Điện mặt trời: Không có cơ chế mua giảm giá nên "thừa thì cắt bỏ"

Cường Ngô |

Một nhà đầu tư điện mặt trời ở Hà Nội cho biết, hiện nay, chưa có cơ chế hợp đồng mua giảm giá cho điện mặt trời nên vẫn là câu chuyện "thừa thì cắt bỏ". Chính vì vậy, nếu có cơ chế tốt cho nguồn năng lượng tái tạo, có thể chia sẻ chi phí cho các nhà máy chạy dự phòng, để tăng khả năng tích hợp vào lưới, khi đó giảm giá mua điện mặt trời thì rất tốt.

"Thiếu điện đã đau đầu, thừa điện còn mệt mỏi hơn"

Ông Dương Quang Thành – Chủ tịch HĐTV Tập đoàn Điện lực EVN - trong một cuộc họp tổng kết gần đây, đã chia sẻ: Các chủ đầu tư nhà máy điện mặt trời thường xuyên nhắn tin để phàn nàn về việc dự án của họ phải chịu cảnh cắt giảm.

“Họ kêu rằng cứ vận hành như thế thì làm sao chúng tôi có đủ tiền để trả ngân hàng. Với tập đoàn, thiếu đã rất đau đầu nhưng thừa điện còn mệt mỏi hơn”, ông Thành nói.

Thừa điện mặt trời là câu chuyện nan giải. Ảnh: EVN
Thừa điện mặt trời là câu chuyện nan giải. Ảnh: EVN

Chia sẻ của ông Dương Quang Thành không chỉ cho thấy nỗi lo của các nhà đầu tư khi "đổ tiền" làm điện mặt trời, mà còn là sự nan giải trong vận hành, điều độ hệ thống điện, đảm bảo an toàn, ổn định trong cấp điện khi tỷ trọng năng lượng tái tạo tăng mạnh trong cơ cấu nguồn.

Ông Nguyễn Đức Ninh - Giám đốc Trung tâm điều độ hệ thống điện quốc gia cho biết, do ảnh hưởng của dịch COVID-19, nhu cầu tiêu thụ điện toàn quốc tăng trưởng thấp hơn dự kiến khiến ngành điện đối diện với bài toán nan giải... thừa điện, nhiều nhà máy điện mặt trời phải cắt giảm sản lượng vào giờ cao điểm.

Đặc biệt, trong những ngày Tết vừa qua, công suất tiêu thụ điện cao nhất của toàn hệ thống điện Quốc gia trung bình ngày chỉ ở mức khoảng 22.800 MW, sản lượng tiêu thụ điện ở mức khoảng 418 triệu kWh/ngày. Mức tiêu thụ điện trung bình ngày toàn quốc trong kỳ nghỉ Tết thấp hơn khoảng 27% về công suất và thấp hơn 32% về sản lượng so với mức trung bình ngày của tuần trước Tết.

Tổng công suất phụ tải tiêu thụ điện toàn quốc vào giờ thấp điểm trưa các ngày trong dịp Tết Tân Sửu xuống rất thấp, chỉ còn ở mức khoảng 12.500 - 13.500 MW.

Hiện tại, tổng công suất lắp đặt nguồn toàn hệ thống đã ở mức khoảng 69.000 MW với hơn 21.600 MW năng lượng tái tạo (riêng về điện mặt trời đã có công suất tổng cộng hơn 16.000 MW) thì đã có sự chênh lệch quá lớn giữa nguồn phát và phụ tải tiêu thụ vào các giờ thấp điểm trưa.

Nên có cơ chế mua giảm giá điện mặt trời

Theo văn bản của Bộ Công Thương, tình huống hệ thống điện dư thừa công suất đang phát lên hệ thống so với phụ tải tiêu thụ đã được đánh giá là tình huống nguy hiểm, ảnh hưởng nghiêm trọng đến an toàn, an ninh của hệ thống điện vì có thể khiến tần số hệ thống điện tăng cao, thậm chí gây sự cố lan tràn trên toàn hệ thống điện quốc gia.

Trao đổi với Lao Động, một nhà đầu tư điện mặt trời ở Hà Nội cho biết, do ảnh hưởng của dịch COVID-19, cùng với dịp nghỉ Tết Nguyên đán đã khiến nhu cầu tiêu thụ điện toàn quốc tăng trưởng thấp, cho nên phải cắt giảm nguồn năng lượng tái tạo.

Theo người này, hiện nay, chưa có cơ chế hợp đồng mua giảm giá cho điện mặt trời nên vẫn là câu chuyện "thừa thì cắt bỏ".

"Tôi cho rằng, nếu có cơ chế tốt cho nguồn năng lượng tái tạo, có thể chia sẻ chi phí cho các nhà máy chạy dự phòng, để tăng khả năng tích hợp vào lưới, khi đó giảm giá năng lượng tái tạo để chia sẻ vẫn tốt hơn cắt bỏ", người này nói, đồng thời nhấn mạnh, cần công khai, minh bạch số liệu dự báo nhu cầu phụ tải, danh sách tổng công suất các dự án đã vào vận hành, đang xây dựng cho tất cả loại hình nhà máy điện.

Đồng thời, làm rõ tổng cung và cầu của hệ thống điện theo từng năm để tránh nhà đầu tư - đầu tư vượt cầu, gây lãng phí xã hội.

Trao đổi với Lao Động, ông Nguyễn Anh Tuấn, Ủy viên Hội đồng khoa học, Ủy viên BCH Hiệp hội Năng lượng Việt Nam cho rằng, trong thời điểm "nhỡ nhàng" như hiện nay, ngành điện phải cùng với chủ đầu tư hoàn thiện các công trình điện mặt trời còn đang dang dở, nhằm đảm bảo chất lượng, an toàn với hệ thống khi đưa vào sử dụng.

Đối với điện mặt trời áp mái thì chủ đầu tư vẫn tiếp tục hoàn thiện và trước hết sử dụng cho nội bộ mình trong thời gian "chờ". Nếu có tiềm lực thì đây là thời điểm các nhà đầu tư xây dựng các bộ tích trữ năng lượng. Đó là cách giải quyết trong thời gian chờ chính sách.

"Với các dự án điện mặt trời quy mô lớn cần phải chuyển sang cơ chế đấu thầu, đảm bảo tính hội nhập, cạnh tranh và tính thị trường. Việc áp dụng cơ chế đầu thầu cũng giúp cho chủ đầu tư giảm chi phí sản xuất kinh doanh, người dân được mua điện giá rẻ. Điều này đòi hỏi nhà đầu tư cần tính toán để có nguồn phát hấp dẫn nhất", ông Tuấn nói.

(Nguồn: Báo Lao Động)

TAGS

Hoàn thành phương án giải tỏa công suất điện mặt trời mái nhà khu vực Hướng Hóa

Hữu Phúc |

Công ty Điện lực Quảng Trị vừa hoàn thành đưa vào sử dụng công trình cải tạo lưới điện để giải tỏa công suất các dự án điện mặt trời mái nhà khu vực huyện Hướng Hóa (Quảng Trị).

Điện mặt trời đem lại nguồn năng lượng mới cho huyện đảo Cồn Cỏ

Lê Văn Thành - Lam Chi |

Vừa qua, tại Trạm điện Cồn Cỏ, Công ty Điện lực Quảng trị đã hoàn thành đưa vào vận hành hệ thống điện mặt trời mái nhà thứ 2 với công suất 35kWp, tiếp thêm nguồn sức mạnh mới cho huyện đảo.

EVN sẽ dừng tiếp nhận các yêu cầu về đấu nối điện từ điện mặt trời mái nhà sau 31/12/2020

Đức Dũng |

Quyết định số 13/2020/QĐ-TTg ngày 6/4/2020 của Thủ tướng Chính phủ về cơ chế khuyến khích phát triển điện mặt trời tại Việt Nam sẽ hết hiệu lực sau ngày 31/12/2020 và đến nay chưa có Quyết định mới của Thủ tướng Chính phủ và hướng dẫn thực hiện tiếp theo của Bộ Công Thương.

Từ 01/01/2021, chưa có giá mua bán điện mặt trời mái nhà

YMS |

Cục Điện  lực và Năng lượng tái tạo (Bộ Công Thương) vừa có công văn gửi Tập đoàn Điện lực Việt Nam về việc đề nghị tổng hợp về phát triển điện năng lượng mặt trời mái nhà trên cả nước đến hết năm 2020.