Triển khai công tác ứng phó với siêu bão RAI

Nhơn Bốn |

Ngày 17/12, tại Hà Nội, Ban Chỉ đạo Quốc gia về phòng chống thiên tai tổ chức cuộc họp trực tuyến triển khai công tác ứng phó với siêu bão RAI. Phó Thủ tướng Chính phủ, Trưởng Ban Chỉ đạo Quốc gia về Phòng chống thiên tai Lê Văn Thành chủ trì cuộc họp.  


Cơn bão muộn nhưng siêu mạnh

Trong sáng 17/12, bão RAI đang hoạt động trên vùng biển phía Tây miền Trung Philippin với sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 14 - 15, giật trên cấp 17. Dự báo chiều tối 17/12, bão sẽ đi vào biển Đông và đến 7 giờ sáng ngày 18/12 vị trí tâm bão ở khoảng 11,1 độ vĩ Bắc; 116,2 độ Kinh Đông, cách đảo Song Tử Tây khoảng 200 km về phía Đông, sức gió vùng gần tâm bão mạnh cấp 13 – 14, giật cấp 17.

Trong 24 - 48 giờ tiếp theo, tâm bão cách bờ biển Bình Định đến Khánh Hoà khoảng 280 km về phía Đông, sức gió mạnh cấp 13, giật cấp 16. Trong 48 -72 giờ tiếp theo, bão đổi hướng di chuyển theo hướng Bắc, Tây Bắc. Đến 7 giờ ngày 20/12, bão cách Đà Nẵng - Bình Định 150 km, sức gió mạnh cấp 12, giật cấp 15, sau đó bão đổi hướng Bắc, mỗi giờ di chuyển 15 km, cường độ có xu hướng giảm dần. Cảnh báo cấp độ rủi ro thiên tai trên vùng biển phía Đông khu vực giữa biển Đông là cấp 4. 

Các sở, ngành, đơn vị tham dự cuộc họp tại điểm cầu tỉnh Quảng Trị - Ảnh: N.B
Các sở, ngành, đơn vị tham dự cuộc họp tại điểm cầu tỉnh Quảng Trị - Ảnh: N.B

Hiện nay, nhiều địa phương đã nghiêm túc, khẩn trương triển khai các biện pháp cấp bách để chủ động ứng phó với siêu bão RAI.

Phát biểu chỉ đạo cuộc họp, Phó Thủ tướng Chính phủ, Trưởng Ban Chỉ đạo Quốc gia về phòng chống thiên tai Lê Văn Thành đánh giá cao công tác chuẩn bị ứng phó với thiên tai của các bộ, ngành trung ương và tinh thần, trách nhiệm của các địa phương trong tổ chức các phương án phòng chống bão. Đồng thời nhấn mạnh: Cơn bão RAI là siêu bão lại xuất hiện cuối mùa mưa bão nên dễ gây tâm lý chủ quan trong phòng chống bão. Bên cạnh đó, sóng biển cao 8 - 10 m, gió rất mạnh, bão có hướng di chuyển khó dự đoán, diễn biến khó lường nên đặc biệt nguy hiểm.  

Phó Thủ tướng Chính phủ, Trưởng Ban Chỉ đạo Quốc gia về phòng chống thiên tai Lê Văn Thành yêu cầu các bộ, ngành, địa phương không được lơ là, chủ quan trong ứng phó với siêu bão; phải quyết tâm thật cao để giảm thiểu tối đa thiệt hại về tính mạng, tài sản cho Nhân dân.

Yêu cầu Bộ Tài nguyên và Môi trường tăng cường bám sát tình hình, diễn biến cơn bão để làm tốt công tác dự báo, cung cấp kịp thời thông tin về cơn bão. Đối với các bộ, ngành, lực lượng quan đội, công an phải tăng cường phối hợp, chủ động triển khai đồng bộ các giải pháp ứng phó, ứng cứu khi có tình huống xấu xảy ra. Các địa phương cần nhanh chóng hoàn tất việc kêu gọi tàu thuyền vào bờ an toàn; xây dựng phương án hỗ trợ cho người dân khi cần thiết; có phương án đảm bảo an toàn hồ đập, đê điều, công trình, các điểm, vùng sạt lở. Các cơ quan truyền thông từ trung ương đến địa phương cần đẩy mạnh tuyên truyền, thông tin về siêu bão để mọi người nắm rõ, hạn chế thiệt hại do bão gây ra.  

Quảng Trị tích cực kêu gọi tàu thuyền tránh bão, lên phương án di dời, sơ tán dân

Theo báo cáo nhanh của Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn (PCTT&TKCN) tỉnh, để chủ động ứng phó với diễn biến của siêu bão RAI, tính đến 11 giờ ngày 17/12, toàn bộ 2.489 tàu thuyền với 7.056 thuyền viên trên địa bàn tỉnh đã nhận được thông tin và hướng di chuyển của bão. Trong đó, đã vào neo đậu tại các bến trên địa bàn tỉnh là 2.470 chiếc với 6.934 thuyền viên. Đang hoạt động ở khu vực biển đảo Cồn Cỏ là 19 chiếc với 122 thuyền viên. Tàu thuyền ngoại tỉnh đang neo đậu trên địa bàn tỉnh 11 chiếc với 73 thuyền viên.

Hệ thống 126 đập, hồ chứa nước thủy lợi đã tích đủ nước so với dung tích thiết kế. Các công trình hồ, đập đang thi công đã có phương án phòng chống, ứng phó với siêu bão, đảm bảo an toàn cho công trình. 

Ban Chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh đã chuẩn bị phương án di dân tránh bão cấp độ 3. Số lượng người dự kiến cần sơ tán của 4 huyện ven biển và huyện đảo Cồn Cỏ là 8.980 hộ với 27.966 nhân khẩu. Trong đó ưu tiên phương án sơ tán khẩn cấp 1.731 hộ dân với 6.207 nhân khẩu bị ảnh hưởng của các xã ven biển thuộc các huyện gồm: Hải Lăng, Triệu Phong, Gio Linh, Vĩnh Linh và huyện đảo Cồn Cỏ. 

Phương án di dân tránh lũ, ngập lụt với số lượng người dự kiến cần sơ tán tránh ngập lũ trên báo động 3 của toàn tỉnh là 14.341 hộ dân với 53.005 nhân khẩu.

Ban Chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh đã chuẩn bị kịch bản di dân tránh lũ ống, lũ quét, sạt lở đất. Đối với vùng địa hình tự nhiên có nguy cơ ảnh hưởng do thiên tai có 2 kịch bản: Kịch bản thứ nhất là sơ tán, di dời dân vùng xảy ra lũ ống, lũ quét với tổng số hộ dân cần sơ tán, di dời là 2.244 hộ dân với 8.921 nhân khẩu tại 30 xã thuộc 5 huyện nêu trên. Kịch bản thứ hai là sơ tán, di dời dân vùng xảy ra sạt lở đất với tổng số hộ dân cần sơ tán, di dời là 1.447 hộ với 6.831 nhân khẩu tại 27 xã thuộc 4 huyện trên địa bàn tỉnh.

Đồng thời, Ban Chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh còn xây dựng kịch bản sơ tán, di dời dân đối với các vùng nguy cơ cao từ các dự án điện gió với tổng số hộ cần sơ tán, di dời là 163 hộ/742 nhân khẩu tại 13 thôn, khối phố của 7 xã, thị trấn thuộc địa bàn huyện Đakrông và Hướng Hoá.

(Nguồn: Báo Quảng Trị)

Bão số 8 suy yếu thành áp thấp và đi vào đất liền; mưa lớn diện rộng, có nơi trên 600mm

PV |

Ngày 14/10, áp thấp nhiệt đới (suy yếu từ bão số 8 - KOMPASU) trên vùng biển ven bờ Nam Định đến Thanh Hóa đã suy yếu thành một vùng áp thấp.

Bão số 8 suy yếu thành ATNĐ; xuất hiện hình thế hết sức nguy hiểm sau bão

PV |

Ngày 13/10, bão số 8 đã đi vào Vịnh Bắc Bộ, cường độ suy yếu nhanh. Sáng nay, bão tiếp tục suy yếu thành áp thấp nhiệt đới. Dự báo trong 12 giờ tới, áp thấp nhiệt đới di chuyển nhanh theo hướng Tây, mỗi giờ đi được 20-25km, suy yếu thành một vùng áp thấp và đi vào khu vực Thanh Hóa, Nghệ An.

Bão giật cấp 14 hướng vào Thanh Hóa-Quảng Bình, mưa lớn tới 350mm

PV |

Hồi 07 giờ ngày 13/10, vị trí tâm bão ở khoảng 19,0 độ Vĩ Bắc; 113,1 độ Kinh Đông, cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 260km về phía Bắc Đông Bắc, cách đảo Hải Nam (Trung Quốc) khoảng 280km về phía Đông.

Bão số 8 di chuyển nhanh, hướng vào Thanh Hóa - Quảng Bình

PV |

Hồi 13 giờ ngày 12/10, vị trí tâm bão số 8 (KOMPASU) ở cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 610km về phía Đông Đông Bắc. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 10-11 (90-120km/giờ), giật cấp 13. Dự báo trong 24 giờ tới, bão di chuyển nhanh theo hướng Tây, mỗi giờ đi được 25-30km và có khả năng mạnh thêm.