Hành trình kết nối xanh: Một Khe Sanh rất xanh

PV |

“Hành trình kết nối xanh” – chương trình truyền hình thực tế phát sóng lúc 15h45 Thứ Bảy và Chủ nhật hằng tuần trên kênh VTV3 – Đài Truyền hình Việt Nam, với sự đồng hành của Tổng Công ty Khí Việt Nam – CTCP (PV GAS), tiếp tục đưa khán giả đến với những miền đất xanh giàu văn hóa, lịch sử và tiềm năng phát triển bền vững.

Trong tập phát sóng mới nhất, hai khách mời là diễn viên Phương Nam và MC Ngọc Thụy sẽ cùng đồng hành với khán giả trên chặng đường khám phá Khe Sanh – một vùng đất không chỉ nổi tiếng với vẻ đẹp thiên nhiên hùng vĩ, mà còn in đậm dấu ấn lịch sử dân tộc.

Sân bay Tà Cơn: Pháo đài sụp đổ và niềm kiêu hãnh dân tộc

Điểm dừng chân đầu tiên là Sân bay Tà Cơn, một di tích lịch sử đặc biệt gắn liền với chiến thắng vang dội của Quân đội Nhân dân Việt Nam trong chiến dịch Khe Sanh năm 1968. Tọa lạc tại xã Tân Hợp, huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị, sân bay Tà Cơn từng được xem là căn cứ điểm quân sự chiến lược, pháo đài “bất khả chiến bại” của quân đội Mỹ những năm 1966–1968. Với diện tích hơn 10.000m2, đây là nơi cất và hạ cánh của các loại máy bay vận tải quân sự, trực thăng chở quân và vũ trang. Hệ thống giao thông hào là nơi từng chứng kiến những cuộc giao tranh ác liệt. Những chiếc máy bay, xe tăng, bom đạn cùng doanh trại được phục dựng, tất cả hiện hữu như lời nhắc nhở về một quá khứ bi tráng nhưng đầy tự hào. Sau nhiều đợt tiến công mãnh liệt, vào tháng 7 năm 1968 quân đội Mỹ buộc phải rút lui khỏi căn cứ này. Đây là một bước ngoặt chứng minh sự thất bại toàn diện của họ tại Khe Sanh. Ngày nay, sân bay Tà Cơn không chỉ là chứng nhân lịch sử mà còn là điểm đến đặc biệt cho những ai muốn hiểu rõ hơn về chiến tranh.

 
Sân bay Tà cơn 
 

Khe Sanh: Thủ phủ của nông nghiệp xanh

Chiến tranh lùi xa, ngày nay Khe Sanh khoác lên mình màu áo mới – màu xanh của những khu vườn, nông trại và sức sống bền vững. Bà con nơi đây đang tích cực phát triển mô hình nông nghiệp sạch. Dọc các triền đồi, thấp thoáng bóng dáng của hoa màu, rau củ tươi ngon quanh năm để phục vụ thị trường trong nước và quốc tế.

Điểm sáng trong hệ sinh thái nông nghiệp địa phương là Hợp tác xã Du lịch Nông nghiệp Việt Nam Khe Sanh, nơi vừa phát triển nông sản, vừa hỗ trợ bà con tiêu thụ sản phẩm, từ các loại nông phẩm sạch đến những món đồ đan lát thủ công mang hồn quê đặc trưng. Mỗi sản phẩm là một câu chuyện, một minh chứng cho hành trình đi lên của người dân nơi đây.

Cà phê Khe Sanh: Hương vị vượt lên từ đất đỏ và nước trời

Không thể nhắc đến Khe Sanh mà bỏ qua cà phê, với hơn 5.000ha diện tích trồng tại Hướng Hóa là một trong ba cây công nghiệp chủ lực của Quảng Trị. Trong đó, cà phê Arabica Khe Sanh được đánh giá cao trong và ngoài nước nổi tiếng bởi vị thanh, hậu ngọt, quyện hương hoa nhẹ và độ chua dịu đặc trưng.

 
 Thu hoạch cà phê ở Khe Sanh
 

Mỗi năm, Hợp tác xã Nông sản Khe Sanh thu mua đến 4.000 tấn cà phê tươi. Điều đặc biệt ở vùng đất này là phương pháp canh tác không tưới nước, cây cà phê lớn lên từ mưa tự nhiên. Quả cà phê chỉ được hái khi đã đạt đến độ chín đỏ hoàn hảo, đảm bảo chất lượng thành phẩm. Những hộ có kỹ thuật cao sẽ tự lên men, ủ cà phê để tạo ra những mẻ hàng cao cấp hơn, bán với giá tốt hơn. Người dân còn có quy trình khai thác “không bỏ thứ gì”: hạt cà phê làm bột rang xay, vỏ quả dùng để chế biến thành trà cascara mát dịu. Nhờ đó, cà phê không chỉ là cây xóa đói giảm nghèo mà còn là niềm tự hào của hàng nghìn hộ dân – trong đó 50% là đồng bào dân tộc thiểu số.

"Hành trình kết nối xanh" không chỉ là một chương trình truyền hình thông thường mà còn là sự phản ánh chân thực về những vùng đất đang chuyển mình mạnh mẽ. Với trải nghiệm ở Khe Sanh, nơi đây không chỉ kể về chiến trường xưa, mà còn khắc họa một Khe Sanh tràn đầy sức sống mới khi mà mỗi tấc đất, giọt nước, hạt cà phê hay bó rau đều mang theo tinh thần tái sinh.

Nguồn tin: Báo Quảng Trị

Hành trình tác nghiệp của một phóng viên thể thao

Nguyễn Minh Đức |

Hơn 10 năm trở lại đây, tỉnh Quảng Trị đã đăng cai tổ chức thành công nhiều giải thể thao cấp quốc gia, quốc tế. Phong trào thể thao quần chúng và thể thao thành tích cao có bước phát triển đáng kể. Đặc biệt, nhiều vận động viên (VĐV) quê hương Quảng Trị thi đấu xuất sắc, góp phần mang vinh quang về cho thể thao Việt Nam. Được tác nghiệp tại các sự kiện thể thao và gặp gỡ những VĐV, người có nhiều đóng góp cho thể thao luôn là những trải nghiệm tuyệt vời đối với phóng viên thể thao. Trên hành trình ấy, chúng tôi được học hỏi thêm nhiều kiến thức chuyên môn, nâng cao kỹ năng tác nghiệp, đồng thời được hòa mình cùng nhịp đập thể thao để kịp thời chuyển tải tới người hâm mộ thông tin về những cuộc tranh tài mãn nhãn, đầy cảm xúc...

Gio Linh vững tin bước vào hành trình mới

Minh Đức |

Gio Linh, huyện bờ Nam sông Bến Hải - vĩ tuyến 17 là một vùng quê giàu truyền thống cách mạng. Hơn 53 năm sau ngày giải phóng, huyện Gio Linh đã có nhiều bước tiến mạnh mẽ, gặt hái được nhiều thành tựu đáng tự hào trên các lĩnh vực, đời sống Nhân dân ngày càng nâng cao. Những kết quả đạt được là minh chứng sinh động của tinh thần đoàn kết, đồng sức, đồng lòng, năng động, sáng tạo và sự quyết tâm của Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân huyện Gio Linh.

Hành trình đặc biệt đến Trường Sa và nhà giàn DK1/19

Phan Thủy |

Hướng tới kỷ niệm 100 năm ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam, đoàn công tác gồm 100 nhà báo, lãnh đạo các cơ quan báo chí và Hội Nhà báo Việt Nam từ khắp mọi miền đất nước đã lên đường đến với Trường Sa và nhà giàn DK1/19, nơi đầu sóng ngọn gió của Tổ quốc. Được có mặt trong hành trình đặc biệt này, chúng tôi cảm thấy tự hào và xúc động.

Hồi sinh di ảnh 7.000 liệt sĩ: Một hành trình từ trái tim

Quang Hiệp |

Thấu cảm nỗi lòng của nhiều gia đình liệt sĩ khi không thể giữ lại di ảnh của người thân, Lê Quyết Thắng (sinh năm 1991) cùng cộng sự đã đêm ngày phục dựng, đưa hàng nghìn tấm hình trở về từ ký ức. Gần một tháng nay, chàng trai quê Nghệ An, hiện sống và làm việc tại Hà Nội đang cùng cộng sự hồi sinh chân dung những người con Quảng Trị đã vĩnh viễn nằm xuống ở lứa tuổi mười tám, đôi mươi.

Tác nghiệp nơi đầu sóng - Hành trình của người làm báo ra Trường Sa

Phan Thủy (thực hiện) |

 Trong cái nắng chói chang của tháng 5, khi cả nước hân hoan kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam, đoàn công tác đặc biệt gồm gần 100 nhà báo, lãnh đạo các cơ quan báo chí và hội nhà báo từ khắp mọi miền đất nước đã lên đường đến với Trường Sa và nhà giàn DK1/19 – nơi đầu sóng ngọn gió của Tổ quốc. Chuyến công tác do ông Lê Quốc Minh, Ủy viên Trung ương Đảng, Tổng Biên tập Báo Nhân Dân, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương, Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam dẫn đầu.