Chatbot ChatGPT: Sự đa dạng và tiện lợi vượt bậc nhưng ẩn chứa nhiều rủi ro

Thanh Mai |

Theo một số chuyên gia, ChatGPT rất ấn tượng, nhưng nó đặt ra nhiều mối lo ngại về mặt đạo đức.

ChatGPT - chatbot được hỗ trợ bởi trí tuệ nhân tạo (AI) do OpenAI phát triển đã trở thành một hiện tượng thu hút sự quan tâm ngày càng lớn người dùng trong thời gian vừa qua. 

ChatGPT là sản phẩm của OpenAI - công ty khởi nghiệp về trí tuệ nhân tạo có trụ sở tại San Francisco. Ngày 30/11/2022, phần mềm này chính thức đực khởi động, là một ứng dụng phần mềm được thiết kế để mô phỏng cuộc trò chuyện của con người. Đây là sự phát triển mới nhất của dòng AI tạo văn bản - GPT (Generative Pre-Trained Transformer). Đến cuối tháng 1/2023. người dùng ChatGPT đã cán mốc con số 100 triệu người.

 

OpenAI cho biết, mô hình ChatGPT được đào tạo bằng kỹ thuật máy học có tên là ‘Học tăng cường từ phản hồi của con người’ (Reinforcement Learning from Human Feedback – RLHF).

Hệ thống này được thiết kế để cung cấp thông tin và trả lời các câu hỏi thông qua giao diện đàm thoại và có thể “mô phỏng đối thoại, trả lời các câu hỏi theo mạch, thừa nhận sai lầm, phản đối các cơ sở không chính xác và từ chối các yêu cầu không phù hợp”.

ChatGPT có thể được sử dụng trong các lĩnh vực như sáng tạo nội dung cho các trang web, trả lời các câu hỏi của khách hàng.... Đồng thời được nhiều người dùng ban đầu mô tả có thể là giải pháp mới  thay thế cho Google vì có khả năng cung cấp các mô tả, câu trả lời và giải pháp cho các câu hỏi phức tạp bao gồm cách viết code và giải quyết các vấn đề về bố cục cũng như truy vấn tối ưu hóa.

Công cụ này đặc biệt gây ấn tượng với các chuyên gia về khả năng sáng tạo nội dung, thực hiện các nhiệm vụ phức tạp nhưng lại dễ sử dụng.

Theo Samuel H. Altman, “cha đẻ” của ChatGPT cho biết, ChatGPT là “bản demo ban đầu về những gì có thể”. Hiện, ChatGPT vẫn đang trong giai đoạn nghiên cứu, người dùng có thể đăng ký dùng thử miễn phí. Sau đó, họ sẽ phải trả tiền để sử dụng một số tính năng đặc biệt.

Dù mang lại khá nhiều lợi ích nhưng các chuyên gia cho rằng ChatGPT vẫn thiếu các sắc thái diễn đạt cũng như kỹ năng tư duy phản biện hoặc khả năng ra các quyết định về đạo đức.

Về nguồn dữ liệu, phiên bản ChatGPT hiện tại được huấn luyện dựa trên kho dữ liệu khổng lồ có từ năm 2021 trở về trước, nên không thể cung cấp thông tin mới nhất. ChatGPT cũng có thể đưa ra câu trả lời hoàn toàn sai, nghe có lý nhưng lại hoàn toàn vô nghĩa. 

Chatbot AI này kém Google Search về khả năng cập nhật (vốn quét Internet để tìm dữ liệu theo thời gian thực) và kiểm chứng thông tin (trích xuất nguồn thông tin theo các đường link).

Không chỉ vậy, ChatGPT cũng vấp phải nhiều ý kiến trái chiều sau khi ra mắt. Công nghệ AI có thể khiến kéo dài các thành kiến xã hội như phân biệt chủng tộc, giới tính và văn hóa…. Các chuyên gia cho rằng, một nguồn tạo ra thông tin cũng có thể tạo ra thông tin sai lệch. 

“ChatGPT rất ấn tượng, nhưng nó đặt ra nhiều mối lo ngại về mặt đạo đức” - Carissa Veliz, giáo sư chuyên ngành đạo đức và triết học tại Đại học Oxford nhận định.

ChatGPT cho phép bất cứ học sinh nào cũng có thể tạo ra một bài luận đạt yêu cầu một cách miễn phí chỉ trong vài giây, và đây là vấn đề cần phải được nghiêm túc nhìn nhận lại. Cũng theo giáo sư Veliz, ChatGPT thậm chí có thể tạo điều kiện khiến nạn phát tán tin giả trở nên trầm trọng hơn.

“Bạn có thể yêu cầu nó tạo ra một thuyết âm mưu về Covid-19 chẳng hạn, và nó có thể làm điều đó khá tốt. Chatbot này khiến việc phát tán tin giả trở nên dễ dàng hơn và với chi phí thấp hơn. Nó được thiết kế nghe có vẻ giống như một sinh vật biết suy nghĩ, nhưng nó chỉ đơn giản là suy luận thống kê, và không có bất kỳ sự hiểu biết nào”.

Để ngăn chặn tình trạng này, mới đây, Sciences Po, một trong những trường đại học hàng đầu nước Pháp đã cấm sinh viên sử dụng ChatGPT cũng như các phần mềm trí tuệ nhân tạo khác.

ChatGPT cũng bị cấm ở một số trường công lập tại thành phố New York và Seattle (Mỹ). Nhiều trường đại học của Mỹ đã công bố kế hoạch giao ít bài đánh giá mang về nhà hơn, thay vào đó là thực hiện nhiều hơn các bài tiểu luận viết tay và bài kiểm tra vấn đáp.

(Nguồn: Phụ nữ mới)

Triển khai tổng đài 156 tiếp nhận phản ánh tin nhắn rác, cuộc gọi rác, lừa đảo từ 1/11

XM |

Bộ Thông tin và Truyền thông (TTTT) sẽ triển khai thêm đầu số 156 để tiếp nhận phản ánh tin nhắn rác, cuộc gọi rác qua tin nhắn.

Vụ hướng dẫn viên bị hiếp dâm ở Hà Giang: Người nhà thủ phạm nhắn tin "mặc cả" với nạn nhân

Thanh Mai |

Người nhà của đối tượng hiếp dâm đã nhắn tin mong được thỏa hiệp với cô gái này.

Xử lý nghiêm các cuộc gọi, tin nhắn rác

PV |

Phó Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông TP HCM Từ Lương cho biết các hành vi quấy rối trên mạng internet, điện thoại, tin nhắn hiện nay chưa được giải quyết triệt để, thậm chí có dấu hiệu gia tăng.

Dân công sở dành hơn 50% thời gian cho việc lướt mạng, nhắn tin

Thanh Mai |

Nhìn chung, dành nhiều thời gian cho các hoạt động ngoài chuyên môn trong giờ làm việc về lâu dài có thể khiến tình trạng kiệt sức (burn-out) tồi tệ hơn.