Phát hiện nọc độc rắn có khả năng trị COVID-19

Phương Linh |

Các nhà nghiên cứu Brazil phát hiện nọc độc rắn jararacussu có tác dụng ức chế sản sinh virus SARS-CoV-2 trong tế bào khỉ.

Theo kết quả một nghiên cứu được công bố trên tạp chí khoa học Molecules hồi tháng 8, các nhà nghiên cứu Brazil đã phát hiện ra rằng, một phân tử có trong nọc độc của rắn jararacussu - một loài rắn cực độc đặc hữu ở Nam Mỹ - có thể ức chế tới 75% khả năng nhân lên của virus SARS-CoV-2 trong tế bào của những con khỉ được dùng làm thí nghiệm.

Rafael Guido, giáo sư Đại học Sao Paulo và là tác giả của nghiên cứu cho biết: “Chúng tôi đã chứng minh được thành phần nọc rắn này có thể ức chế một loại protein rất quan trọng của virus''.

Loài rắn độc jararacussu được sử dụng cho nghiên cứu điều trị COVID-19 ở Brazil. Ảnh: University of Sao Paulo
Loài rắn độc jararacussu được sử dụng cho nghiên cứu điều trị COVID-19 ở Brazil. Ảnh: University of Sao Paulo

Phân tử này là một peptide, hay chính là một chuỗi axit amin, có thể liên kết với một loại enzyme của virus SAR-CoV-2 được gọi là PLPro. Enzyme PLPro rất quan trọng đối với sự sản sinh virus mà không làm tổn thương các tế bào khác.

Giáo sư Guido giải thích, peptide được biết đến với đặc tính kháng khuẩn và có thể được tổng hợp trong phòng thí nghiệm, do đó việc săn lùng rắn jararacussu là không cần thiết.

Nhà nghiên cứu bò sát Giuseppe Puorto - người đứng đầu bảo tàng sinh học thuộc Viện Butantan ở Sao Paulo, Brazil - cũng đồng quan điểm cho rằng: "Chúng tôi lo ngại mọi người sẽ đi săn lùng rắn jararacussu trên khắp Brazil vì nghĩ rằng, chúng sẽ cứu thế giới... Nhưng không phải vậy. Bản thân nọc độc không phải là thứ có thể chữa khỏi COVID-19".

Theo tuyên bố từ Đại học Bang Sao Paulo, tiếp theo các nhà nghiên cứu sẽ tiến hành đánh giá hiệu quả các liều lượng khác nhau của phân tử nọc rắn và xem xét liệu nó có thể ngăn chặn virus xâm nhập vào tế bào ngay từ đầu hay không.

Rắn độc jararacussu là loài đặc hữu ở Nam Mỹ. Ảnh: University of Sao Paulo
Rắn độc jararacussu là loài đặc hữu ở Nam Mỹ. Ảnh: University of Sao Paulo

Họ cũng hy vọng sẽ sớm thử nghiệm trên tế bào con người nhưng chưa đưa ra mốc thời gian cụ thể.

Jararacussu là một trong những loài rắn lớn nhất ở Brazil, với chiều dài có thể lên tới 2m. Chúng sống ở rừng ven biển Đại Tây Dương và cũng được tìm thấy ở các quốc gia Nam Mỹ khác như Bolivia, Paraguay và Argentina.

(Nguồn: Báo Lao Động)

TAGS

Phát hiện mới: Mắc COVID-19 thể nặng giống bị rắn độc cắn

Thùy Dương |

Một nhóm nhà khoa học quốc tế tuyên bố vừa phát hiện ra một trong những nguyên nhân hàng đầu khiến bệnh nhân COVID-19 tử vong.

Mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng đạt hiệu quả cao

Ngọc Nhân |

Năm 2007, anh Trần Viết Quang, hội viên nông dân Chi hội Nam Sơn, xã Trung Giang, Gio Linh (Quảng Trị) đã mạnh dạn vay 1 tỉ đồng qua Ngân hàng Nông nghiệp và PTNT để đầu tư nuôi tôm thẻ chân trắng với 2 ao tôm, diện tích mặt nước 8.000 m2, mỗi năm nuôi 2 vụ, số lượng tôm giống thả khoảng 50 vạn con/vụ, sản lượng đạt 6 - 7 tấn/vụ.

Vàng trắng” hồi sinh

Hiếu Giang |

Sau khoảng 10 năm rớt giá sâu gần như chạm đáy, thời gian gần đây giá mủ cao su tăng cao trở lại khiến người trồng hết sức vui mừng. Thay cho khung cảnh những vườn cây cao su ảm đạm bị bỏ bê chăm sóc như nhiều năm trước, giờ đây không khí lao động tại những vườn cao su nhộn nhịp trở lại, báo hiệu loại cây được mệnh danh là “vàng trắng” một thời nay đã hồi sinh.

Các chiến sỹ áo trắng đoàn tụ với gia đình... qua facebook, zalo

Đình Thiệu |

Ngày 28/6 là Ngày Gia đình Việt Nam, khi nhiều người đang đoàn tụ, đầm ấm bên nhau, tôn vinh hạnh phúc gia đình, thì còn những y, bác sĩ phải ở trong bệnh viện căng mình chống dịch Covid-19.