Chú trọng truyền thông gắn với chuyển đổi số cho nông dân

Thu Hạ |

Với vai trò là cầu nối để nông dân tiếp cận với công nghệ hiện đại, hướng tới chuyển đổi số (CĐS) trong nông nghiệp, các cấp hội nông dân trong tỉnh đã đẩy mạnh tuyên truyền, tập huấn về kỹ năng ứng dụng công nghệ thông tin trong sản xuất, kinh doanh; hỗ trợ nông dân kết nối với các sàn giao dịch thương mại điện tử để tiêu thụ sản phẩm, từ đó nhằm trang bị cho nông dân những kiến thức cần thiết về CĐS để họ tự thay đổi nhận thức, đổi mới tư duy.


Ứng dụng công nghệ số vào sản xuất, phân phối nông sản đang trở thành xu thế tất yếu của ngành nông nghiệp. Do vậy, để CĐS nông nghiệp thành công cần thiết phải đồng hành với nông dân, hỗ trợ nông dân ứng dụng công nghệ số vào sản xuất. Người nông dân trong CĐS nông nghiệp không chỉ đóng vai trò chủ lực mà còn là nhóm cần được quan tâm nhất.

Với vai trò là cầu nối để người sản xuất nông nghiệp tiếp cận với công nghệ hiện đại hướng tới CĐS trong nông nghiệp, Hội Nông dân tỉnh đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền, trang bị cho nông dân những kiến thức cần thiết về CĐS để họ tự thay đổi nhận thức, đổi mới tư duy, tổ chức các lớp tập huấn về ứng dụng khoa học - công nghệ cho hội viên nông dân.

Nông dân ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào nuôi tôm công nghệ cao ở huyện Vĩnh Linh - Ảnh: H.T
Nông dân ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào nuôi tôm công nghệ cao ở huyện Vĩnh Linh - Ảnh: H.T

Mặt khác, các cấp hội còn phối hợp với các sở, ngành liên quan tập trung hỗ trợ nông dân xây dựng các mô hình, chuyển giao khoa học kỹ thuật, đẩy mạnh thí điểm và nhân rộng các mô hình sản xuất nông nghiệp mới như: nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp thông minh, nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp kết hợp với dịch vụ...; hướng dẫn, xây dựng, nhân rộng các mô hình nông dân khởi nghiệp, nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi, tổ liên kết sản xuất... tạo nên chuỗi giá trị, dần hình thành các chuỗi liên kết, chuỗi giá trị, chuỗi sản xuất nông nghiệp bền vững giữa nông dân và doanh nghiệp, HTX, xây dựng mối quan hệ bền chặt trong sản xuất, kinh doanh, tiêu thụ nông sản.

Song song với đó, hội nông dân các cấp đã triển khai sâu rộng các hoạt động hỗ trợ thông tin về dịch vụ, tư vấn, hỗ trợ nông dân về vật tư, vốn, thông tin thị trường tiêu thụ; hỗ trợ kiến thức pháp luật, tổ chức dạy nghề gắn với xây dựng các mô hình kinh tế tập thể, sản xuất theo chuỗi, mô hình canh tác bền vững... tạo điều kiện cho hội viên nông dân học tập, chia sẻ kinh nghiệm, cùng nhau phát triển sản xuất.

5 năm qua, hội đã phối hợp tổ chức các lớp tập huấn khoa học kỹ thuật gắn với ứng dụng công nghệ số cho 75.492 lượt hội viên nông dân; 428 lớp dạy nghề ngắn hạn cho 12.786 hội viên nông dân và đã có 70% hội viên được giới thiệu việc làm sau đào tạo. Đồng thời tạo điều kiện cho hội viên nông dân tham quan học tập để nhân rộng mô hình có hiệu quả; phối hợp hỗ trợ xây dựng 238 mô hình sản xuất nông nghiệp đưa các giống cây, con có năng suất, chất lượng cao vào sản xuất và mô hình theo chuỗi giá trị. Hội Nông dân tỉnh đã phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ triển khai các nhiệm vụ khoa học trong nông nghiệp, đã thực hiện 2 đề tài dự án.

Đặc biệt, thực hiện công tác CĐS trong sản xuất và tiêu thụ nông sản, hàng hóa, Hội Nông dân tỉnh đã ký thỏa thuận hợp tác với Bưu điện tỉnh về “Hỗ trợ nông dân CĐS trong sản xuất và tiêu thụ nông sản, hàng hóa giai đoạn 2021-2025”, đến nay đã thu thập thông tin của 35.420 hộ sản xuất nông nghiệp lên sàn thương mại điện tử Quangtri.Postmart; 60 gian hàng của các cơ sở sản xuất thiết lập với 350 sản phẩm nông nghiệp, chủ yếu là hàng nông sản, sản phẩm OCOP đạt tiêu chuẩn chất lượng; khai trương 10 gian hàng nông sản an toàn tiêu thụ sản phẩm cho nông dân trong hệ thống Bưu điện tỉnh và cấp huyện.

Bên cạnh đó, các cấp hội còn phối hợp tuyên truyền, vận động nông dân nâng cao nhận thức cho hội viên nông dân về lợi ích của việc xây dựng nhãn hiệu, thương hiệu sản phẩm; thực hiện liên kết “6 nhà” giúp các sản phẩm tiếp cận và đạt tiêu chuẩn sản phẩm OCOP. Tổ chức cho nông dân tham gia các hội chợ nông nghiệp do Trung ương Hội tổ chức và 106 cuộc trưng bày nông sản an toàn tại các sự kiện ở địa phương giúp nông dân quảng bá sản phẩm.

Ngoài ra, Hội Nông dân tỉnh còn tích cực phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT hỗ trợ trao hơn 1.264.000 tem truy xuất nguồn gốc cho 79 cơ sở, hộ nông dân sản xuất, kinh doanh. Trong đó đã hỗ trợ thiết lập hệ thống tạo mã truy xuất nguồn gốc điện tử và tem truy xuất nguồn gốc sản phẩm; hướng dẫn lập hồ sơ truy xuất nguồn gốc sản phẩm chủ lực của xã gắn với vùng nguyên liệu được chứng nhận VietGAP hoặc tương đương tại các xã dự kiến về đích nông thôn mới và nông thôn mới nâng cao theo từng năm; các sản phẩm đã được hỗ trợ xây dựng hệ thống truy xuất nguồn gốc như gạo, cà phê, cao dược liệu, hồ tiêu, măng, chuối, hạt ném (hành tăm), hạt sen, bột ngũ cốc, các loại đậu, nước mắm, cá khô; sản phẩm từ thịt gà...

Với sự hỗ trợ của các cấp hội cùng sự năng động, dám nghĩ, dám làm, đến nay, nhiều hội viên nông dân trong tỉnh đã đầu tư phương tiện, máy móc và ứng dụng CĐS vào sản xuất nông nghiệp như: lắp đặt hệ thống tưới tự động, công nghệ nhà lưới, nhà kính, nhà màng có hệ thống điều khiển bán tự động, dán tem truy xuất nguồn gốc; sử dụng các phần mềm quản lý kế toán, kê khai thuế, thư điện tử, lưu trữ dữ liệu, chữ ký số, camera giám sát; sử dụng các trang mạng xã hội, sàn giao dịch thương mại điện tử để giới thiệu, bán nông sản... góp phần quan trọng nâng cao thu nhập, thúc đẩy kinh tế nông nghiệp của tỉnh phát triển.

Thời gian tới, các cấp hội nông dân trong tỉnh tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền nâng cao nhận thức của hội viên, nông dân và xã hội về vai trò, tầm quan trọng của ứng dụng công nghệ số vào sản xuất, kinh doanh trong ngành nông nghiệp. Chú trọng bồi dưỡng, nâng cao trình độ, năng lực tiếp cận và đưa công nghệ số vào sản xuất nông nghiệp cho nông dân.

Mặt khác, sẽ tăng cường tổ chức các khóa đào tạo, tập huấn để cung cấp kiến thức, các mô hình về CĐS trong nông nghiệp tới các chủ doanh nghiệp, trang trại, thành viên các HTX, tổ hợp tác, tổ liên kết, chi, tổ hội nông dân nghề nghiệp và hội viên nông dân. Đồng thời, xây dựng và chuyển giao các mô hình hỗ trợ hội viên, nông dân CĐS; hướng dẫn hội viên nông dân trực tiếp tham gia xây dựng các dữ liệu về nông nghiệp để quyết định hướng sản xuất, kinh doanh phù hợp.

(Nguồn: Báo Quảng Trị)

Vĩnh Linh: Hồ nuôi 2.000 con ba ba bị vỡ, thiệt hại hàng trăm triệu đồng

Trần Tuyền |

Ngày 29/10, Chủ tịch UBND xã Vĩnh Chấp, huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị Võ Văn Tuấn cho hay, mưa lớn kéo dài do ảnh hưởng của bão số 6 đã làm một hồ nuôi ba ba của người dân bị vỡ, thiệt hại hàng trăm triệu đồng.

Hàng trăm héc ta nuôi trồng thủy sản bị thiệt hại do bão số 6

Trần Tuyền |

Do ảnh hưởng của cơn bão số 6, trên địa bàn huyện Vĩnh Linh và Gio Linh (Quảng Trị) có nhiều xã bị ngập lụt nặng nề, gây thiệt hại nghiêm trọng về sản xuất, đặc biệt là những vùng nuôi trồng thủy sản của người dân.

Hải Lăng: Thủy triều đánh vỡ hàng chục hồ nuôi hải sản của dân

Quang Hải |

Ảnh hưởng bão số 6, trong ngày 27/10, thủy triều dâng cao chưa từng có đã đánh vỡ đê hàng chục hồ nuôi ốc hương, tôm, ghẹ của người dân thôn Mỹ Thủy, xã Hải An, huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị.

Nhiều trang trại quy mô vừa và nhỏ không đảm bảo điều kiện chăn nuôi

Lê An |

Theo báo cáo của Chi cục Chăn nuôi và Thú y (CN&TY) Quảng Trị, qua kiểm tra 30 trang trại chăn nuôi quy mô vừa và nhỏ tại 17 xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh Quảng Trị chỉ có 6 trang trại đảm bảo điều kiện chăn nuôi, chiếm tỉ lệ 20%; số trang trại không đảm bảo điều kiện chăn nuôi lên đến 24 trang trại, chiếm tỉ lệ 80%.