Nhân viên ngân hàng kịp thời ngăn chặn hành vi lừa đảo qua mạng xã hội

Lê Trường |

Ngày 27/5, thông tin từ Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (Agribank) chi nhánh Quảng Trị cho biết, giao dịch viên thuộc Agribank chi nhánh huyện Triệu Phong đã kịp thời hỗ trợ một khách hàng “thoát” hành vi lừa đảo chuyển tiền qua mạng xã hội.

Trước đó, vào chiều ngày 24/5, chị N.T.H. trú tại xã Triệu Giang (huyện Triệu Phong) đến quầy giao dịch của Agribank chi nhánh huyện Triệu Phong yêu cầu kích hoạt lại mật khẩu để chuyển tiền trên ứng dụng điện thoại. Tại đây, chị H. cho biết, đã chuyển tiền thành công nhiều lần trong ngày, nhưng đến khi chuyển số tiền lớn hơn vì lúng túng nên đăng nhập sai mã pin quá 3 lần rồi bị khóa tác vụ trên ứng dụng.

Sau khi được nhân viên ngân hàng giải thích chưa thể kích hoạt lại mật khẩu trong ngày, chị N.T.H lo lắng và đề nghị làm thủ tục chuyển tiền tại quầy. Trước sự lo lắng của khách hàng, giao dịch viên hướng dẫn chị H. liên lạc với người nhận tiền để kiểm tra thông tin.

Tin nhắn của nhóm đối tượng gửi đến chị N.T.H. trước khi bị phát hiện - Ảnh: N.T.H
Tin nhắn của nhóm đối tượng gửi đến chị N.T.H. trước khi bị phát hiện - Ảnh: N.T.H
Tuy nhiên, chị H. trả lời không có số điện thoại của người nhận tiền và việc giao dịch chỉ thực hiện qua mạng xã hội. Nhận thấy dấu hiệu nghi vấn, các giao dịch viên giải thích, thuyết phục chị N.T.H cung cấp các thông tin thì phát hiện chị H. bị lừa để chuyển tiền. Sau đó, nhân viên ngân hàng đã hướng dẫn khách hàng này trình báo sự việc cho công an.

Theo chị N.T.H, trước đó chị có tiếp cận 1 trang mạng thuộc công ty truyền thông tìm cộng tác viên trực tuyến (online) để đọc tin quảng cáo và thu âm giọng nói với mức thu nhập khá hấp dẫn. Chị được đưa vào nhóm gồm 5 người và được hướng dẫn chuyển số tiền 2,4 triệu đồng qua tài khoản số 240400XY của Q.K.V tại Ngân hàng Quốc tế VIB để chứng minh đã hoàn thành hành động thứ nhất. Chị H. làm theo và được một tài khoản khác chuyển lại với số tiền cao hơn là 2,6 triệu đồng. Tiếp đó, lần thứ 2, chị H. chuyển số tiền lớn hơn là 12 triệu đồng và chị cũng đã được chuyển lại số tiền lớn hơn là 13,8 triệu đồng.

Để chứng minh đã hoàn thành xong nhiệm vụ thứ 3, chị H. được yêu cầu chuyển số tiền 1,3 triệu đồng và được nhận lại số tiền 1,5 triệu đồng. Đến lần thứ 4, được yêu cầu chuyển số tiền 38,9 triệu đồng, khi chuyển xong thì được yêu cầu phải chuyển thêm số tiền 75,9 triệu đồng thì mới hoàn thành nhiệm vụ thứ 4 và sẽ hoàn lại cho chị H. số tiền là 147 triệu đồng. Vì thấy chuyển số tiền lớn, chị H. liên lạc với các thành viên khác trong nhóm thì được biết họ đã thực hiện xong và đã nhận được tiền.

Lúc này tài khoản chị H. không đủ tiền nên xin hôm sau chuyển tiếp nhưng các đối tượng yêu cầu phải chuyển gấp trong ngày thì mới hoàn thành nhiệm vụ. Lo sợ không lấy được số tiền vừa chuyển nên chị vay mượn tiền để chuyển.

Khi đủ tiền, chị H. vì sức ép chuyển tiền gấp và lo lắng nên đã 3 lần đăng nhập sai mật khẩu trên ứng dụng Agribank E-Mobile Banking nên phải đến ngân hàng để nhờ hỗ trợ. Sau khi biết chị H. đã phát hiện việc bị lừa, các đối tượng trên đã hủy nhóm và xóa sạch thông tin trước đó.

(Nguồn: Báo Quảng Trị)

TAGS

Cần cảnh giác với các chiêu trò lừa đảo du lịch mùa lễ hội

Lan Anh |

Lừa đảo du lịch trong các mùa lễ hội luôn gia tăng, khi tội phạm mạng và những kẻ lừa đảo tìm cách lợi dụng tối đa các nạn nhân. Theo Tech Wire Asia, thật không may, rủi ro tiềm ẩn đối với các du khách không bao giờ kết thúc.

Cảnh báo giả mạo công chức thuế hướng dẫn cài app để lừa đảo

Thanh Mai |

Cục Thuế TP.HCM cảnh báo người dùng không tải ứng dụng theo đường dẫn bên ngoài hoặc cấp quyền thâm nhập sâu vào điện thoại.

Khởi tố, bắt tạm giam cán bộ ngân hàng lừa đảo hàng chục tỉ đồng

Anh Tuấn |

Ngày 29/3, cơ quan Cảnh sát điều tra (CSĐT) Công an tỉnh Quảng Trị ra quyết định khởi tố vụ án hình sự, khởi tố bị can và lệnh bắt tạm giam đối với Hồ Thị Hương Loan (sinh năm 1989), trú tại Khu phố 2, Phường 2, thị xã Quảng Trị về hành vi “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”.

Cảnh báo chiêu lừa đảo bằng trí tuệ nhân tạo

Hà My |

Các đối tượng lừa đảo sử dụng công nghệ Deepfake để tạo ra các sản phẩm công nghệ âm thanh, hình ảnh và video giống hệt người thân nạn nhân để lừa chuyển tiền.