Đẩy mạnh công nghiệp chế biến gỗ

Tú Linh |

Trong tiến trình phát triển, tỉnh Quảng Trị đặt ra mục tiêu phấn đấu đưa tỉnh trở thành trung tâm cung cấp nguyên liệu, chế biến gỗ rừng trồng của miền Trung. Mục tiêu chung là thúc đẩy công nghiệp chế biến gỗ của tỉnh thành ngành sản xuất quan trọng với công nghệ tiên tiến, hiện đại, đóng góp lớn trong cơ cấu phát triển công nghiệp; có khả năng cạnh tranh cao, đa dạng hóa sản phẩm; tạo việc làm cho người lao động, tăng kim ngạch xuất khẩu.


Những ngày này, công nhân của Công ty Cổ phần Gỗ MDF VRG Quảng Trị đang tất bật sản xuất để bảo đảm kịp khối lượng sản phẩm theo kế hoạch. Đặc biệt công ty chú trọng sản xuất gỗ theo tiêu chuẩn CarbP2, đây được xem là tiêu chuẩn cao nhất dành cho sản phẩm gỗ công nghiệp để xuất khẩu vào Mỹ.

Tiêu chuẩn này đòi hỏi sản phẩm ván gỗ phải đạt được các yếu tố về nguồn nguyên liệu, môi trường sản xuất nhằm không ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng. Để sản xuất gỗ đạt chất lượng, hệ thống máy móc của công ty luôn được bảo trì, nâng cấp đạt tiêu chuẩn quốc tế.

Công ty đã tập trung nghiên cứu, sáng tạo nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, nhờ vậy hạ được giá thành sản xuất, chăm lo tốt đời sống cho gần 400 công nhân, lao động. 9 tháng đầu năm 2023, công ty sản xuất được gần 124.000 m2 ván gỗ. Dự kiến đến cuối năm 2023, sản lượng gỗ được sản xuất lên 240.000 m3.

 

Ông Phan Văn Phước, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT cho biết, Công ty Cổ phần Gỗ MDF VRG Quảng Trị là doanh nghiệp nổi bật của ngành chế biến gỗ không chỉ ở Quảng Trị mà còn có vị thế trong ngành chế biến gỗ cả nước. Thời gian qua, ngành chế biến gỗ của tỉnh có nhiều thay đổi mạnh mẽ.

Năm 2015 toàn tỉnh có 84 doanh nghiệp chế biến gỗ, tăng 31 doanh nghiệp so với năm 2010. Đến năm 2018, toàn tỉnh có 112 doanh nghiệp chế biến gỗ, năm 2022 có 191 doanh nghiệp. Trong gần 10 năm trở lại đây, ngành chế biến gỗ phát triển về số lượng và chất lượng, công suất thiết kế các nhà máy của nhiều doanh nghiệp được mở rộng nên sản xuất sản phẩm gỗ đáp ứng được yêu cầu người tiêu dùng trong và ngoài nước.

Cùng với việc mở rộng sản xuất thì quy mô vốn của doanh nghiệp chế biến gỗ có xu hướng tăng. Trên địa bàn tỉnh có nhiều doanh nghiệp đầu tư mạnh trong lĩnh vực chế biến các sản phẩm từ gỗ như: Công ty Cổ phần gỗ MDF VRG Quảng Trị, Công ty Cổ phần Long Hưng Thịnh, Công ty Cổ phần Tiến Phong, Công ty Cổ phần Tổng Công ty Thương mại Quảng Trị, Công ty Cổ phần Lâm sản Quảng Trị; Công ty TNHH Phương Thảo, Công ty TNHH Nguyên liệu giấy Quảng Trị...

Để thúc đẩy ngành công nghiệp chế biến gỗ phát triển, UBND tỉnh Quảng Trị vừa phê duyệt đề án “Phát triển ngành công nghiệp chế biến gỗ đến năm 2025”, với mục tiêu chung đưa chế biến gỗ trở thành ngành sản xuất quan trọng với công nghệ tiên tiến, hiện đại, có đóng góp lớn trong cơ cấu phát triển công nghiệp của tỉnh; có khả năng cạnh tranh cao, đa dạng hóa sản phẩm theo hướng phát triển chế biến sâu nhằm đáp ứng yêu cầu thị trường trong nước và xuất khẩu, đóng góp tỉ trọng lớn vào quá trình phát triển KT-XH của địa phương.

Mục tiêu đến năm 2025, phấn đấu giá trị sản xuất công nghiệp gỗ và sản phẩm gỗ đạt 5.600 tỉ đồng, tăng bình quân 13%/năm; kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ đạt 120 triệu USD, tăng bình quân 8,4%/năm, tỉ trọng kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ so với ngành công nghiệp chế biến là 10%. Ngành công nghiệp chế biến gỗ thời gian qua đã giải quyết cho 3.000 lao động có việc làm ổn định và hàng nghìn lao động gián tiếp. Các doanh nghiệp còn chú trọng quảng bá thương hiệu đồ gỗ Quảng Trị trở thành thương hiệu địa phương có sức lan tỏa.

Giám đốc Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại và Du lịch tỉnh Nguyễn Đức Tân cho biết, để nâng cao hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp chế biến gỗ trên địa bàn, tỉnh tập trung nâng cao năng lực và hỗ trợ các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất chế biến gỗ hiện có, từng bước chuyển đổi mặt hàng phù hợp với quy hoạch chiến lược phát triển và xu hướng thị trường ngành chế biến gỗ, đặc biệt là thị trường Liên minh châu Âu (EU) sau khi Việt Nam và EU ký kết Hiệp định đối tác tự nguyện giữa Việt Nam và EU về thực thi Luật Lâm nghiệp, quản trị rừng và thương mại lâm sản.

Theo Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Hà Sỹ Đồng, tỉnh luôn hướng các doanh nghiệp chế biến gỗ chủ động tham gia thị trường carbon tự nguyện, góp phần huy động đầu tư xanh; thúc đẩy lĩnh vực chế biến gỗ chuyển đổi theo hướng phát thải thấp cũng như khuyến khích tiêu dùng thân thiện môi trường. Phấn đấu để vùng nguyên liệu chế biến sản phẩm gỗ được cấp chứng chỉ của Hội đồng quản trị rừng FSC, sản phẩm làm ra được đánh giá cao, người tiêu dùng trong nước và nước ngoài đón nhận. Không chỉ sản phẩm xuất khẩu sang thị trường Mỹ, châu Âu, mà cần thay thế được hàng ngoại nhập, góp phần giảm nhập siêu.

Để làm được như vậy, tỉnh có chủ trương đẩy mạnh việc trồng rừng bền vững. Đề án cơ cấu lại ngành nông nghiệp, trong đó lĩnh vực lâm nghiệp được xác định phát triển theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và bền vững, từng bước thay đổi toàn diện kết cấu của ngành theo hướng hội nhập, phát triển sâu rộng với thị trường quốc tế thông qua phát triển trồng rừng FSC. Mỗi năm, tỉnh tập trung trồng mới hơn 7.000 ha rừng sản xuất và hơn 1.000 ha rừng phòng hộ theo tiêu chí quản lý bền vững.

Hiện nay, việc phát triển rừng FSC làm nguyên liệu phục vụ ngành chế biến gỗ phù hợp với chiến lược phát triển lâm nghiệp Việt Nam. Tỉnh kêu gọi các doanh nghiệp và nhà đầu tư đến với Quảng Trị để thiết lập các cơ sở sản xuất, nhà máy sản xuất công nghiệp từ gỗ rừng trồng nhằm tạo ra giá trị gia tăng cho nguồn nguyên liệu gỗ của tỉnh.

Tỉnh cam kết tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất cho nhà đầu tư khi triển khai dự án trên địa bàn, trong đó Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại và Du lịch tỉnh là đơn vị làm đầu mối hỗ trợ doanh nghiệp từ khâu khảo sát đến triển khai dự án đầu tư. Khuyến khích, hỗ trợ các doanh nghiệp đầu tư chế biến sâu, sản xuất các sản phẩm có giá trị gia tăng cao, phấn đấu giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho nhiều người lao động, để họ yên tâm sống được với nghề trồng rừng, chế biến gỗ.

(Nguồn: Báo Quảng Trị)

Gần 59 tỉ đồng thực hiện dự án Tổ hợp chế biến gỗ Quảng Trị

Kăn Sương |

Ngày 16/8, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Hà Sỹ Đồng ký ban hành quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư đồng thời chấp thuận nhà đầu tư là Công ty TNHH Gỗ Quốc gia – Chi nhánh Quảng Trị có địa chỉ tại Phường 5, TP. Đông Hà thực hiện dự án Tổ hợp chế biến gỗ Quảng Trị.

Viện trưởng Lê Minh Trí: Đây là lần thứ 10, tôi trả lời về vụ án gỗ trắc

PV |

Trả lời chất vấn của đại biểu về vụ án buôn lậu gỗ trắc ở Quảng Trị, Viện trưởng VKSND tối cao Lê Minh Trí cho biết: “Tôi trả lời lần này là thứ 10 đây”.

Nhiều hệ lụy từ những điểm thu mua gỗ rừng trồng trái phép

Huy Nam - Lê Trường |

Thời gian gần đây, ở nhiều địa phương trên địa bàn tỉnh Quảng Trị xuất hiện hàng chục điểm thu mua gỗ rừng trồng trái phép rồi xuất bán ra các tỉnh lân cận. Thực tế này khiến nhiều doanh nghiệp chế biến gỗ rừng trồng thiếu hụt nguyên liệu dẫn đến sản xuất gián đoạn; công nhân làm việc cầm chừng, thu nhập sụt giảm; nộp thuế cho nhà nước theo đó cũng giảm sâu.

Bắt vụ vận chuyển trái phép gỗ số lượng lớn

Đình Tiến |

Ngày 2/8, Phòng Phòng chống ma túy và tội phạm, BĐBP Quảng Trị cho biết, đơn vị đã phối hợp với Đoàn Đặc nhiệm Phòng, chống ma túy và tội phạm miền Trung, Cục PCMT&TP BĐBP, Trạm Kiểm lâm Lao Bảo (tỉnh Quảng Trị) bắt giữ vụ vận chuyển trái phép lâm sản và hàng hóa với số lượng lớn.