Bộ Công thương họp khẩn khi loạt doanh nghiệp xăng dầu lo phải đóng cửa

Thanh Mai |

Nếu các doanh nghiệp không tuân thủ quy định, Bộ Công Thương sẽ thu hồi giấy phép kinh doanh.

Ngày 26/8, Bộ trưởng Bộ Công thương Nguyễn Hồng Diên đã chủ trì họp khẩn với các đơn vị liên quan về điều hành xăng dầu.

Bộ trưởng nhấn mạnh thị trường xăng dầu của Việt Nam được đánh giá là ổn định hơn so với tất cả các nước trong khu vực và thế giới nhờ sử dụng tốt các công cụ quản lý giá như: điều tiết các khoản thuế phù hợp, điều chỉnh thuế về bảo vệ môi trường, sử dụng hiệu quả quỹ bình ổn xăng dầu.

Với 5 kỳ điều hành gần đây, do giá xăng dầu thế giới giảm dần, cùng với việc giảm thuế bảo vệ môi trường, thuế nhập khẩu MFN với xăng dầu, nên giá xăng dầu trong nước giảm.

Bộ trưởng Bộ Công thương Nguyễn Hồng Diên chủ trì họp về điều hành xăng dầu - Ảnh: N.K.
Bộ trưởng Bộ Công thương Nguyễn Hồng Diên chủ trì họp về điều hành xăng dầu - Ảnh: N.K.

Ông Diên nhận định, đây là thành quả lớn, thể hiện đúng đắn chủ trương, nỗ lực của doanh nghiệp, góp phần làm cho thị trường xăng dầu ổn định, nguồn cung không đứt gãy, giá cả hợp lý.

Tuy nhiên, ông Diễn cho biết vừa qua trên mạng xã hội, một số địa phương, thậm chí cả các cơ quan quản lý cho đến các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu phản ánh bị thiếu hụt nguồn cung do bị tạm thời tước giấy phép xuất nhập khẩu xăng dầu dẫn tới thiếu nguồn cung. Ccác đơn vị kinh doanh cho rằng do chiết khấu bằng không nên không có nguồn và người bán lẻ, người kinh doanh càng bán càng lỗ.

Theo Bộ trưởng Diên, đây là điều không bình thường. Lý do là vì giá có xu hướng giảm, do xu thế của thế giới giảm nhưng nguyên nhân chính là do Chính phủ và các bộ ngành đã chỉ đạo sử dụng các công cụ thuế và quỹ bình ổn để điều tiết giá xăng dầu.

"Trong lúc giảm mà lại bảo thiếu nguồn cung. Thế giới đang cần bán, bán với giá rẻ, Việt Nam thì giảm thuế nên giá cũng rẻ. Như vậy, nguồn cung của thế giới nay đang dồi dào, nguồn cung trong nước lúc này cũng không thiếu. Vậy nhưng lại có thông tin cho rằng đang đứt gãy nguồn cung thì hết sức phi lý" - Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên nhấn mạnh.

Ông Diên thông tin, những doanh nghiệp bị tạm đình chỉ "chưa phải là tất cả" và chỉ tạm đình chỉ trong thời gian một tháng rưỡi, hai tháng, đã thực hiện trong thời gian qua, nhưng việc "rộ lên thông tin thiếu nguồn cung" trong những ngày gần đây, thì cần phân biệt rạch ròi thông tin.

"Từ tháng 4 bộ đã chủ động giao tăng thêm cho những doanh nghiệp nhập khẩu để cung ứng đầy đủ với lượng tăng thêm 25%, cùng với hai nhà máy Bình Sơn và Nghi Sơn thì đến thời điểm này cho đến hết năm không bao giờ thiếu nguồn cung. Nếu có thiếu rõ ràng đó là những hiện tượng không bình thường và cần phải xử lý" - bộ trưởng nhấn mạnh.

Ông Trần Duy Đông - vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước, Bộ Công thương - cho biết, hiện nguồn cung xăng, dầu trong nước đang đáp ứng khoảng 75-80% nhu cầu thị trường, còn lại là nhập khẩu.

Về sản xuất, theo báo cáo của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, kế hoạch sản xuất xăng, dầu của 2 nhà máy lọc dầu trong nước gồm Nghi Sơn và Bình Sơn quý 3 dự kiến sản xuất 3,9 triệu m3 (chiếm 72% tổng nhu cầu, tương đương khoảng 1,3 triệu m3/tháng) và quý 4 dự kiến sản xuất 4,4 triệu m3 (chiếm 80% tổng nhu cầu, tương đương khoảng 1,46 triệu m3/tháng).

Về cơ bản lượng sản xuất trên theo kế hoạch đã đưa ra để cân đối cung cầu từ đầu năm 2022 và đã được phân giao thực hiện cho các thương nhân đầu mối kinh doanh xăng, dầu trong nước để bảo đảm nguồn cung cho thị trường. 

"Với nguồn cung xăng, dầu như trên, cơ bản đáp ứng đủ nhu cầu tiêu dùng trong nước" - ông Trần Duy Đông khẳng định.

Ông Bùi Ngọc Bảo, chủ tịch Hiệp hội Xăng, dầu Việt Nam, cho biết, qua kiểm tra các đầu mối, hiệp hội đánh giá tổng nguồn cung bảo đảm phục vụ thị trường trong nước nhưng điều cần quan tâm lúc này là mức chiết khấu của các thương nhân đầu mối với cửa hàng bán lẻ xăng, dầu.

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên yêu cầu Sở Công Thương các tỉnh, thành phố chủ trì, phối hợp với lực lượng quản lý thị trường tiến hành tổng kiểm tra, rà soát các cửa hàng bán lẻ xăng dầu trên địa bàn;

Yêu cầu các cơ sở kinh doanh xăng dầu cam kết thực hiện nghiêm các quy định về kinh doanh xăng dầu, có kế hoạch nhập hàng để bảo đảm duy trì bán hàng liên tục.

Tổng cục Quản lý thị trường được yêu cầu chỉ đạo các cục quản lý thị trường địa phương chủ trì hoặc phối hợp với Sở Công Thương các địa phương và các lực lượng chức năng trên địa bàn kiểm tra thường xuyên, đột xuất để kịp thời xử lý nghiêm các hành vi vi phạm.

Nếu các doanh nghiệp không tuân thủ quy định, Bộ Công Thương sẽ thu hồi giấy phép kinh doanh. Bộ cũng đề nghị các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu chia sẻ nguồn cung, lợi nhuận trong hệ thống phân phối một cách hợp lý để bảo đảm không gián đoạn việc cung ứng xăng, dầu cho thị trường.

(Nguồn: Phụ nữ mới)

'Trượt' theo giá xăng dầu, cước taxi sẽ giảm từ 500-1.000 đồng/km

Việt Hùng |

Sau khi giá xăng dầu liên tục giảm và cơ quan quản lý Nhà nước yêu cầu kê khai, niêm yết giảm giá kịp thời, đến nay, các doanh nghiệp vận tải đã rục rịch điều chỉnh giá cước.

Giá xăng có thể tăng vào ngày 22/8, quay lại mức 24.000-25.000 đồng/lít?

Thanh Tùng |

 
Dự kiến, giá xi lanh có thể quay lại đầu tăng lên đến mốc 24.000 - 25.000 đồng / lít trong kỳ điều hành ngày 22/8, terminator giảm 5 kỳ liên tiếp.

Tài xế ô tô lao thẳng vào cây xăng ở Hà Nội thừa nhận vừa đi uống bia về

An Ly |

Vụ tai nạn nghiêm trọng xảy ra khoảng 21h50 tối 12/8 tại cửa hàng xăng dầu số 31 đường Láng, quận Đống Đa, Hà Nội khiến ít nhất 8 người bị thương, người xe nằm la liệt tại hiện trường.

Giảm mạnh từ 15 giờ 11/8, giá xăng RON95-III về 24.670 đồng

Đức Duy |

Từ 15 gờ ngày 11/8, giá xăng RON95-III giảm 939 đồng/lít; xăng RON92 giảm 904 đồng/lít; dầu diesel giảm 1.000 đồng/lít; dầu hỏa giảm 1.213 đồng/lít, trong khi dầu mazút tiếp tục giữ ổn định.