Ứng dụng công nghệ thông tin thực hiện tốt dân chủ ở cơ sở

Võ Thái Hòa |

 Nhằm thực hiện tốt các biện pháp đảm bảo thực hiện dân chủ ở cơ sở trên địa bàn tỉnh Quảng Trị theo Nghị quyết 120/2024/NQ-HĐND ngày 6/12/2024 của HĐND tỉnh, các cấp ủy đảng, chính quyền, các hội đoàn thể chính trị - xã hội đã tích cực lãnh đạo, chỉ đạo và thực hiện ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT), trang bị phương tiện kỹ thuật và bảo đảm các điều kiện cần thiết cho việc tổ chức thực hiện dân chủ ở cơ sở phù hợp với tiến trình xây dựng chính quyền điện tử, chính quyền số, xã hội số.

Cử tri phường Đông Lương, thành phố Đông Hà đề đạt nguyện vọng tới các cấp chính quyền -Ảnh: Trần Tuyền

Trong thời kỳ đẩy mạnh chuyển đổi số, việc ứng dụng CNTT để nắm bắt nguyện vọng của Nhân dân và thực hành dân chủ là cần thiết, là xu thế tất yếu, góp phần tạo sự đồng thuận trong mọi tầng lớp nhân dân. Xã hội càng phát triển, dân chủ càng được mở rộng, thực hành dân chủ càng được đề cao, vì thế Đảng, Nhà nước, chính quyền các cấp thường xuyên nắm tình hình đời sống, tâm tư, nguyện vọng của Nhân dân để có chủ trương, biện pháp đúng đắn, kịp thời.

Trong thời kỳ cách mạng Công nghiệp 4.0, CNTT giúp tự động kết nối nhanh giữa các cơ quan, tổ chức trong hệ thống chính trị với Nhân dân. Ứng dụng CNTT trong việc thu thập, tổng hợp nguyện vọng của Nhân dân được chính xác và việc quản lý, cung cấp thông tin cũng nhanh chóng, đầy đủ, kịp thời, giúp lãnh đạo, chỉ đạo, phối hợp thực hiện giải quyết những bức xúc của Nhân dân được hiệu quả, thực hành dân chủ ở cơ sở nhờ đó cũng tốt hơn.

Thời gian qua, các cấp ủy, tổ chức đảng chú trọng lãnh đạo, chỉ đạo các cấp, ngành đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong thực hành dân chủ ở cơ sở đạt được những kết quả đáng kể. Để thực hiện tốt nhiệm vụ này, các cấp, ngành, địa phương quan tâm xây dựng và phát triển hạ tầng kỹ thuật hiện đại, kết nối liên thông, các hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu phục vụ chuyển đổi số, trong đó có hệ thống tiếp nhận phản ánh, kiến nghị của tổ chức, doanh nghiệp và người dân.

Bố trí trang thiết bị đầy đủ, hiện đại trong hoạt động điều hành của các cơ quan hành chính và phục vụ hành chính công. Nâng cao hiệu quả hoạt động của Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh, bộ phận tiếp nhận và trả kết quả một cửa cấp xã thực hiện công khai, minh bạch trong tiếp nhận, giải quyết hồ sơ, thủ tục hành chính của công dân, tổ chức theo quy định của pháp luật.

Nhiều cơ quan, đơn vị, tổ chức đã tích cực triển khai nghiên cứu, ứng dụng các phầm mềm trong nắm bắt tình hình của Nhân dân, thực hành dân chủ.

Cổng thông tin điện tử của tỉnh đã tiếp nhận, xử lý nhiều ý kiến của tổ chức, cá nhân. Nhiều địa phương, cơ quan, đơn vị, tổ chức chính trị - xã hội sử dụng ưu thế của mạng xã hội để tập hợp, nắm bắt kịp thời những tâm tư, nguyện vọng, bức xúc của Nhân dân ngay tại cơ sở.

Trong thực hành dân chủ, các sở, ban, ngành, chính quyền các cấp quan tâm đăng tải những dự thảo văn bản quy phạm pháp luật, các chương trình, chính sách liên quan mật thiết tới Nhân dân để lấy ý kiến của Nhân dân.

Kiện toàn, nâng cao chất lượng đội ngũ làm công tác CNTT ở các cơ quan, đơn vị, địa phương; đi đôi với việc bồi dưỡng, nâng cao khả năng sử dụng CNTT về thực hiện dân chủ ở cơ sở cho cán bộ, công chức, viên chức, người lao động. Cán bộ, công chức, viên chức từ tỉnh đến cơ sở được trang bị máy tính, có hộp thư điện tử công vụ, được tập huấn ứng dụng CNTT trong công tác và việc gửi, nhận văn bản điện tử...

Sử dụng hộp thư điện tử, cổng thông tin điện tử, mạng xã hội... để thông báo, tiếp nhận và xử lý những phản ánh của tổ chức, cá nhân trong thực hiện dân chủ ở cơ sở, giúp cấp ủy, chính quyền địa phương lãnh đạo, chỉ đạo giải quyết nhanh chóng, kịp thời.

Mở rộng áp dụng các tiện ích cung cấp, hỗ trợ người dân trong thực hiện các dịch vụ công, mã QR Code tại bộ phận một cửa để người dân tiếp cận thanh toán tiện ích công, đánh giá công tác tiếp công dân, giải quyết các thủ tục hành chính...

Để nâng cao hơn nữa hiệu quả ứng dụng CNTT trong thực hiện dân chủ ở cơ sở, thời gian tới, tỉnh tập trung thực hiện những nhiệm vụ trọng tâm: Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, tổ chức đảng, phát huy vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, đơn vị, tổ chức trong việc ứng dụng CNTT để thực hành dân chủ ở cơ sở, tiếp tục thành lập các tổ tư vấn hỗ trợ ứng dụng cho người dân. Kiện toàn tổ chức, cán bộ chuyên trách CNTT ở các cơ quan, đơn vị, đồng thời thường xuyền đào tạo bồi dưỡng, nâng cao khả năng khai thác, sử dụng CNTT cho cán bộ, công chức trong giai đoạn mới. Hoàn thiện cơ sở pháp lý đưa CNTT vào thực hành dân chủ ở cơ sở trên những lĩnh vực có liên quan trực tiếp tới lợi ích của Nhân dân.

Tiếp tục đầu tư nâng cao chất lượng hạ tầng kỹ thuật CNTT, hình thành mạng lưới kết nối khép kín truyền tải thông tin giữa cơ quan, đơn vị, tổ chức trong hệ thống chính trị từ tỉnh đến cơ sở. Tăng cường nghiên cứu, ứng dụng CNTT trong hoạt động của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội. Tiếp tục phát triển các kênh giám sát, lấy ý kiến của người dân về kết quả thực hiện các quy định của pháp luật về thực hiện dân chủ ở cơ sở. Xây dựng mô hình và từng bước thực hiện dân chủ điện tử.

Đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của Nhân dân, thực hành dân chủ ở cơ sở và giải quyết những kiến nghị của Nhân dân. Tăng cường tận dụng yếu tố tích cực của mạng xã hội để nắm bắt tâm tư, nguyện vọng chính đáng, hợp pháp của các tầng lớp nhân dân và thực hành dân chủ, khuyến khích cán bộ, đảng viên, hội viên, người có uy tín trong cộng đồng đăng tải, chia sẻ những thông tin tích cực, gương người tốt, việc tốt lên mạng xã hội nhằm “lấy cái đẹp dẹp cái xấu”; đấu tranh phản bác những thông tin xấu, độc trên không gian mạng, nêu cao ý thức trách nhiệm của công dân điện tử.

Ứng dụng CNTT trong thực hành dân chủ ở cơ sở đòi hỏi các cấp, ngành, tổ chức chính trị - xã hội lãnh đạo, chỉ đạo thường xuyên với giải pháp quyết liệt có lộ trình, bước đi cụ thể, phù hợp, hiệu quả. Từ đó tạo được đồng thuận trong xã hội, phát huy được nguồn lực to lớn trong Nhân dân, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân.

Nguồn tin: Báo Quảng Trị

Ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào chăn nuôi vịt

Trần Anh Minh |

Là loài thủy cầm nhưng vịt rất mẫn cảm với môi trường nước bị ô nhiễm và chất thải chăn nuôi. Do đó, những năm gần đây, người chăn nuôi tìm tòi cải tiến quy trình chăn nuôi vịt nhằm hạn chế sự tác động của chất thải chăn nuôi đến tốc độ sinh trưởng của vịt. Nhằm giúp nông dân có thêm một phương pháp kỹ thuật chăn nuôi vịt, Trung tâm Khuyến Nông tỉnh triển khai thực hiện mô hình nuôi vịt thịt trên sàn mang lại hiệu quả kinh tế khá và được người dân đón nhận nhân rộng.

Đề xuất chấm dứt hoạt động toàn bộ dự án Vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao FAM Quảng Trị

Bảo Bình |

Sau 4 lần Công ty TNHH Sản xuất và Kinh doanh Xuất nhập khẩu nông sản FAM Quảng Trị xin gia hạn thực hiện dự án Vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao FAM Quảng Trị (Dự án FAM Quảng Trị) nhưng đến nay đã quá thời hạn quy định mà nhà đầu tư không có văn bản phản hồi, không thực hiện các nội dung đã cam kết và được cơ quan nhà nước yêu cầu. Tính đến nay, dự án chậm tiến độ 72 tháng so với tiến độ phê duyệt lần đầu và 54 tháng so với tiến độ phê duyệt điều chỉnh lần 1. Ngày 15/4/2025, Sở Tài chính đã có văn bản trình UBND tỉnh Quảng Trị đề xuất chấm dứt hoạt động toàn bộ dự án này.