Xét xử cựu thứ trưởng Tô Anh Dũng và 53 người vụ "chuyến bay giải cứu"

Thanh Mai |

Được biết, tổng cộng có gần 120 luật sư đăng ký tham gia bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho các bị cáo.

Sáng 11/7, Tòa án nhân dân TP. Hà Nội mở phiên tòa xét xử sơ thẩm cựu Thứ trưởng Tô Anh Dũng và 53 bị cáo trong vụ "chuyến bay giải cứu".

Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao truy tố 54 bị cáo. Trong đó, 21 bị cáo về tội “Nhận hối lộ” theo quy định tại điều 354 Bộ luật Hình sự; 23 bị cáo về tội “Đưa hối lộ" theo quy định tại Điều 364 Bộ luật Hình sự; 4 bị cáo về tội “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ" theo quy định tại Điều 356 Bộ luật Hình sự; 4 bị cáo về tội “Môi giới hối lộ” theo quy định tại Điều 365 Bộ luật Hình sự. Một bị cáo bị truy tố về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản" theo quy định tại Điều 174 Bộ luật Hình sự. Một bị cáo bị truy tố về cả hai tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản" và “Đưa hối lộ".

Được biết, tổng cộng có gần 120 luật sư đăng ký tham gia bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho các bị cáo. 

Trong phần thủ tục, một số người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan xin xét xử vắng mặt. TAND Hà Nội thấy rằng sự vắng mặt của những người này không ảnh hưởng đến phiên tòa và sẽ tiếp tục triệu tập nếu cần thiết. Các bị cáo cho hay đều đã nhận được cáo trạng trước phiên xét xử và không có ý kiến gì về thành phần cơ quan tố tụng và HĐXX.

Dẫn giải cựu Thứ trưởng Tô Anh Dũng đến phiên tòa
Dẫn giải cựu Thứ trưởng Tô Anh Dũng đến phiên tòa
Đại diện VKS bắt đầu công bố bản cáo trạng dài 102 trang. Phần thẩm vấn các bị cáo dự kiến bắt đầu vào chiều nay.

Theo cáo trạng của Viện Kiểm sát Nhân dân tối cao, khi dịch Covid-19 bùng phát, Chính phủ đã chỉ đạo tổ chức các chuyến bay đưa công dân Việt Nam từ nước ngoài về nước để phòng, chống dịch. Chính phủ giao cho Văn phòng Chính phủ, Tổ công tác của một số Bộ, ngành và địa phương thực hiện quy trình cấp phép chuyến bay và cho chủ trương cách ly.

Doanh nghiệp có nhu cầu tổ chức chuyến bay combo phải xin chủ trương của UBND cấp tỉnh, thành phố - nơi thực hiện cách ly công dân về nước. Hồ sơ sau đó được gửi về Cục Lãnh sự, Bộ Ngoại giao để đơn vị này tổng hợp, lấy ý kiến tổ công tác 5 bộ (Ngoại giao, Công an, Y tế, Giao thông Vận tải, Quốc phòng).

Quá trình thực hiện, từ tháng 9/2020 đến tháng 12/2022, nhiều cá nhân thuộc các cơ quan liên quan đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn, nhiệm vụ được giao, nhận hối lộ gần 167 tỷ đồng. Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ, gây thiệt hại trên 10 tỷ đồng.

Bên cạnh đó, nhiều cá nhân là đại diện các doanh nghiệp đã đưa hối lộ tổng số tiền trên 226 tỷ đồng. 4 cá nhân môi giới hối lộ tổng số tiền hơn 74 tỷ đồng và lừa chiếm đoạt 24,5 tỷ đồng.

Để có chi phí giải quyết hồ sơ khi thực hiện các chuyến bay, nhóm 20 doanh nghiệp với hơn 100 pháp nhân phải nâng giá vé, "vẽ" thêm nhiều chi phí phát sinh với khách hàng có nhu cầu về nước giữa đại dịch. Viện Kiểm sát nhân dân tối cao cũng cho biết, người nhận hối lộ nhiều nhất là Phạm Trung Kiên, cựu Thư ký của Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên, với hơn 250 lần nhận tổng số tiền trên 43 tỷ đồng.

Ngoài ra, Vũ Anh Tuấn, cựu cán bộ Cục Quản lý xuất nhập cảnh, Bộ Công an, với 49 lần nhận tổng số tiền hơn 27 tỷ đồng.

Nguyễn Thị Hương Lan, cựu Cục trưởng Cục Lãnh sự, Bộ Ngoại giao, có 32 lần nhận tổng số tiền trên 25 tỷ đồng; Đỗ Hoàng Tùng, nguyên Phó Cục trưởng Cục Lãnh sự, từ tháng 11/2020 đến tháng 12/2021, đã nhận hối lộ 38 lần, tổng số tiền hơn 12 tỷ đồng.

Cựu Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Tô Anh Dũng bị xác định có 37 lần nhận tổng số tiền 21,5 tỷ đồng; cựu Thứ trưởng Vũ Hồng Nam bị cáo buộc có 2 lần nhận tổng số tiền trên 1,8 tỷ đồng.

Bị can Nguyễn Quang Linh, nguyên Trợ lý Phó thủ tướng Chính phủ, từ tháng 3/2021 đến tháng 4/2021, đã nhận hối lộ 5 lần, số tiền gần 4,3 tỷ đồng.

Bị can Vũ Sỹ Cường, nguyên cán bộ Phòng Tham mưu, Cục Quản lý xuất nhập cảnh Bộ Công an, từ tháng 6/2021 đến tháng 12/2021, đã nhận hối lộ 7 lần, tổng số gần 9,4 tỷ đồng.

Ngoài hành vi đưa nhận hối lộ để thực hiện chuyến bay giải cứu, VKS xác định còn có nhóm bị cáo đã móc ngoặc để chạy án cho doanh nghiệp. Bị cáo Nguyễn Anh Tuấn, cựu thiếu tướng, cựu Phó giám đốc Công an Hà Nội, đã nhận 2,65 triệu USD (khoảng 61,6 tỷ đồng) để chạy án cho bị cáo Lê Hồng Sơn và Nguyễn Thị Thanh Hằng, Tổng và Phó tổng giám đốc Công ty Bầu trời xanh.

Ông Tuấn khai trừ đi 400.000 USD giữ lại, đã đưa hết 2,25 triệu USD cho bị cáo Hoàng Văn Hưng (cựu trưởng phòng điều tra Cục An ninh điều tra, Bộ Công an) theo từng lần Hằng chuyển tiền đến.

Nhiều bị cáo là cựu quan chức trong vụ án này" đã nộp lại ít nhất 3/4 số tiền bị cáo buộc nhận hối lộ. Đây được xem là tình tiết giảm nhẹ khi tòa đưa vụ án ra xét xử.

Bị cáo Nguyễn Quang Linh - cựu trợ lý phó thủ tướng - 5 lần nhận hối lộ với tổng số tiền 4,26 tỉ đồng. Đến nay, ông Linh cùng gia đình đã nộp 4,47 tỉ đồng để khắc phục hậu quả. Ông Linh cũng được ghi nhận thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải, tích cực hợp tác với các cơ quan có trách nhiệm trong việc giải quyết vụ án.

Bbị cáo Trần Văn Tân - cựu phó chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam - đã nộp lại 4 tỉ đồng trên tổng số 5 tỉ bị cáo buộc nhận hối lộ.

Ông Chử Xuân Dũng - cựu phó chủ tịch UBND TP Hà Nội - cùng gia đình nộp lại 1,75 tỉ đồng trên tổng số 2,05 tỉ đồng nhận hối lộ. Bị cáo Vũ Hồng Nam - cựu đại sứ Việt Nam tại Nhật Bản - cũng nộp lại 1,84 tỉ đồng, đúng bằng số tiền nhận hối lộ.

(Nguồn: Phụ nữ mới)

TAGS

Đại án "Chuyến bay giải cứu": Từ điều tra viên trở thành bị cáo

Thanh Mai |

Bị cáo Hoàng Văn Hưng từng là điều tra viên trong vụ án “chuyến bay giải cứu” nhưng sau đó bị khởi tố về hành vi Lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Các doanh nghiệp đưa hối lộ trong vụ án chuyến bay giải cứu

Thanh Mai |

Các đại diện doanh nghiệp bằng nhiều hình thức khác nhau trực tiếp hoặc qua trung gian đưa hối lộ số lượng tiền rất lớn.

Truy tố 54 bị can trong vụ 'chuyến bay giải cứu'

PV |

Thông tin từ Bộ Công an cho biết, Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an đã kết thúc, kết luận điều tra vụ án "Đưa hối lộ, môi giới hối lộ, nhận hối lộ, lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ, lừa đảo chiếm đoạt tài sản" xảy ra tại Bộ Ngoại giao, thành phố Hà Nội và các tỉnh, thành phố, chuyển hồ sơ đến Viện kiểm sát nhân dân tối cao (Vụ 1) đề nghị truy tố 54 bị can trước pháp luật.

Bắt Phó chủ tịch Hà Nội Chử Xuân Dũng trong vụ án 'chuyến bay giải cứu'

P.V |

Cơ quan An ninh điều tra, Bộ Công an đã khởi tố bị can, bắt tạm giam ông Chử Xuân Dũng, Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội.