Vụ mì ăn liền bị thu hồi:

Quy định về mức tồn dư ethylene oxide ở các nước là khác nhau

Thanh Mai |

Trước đó, Tổng giám đốc Acecook Việt Nam khẳng định không sử dụng ethylene oxide trong sản xuất.

Trao đổi với Tuổi trẻ, ông Ngô Xuân Nam, phó giám đốc Văn phòng SPS Việt Nam, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn  cho biết đơn vị vừa đưa cảnh báo về các sản phẩm mì ăn liền. 

Ông Nam nói: "Kết quả phân tích ethylene oxide trên hệ thống cảnh báo RASFF số 2021.4233 là 0,066 mg/kg liên quan đến mì tôm chua cay nhãn hiệu Hảo Hảo của Công ty cổ phần Acecook Việt Nam và số 2021.4177 là 0,052 mg/kg liên quan đến mì khô vị bò gà của Công ty cổ phần thực phẩm Thiên Hương.  Theo chỉ thị số 91/414/EEC của EU, hàm lượng ethylene oxide trong các loại thực phẩm này phải dưới ngưỡng 0,05 mg/kg. Như vậy, theo quy định của EU thì 2 sản phẩm này bị cảnh báo ở mức phải thu hồi/tiêu hủy.

 

Tổng giám đốc Acecook Việt Nam khẳng định không sử dụng ethylene oxide trong sản xuất. Tôi cho rằng tổng giám đốc Acecook Việt Nam thông tin rất kịp thời. Về nguyên nhân tại sao chất ethylene oxide có trong mì, theo tôi, sau khi doanh nghiệp rà soát và các cơ quan chuyên môn vào cuộc sẽ có câu trả lời". 

Ông Nam cho biết, trong thông tư 50/2016 của Bộ Y tế về quy định mức tối đa tồn dư thuốc bảo vệ thực vật trong thực phẩm không quy định dư lượng của chất ethylene oxide. Việc không quy định không có nghĩa là được phép sử dụng, trong lĩnh vực bảo vệ thực vật, ethylene oxide là chất cấm, không được phép sử dụng ở Việt Nam để phòng trừ sâu bệnh.

"Người dân không nên quá hoang mang trước thông tin này. Mỗi nước sẽ có quy định khác nhau về mức độ tồn dư ethylene oxide. Ethylene oxide là chất cấm sử dụng ở châu Âu nhưng EU cho phép tồn dư trong thực phẩm dưới ngưỡng 0,05 mg/kg.

Hiện nay chưa có công bố chính thức mức sử dụng hàm lượng ethylene oxide bao nhiêu thì ảnh hưởng đến sức khỏe, nhưng nếu ethylene oxide tích lũy dần trong cơ thể thì sẽ ảnh hưởng", ông Nam nhấn mạnh. 

Khi có thông tin như trên, doanh nghiệp bắt buộc phải rà soát lại toàn bộ quy trình từ nguồn gốc nhập nguyên liệu, quy trình sản xuất, chế biến, đóng gói, vận chuyển… Về nguyên tắc, các lô hàng xuất khẩu đều có hồ sơ gốc ghi đầy đủ thông tin.

(Nguồn: Phụ nữ mới)

Vụ việc mỳ Hảo Hảo: Chuyên gia khuyến nghị cần làm chặt khâu hậu kiểm

Đức Duy |

Theo Chủ tịch Hội bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam, chế tài xử phạt vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm cũng đã được nâng lên, song khâu yếu cần quan tâm khắc phục là công tác hậu kiểm.

CEO Acecook Việt Nam nói gì về mì Hảo Hảo chứa chất gây ung thư?

Hải My |

Tổng Giám đốc Công ty Acecook Việt Nam cam kết tất cả sản phẩm đang lưu hành tại thị trường Việt Nam đều tuân thủ pháp luật Việt Nam, đảm bảo an toàn sức khỏe của người tiêu dùng.

Thông tin mì Hảo Hảo chứa chất cấm: Bộ Y tế đề nghị xác minh làm rõ

Hương Giang |

Liên quan đến thông tin mì Hảo Hảo có chất cấm, Cục An toàn Thực phẩm, Bộ Y tế vừa có công văn đề nghị Vụ Khoa học và Công nghệ (Bộ Công Thương) xác minh, làm rõ vụ việc để thông tin minh bạch tới người tiêu dùng.

Vụ mì tôm Hảo Hảo chứa chất cấm: Bộ Công Thương vào cuộc

Nguyên Long |

Bộ Công Thương khẩn trương xác minh thông tin liên quan đến cảnh báo của Cơ quan An toàn thực phẩm Ireland về sản phẩm mì Hảo Hảo và miến Good của Acecook.