp luật tại xã Hướng Lập, huyện Hướng Hóa -Ảnh: T.N
Bên cạnh đó, lợi dụng chính sách mở cửa của Việt Nam và nhu cầu lao động ở nước ngoài, các đối tượng mua bán người đã tổ chức nhiều vụ đưa người trái phép ra nước ngoài lao động. Khi ra nước ngoài, chúng thu giữ giấy tờ tùy thân, bán để cưỡng bức lao động, quỵt tiền lương hay báo cơ quan chức năng kiểm tra, bắt giữ và trục xuất về nước hoặc dùng bạo lực khống chế đòi tiền chuộc. Ngoài ra, các đối tượng còn lập các trang mạng trên facebook, zalo để tìm kiếm người mang thai, sinh con ngoài ý muốn... sau đó dụ dỗ đưa họ sang nước ngoài sinh con để bán.

Qua nhiều vụ án mua bán người xảy ra trước đây, có thể nhận thấy, trường hợp có nguy cơ trở thành nạn nhân của tội phạm mua bán người thường tập trung ở những vùng nông thôn, nhất là vùng sâu, vùng xa, địa bàn biên giới.

Đa phần nạn nhân có hoàn cảnh kinh tế khó khăn, không có việc làm, gặp những chuyện éo le về tình cảm, thiếu hiểu biết xã hội và kỹ năng sống; nhận thức hạn chế hoặc một số cô gái trẻ thích hưởng thụ, ăn chơi, đua đòi, dễ tin theo lời hứa hẹn của đối tượng về việc làm ổn định, thu nhập cao hoặc lấy chồng người nước ngoài khá giả, dẫn đến bị lừa bán.

Để hạn chế đến mức thấp nhất nguy cơ trở thành nạn nhân của tội phạm mua bán người, trước hết mỗi người dân cần nêu cao tinh thần cảnh giác, tự bảo vệ mình và người thân.

Đây là yếu tố cần thiết trong công tác phòng ngừa, tránh tạo môi trường thuận lợi để bọn tội phạm hoạt động. Đồng thời phải luôn cảnh giác, đề phòng người lạ hoặc người thân đi làm ăn xa trở về hứa hẹn tìm việc hoặc rủ hợp tác làm ăn; cảnh giác với những lời hứa hẹn, dụ dỗ tìm việc làm có thu nhập cao trong các nhà máy, cửa hàng, quán bar, giúp việc trong nước, nước ngoài hoặc lấy chồng nước ngoài giàu có.

Từ chối mọi sự giúp đỡ về tiền bạc, lợi ích vật chất của người khác, nhất là từ người lạ mới quen biết. Tìm hiểu thật kỹ về địa danh, địa điểm mà mình định đến và đặc điểm, nhân thân của những người bạn đi cùng mình. Trước khi đi hãy tham khảo ý kiến mọi người và thông báo, nhắn gửi cho gia đình, người thân biết bạn sẽ đi đâu, đi với ai trước khi quyết định đi xa.

Thường xuyên tìm hiểu để nâng cao trình độ văn hóa, pháp luật, kỹ năng tự bảo vệ, có thể đảm bảo an toàn cho bản thân và giúp người thân khỏi bị mua bán. Quan trọng là phải luôn nhớ địa chỉ và số điện thoại tin cậy, có thể là của chính quyền, cơ quan, tổ chức, người thân… để liên hệ giúp đỡ khi cần thiết. Đồng thời, tuyên truyền cho những người thân trong gia đình, bạn bè biết và cảnh giác với tội phạm mua bán người.

Nếu không may trở thành nạn nhân của tội phạm mua bán người, trước hết nạn nhân cần bình tĩnh, giữ thông tin bí mật để các đối tượng không nghi ngờ. Sau đó tìm cách báo cho gia đình, người thân, cơ quan nhà nước nơi gần nhất hoặc cơ quan nhà nước sở tại về địa điểm, địa danh của mình để được hướng dẫn, giúp đỡ giải cứu an toàn.

Ngoài ra, nạn nhân có thể gọi điện thoại trực tiếp đến Tổng đài quốc gia 111 để được tư vấn, hỗ trợ. Về việc tiếp nhận, xác minh, bảo vệ nạn nhân và hỗ trợ nạn nhân được quy định tại Chương IV và Chương V của Luật Phòng, chống mua bán người.

(Nguồn: Báo Quảng Trị)

TAGS

Tử hình hai đối tượng nước ngoài mua bán trái phép hơn 45 kg ma túy đá

P.H.H |

Ngày 14/5, Tòa án nhân dân tỉnh Quảng Trị mở phiên tòa hình sự sơ thẩm xét xử các bị cáo: Thongvang (sinh năm 1988), trú tại bản Phonsaat, huyện Khamcot, tỉnh Bolikhamxay (Lào) về tội “Mua bán trái phép chất ma túy” và “Tàng trữ trái phép vũ khí quân dụng”; Tongleng Lo (sinh năm 1990) trú tại bản Sopna, huyện Viengthong, tỉnh Bolikhamxay (Lào) về tội “Mua bán trái phép chất ma túy”.

4 đối tượng mua bán, tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy lãnh án 36 năm tù

P.H.H |

Ngày 22/3, Toà án nhân dân tỉnh mở phiên toà hình sự sơ thẩm xét xử các bị cáo: Hoàng Hạ Thanh Trung và Hồ Thị Một (đều sinh năm 1993) về tội “Mua bán trái phép chất ma tuý”; Hoàng Tuất và Hồ Việt Tâm (đều sinh năm 1994) về tội “Tổ chức sử dụng trái phép chất ma tuý”. Tất cả các bị cáo đều cư trú tại thành phố Đông Hà, tỉnh Quảng Trị.

Mua bán pháo hoa ngoài cửa hàng Z121 và GAET, cả trên mạng, là phạm pháp

PV |

Cục Cạnh tranh-Bảo vệ người tiêu dùng nhấn mạnh các hoạt động mua bán ngoài phạm vi các cửa hàng của Nhà máy Z121 (cả trên mạng) và các cửa hàng của Tổng công ty GAET là trái với quy định pháp luật.

Bắt quả tang 3 đối tượng mua bán, tàng trữ trái phép hơn 400 kg pháo

Trần Khôi |

Ngày 9/1, Công an huyện Cam Lộ (Quảng Trị) cho biết, đơn vị vừa bắt quả tang 3 đối tượng có hành vi mua bán, tàng trữ hơn 400 kg pháo các loại.