Từ 1/10: Gửi tin nhắn quảng cáo phải có sự đồng ý của người nhận

Long Nguyễn |

Theo Nghị định 91/2020/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 1.10, việc gửi tin nhắn quảng cáo phải sử dụng tên định danh và phải được người sử dụng đồng ý trước về việc nhận quảng cáo.

Cụ thể, Nghị định 91/2020/NĐ-CP đã nêu rõ các quy định về việc quảng cáo qua tin nhắn, thư điện tử và gọi điện thoại.

Theo đó, đối với quảng cáo qua tin nhắn và đối với số điện thoại, người quảng cáo chỉ được phép gửi tin nhắn đăng ký quảng cáo đầu tiên và duy nhất

Trường hợp người sử dụng từ chối nhận quảng cáo hoặc không trả lời sau khi nhận tin nhắn đăng ký quảng cáo đầu tiên, người quảng cáo không được phép gửi bất kỳ tin nhắn đăng ký quảng cáo hoặc tin nhắn quảng cáo nào đến số điện thoại đó.

Từ 1/10, việc gửi tin nhắn quảng cáo phải có sự đồng ý của người nhận. Ảnh: Thảo Anh.
Từ 1/10, việc gửi tin nhắn quảng cáo phải có sự đồng ý của người nhận. Ảnh: Thảo Anh.

Mỗi người quảng cáo không được phép gửi quá 3 tin nhắn quảng cáo tới một số điện thoại, 3 thư điện tử quảng cáo tới một địa chỉ thư điện tử, 1 cuộc gọi điện thoại quảng cáo tới một số điện thoại trong vòng 24 giờ.

Chỉ được gửi tin nhắn trong khoảng thời gian từ 7h đến 22h mỗi ngày, gọi điện thoại quảng cáo từ 8h đến 17h mỗi ngày (trừ trường hợp đã có thỏa thuận khác với người sử dụng).

Chỉ được gửi tin nhắn quảng cáo, gọi điện thoại quảng cáo khi đã được cấp tên định danh và không được phép sử dụng số điện thoại để gửi tin nhắn quảng cáo hoặc gọi điện thoại quảng cáo.

Theo Bộ Thông tin và Truyền thông: "Nếu khách hàng không hề đăng ký tham gia hoặc không đồng ý nhận quảng cáo, tin nhắn quảng cáo sẽ bị coi là tin nhắn rác. Hành vi gửi tin nhắn quảng cáo trái quy định là vi phạm pháp luật và sẽ bị xử lý".

Đồng thời, theo Nghị định 91, tuỳ theo hành vi, người vi phạm gửi tin nhắn, gọi điện quảng cáo trái quy định có thể bị xử phạt từ 5 triệu đến 100 triệu đồng, thậm chí bị buộc thu hồi số điện thoại vi phạm.

Quy định mới cũng nêu rõ về hệ thống tiếp nhận phản ánh tin nhắn rác, thư điện tử rác, cuộc gọi rác. Cụ thể, người sử dụng dịch vụ viễn thông, Internet, thư điện tử có thể liên hệ tới Hệ thống tiếp nhận (do Cục an toàn thông tin - Bộ Thông tin và Truyền thông xây dựng) qua đầu số 5656 để phản ánh tình trạng tin nhắn rác, thư điện tử rác, cuộc gọi rác.

(Nguồn: Báo Lao Động)

Quản lý an toàn thực phẩm: ‘Nắm dao đằng lưỡi’

Nguyễn Tiến Đạt |

Dù biết rằng, khó có một mô hình nào để “hài hoà” quyền lợi và trách nhiệm của 3 bên: doanh nghiệp - nhà quản lý - người tiêu dùng. Nhưng, khó không có nghĩa là nhà quản lý cho phép mình chủ quan, duy ý chí, “nắm dao đằng lưỡi” trong việc quản lý an toàn vệ sinh thực phẩm như hiện nay. 

Vụ Ngộ độc Pate Minh Chay: Lộ lỗ hổng của ngành an toàn thực phẩm

Thùy Linh |

Không ít bệnh nhân đang phải đối mặt với nguy hiểm vì ngộ độc bởi độc tố có trong pate Minh Chay. Việt Nam chưa có kinh nghiệm điều trị trước đó, thuốc giải độc hiếm và đắt đỏ, nỗi lo công tác điều trị sẽ gặp khó nếu gặp phải số lượng lớn bệnh nhân. Trong khi đó, nếu kiểm soát tốt khâu an toàn thực phẩm, áp lực trong điều trị sẽ có thể không xảy ra.

Áp dụng song song điện một giá và điện bậc thang lợi hay thiệt?

Thanh Mai |

Với giá điện một giá kể trên, những khách hàng dùng 701 số trở lên mới nên chọn sử dụng phương án này.

Sản xuất tiến sĩ dỏm nhiều như "lò ấp" trứng

Lê Thanh Phong |

Thanh tra Chính phủ công bố quyết định thanh tra tại Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, trong đó có việc đào tạo và cấp bằng thạc sĩ, tiến sĩ. Thời kỳ thanh tra từ năm 2015 đến tháng 12/2019; khi cần thiết có thể xem xét trước hoặc sau thời kỳ trên.