Hỗ trợ ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất

Trần Anh Minh |

Nghiên cứu và ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ (KH&CN) là công tác luôn được ưu tiên hàng đầu trong thực hiện nhiệm vụ chính trị của ngành KH&CN tỉnh. Hằng năm, Sở KH&CN Quảng Trị đã đầu tư nhiều nguồn lực cho công tác này và thu được những kết quả quan trọng, góp phần đáng kể vào sự phát triển KT- XH của tỉnh. Nhằm thúc đẩy ứng dụng và nhân rộng các kết quả KH&CN trên địa bàn tỉnh, HĐND tỉnh đã ban hành Nghị quyết số 36/2024/NQ-HĐND ngày 10/5/2024 về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị quyết 163/2021/ NQ-HĐND ngày 9/12/2021 của HĐND tỉnh về quy định một số chính sách hỗ trợ ứng dụng, nhân rộng các kết quả KH&CN trên địa bàn tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2022-2026.


Để triển khai Nghị quyết số 163 và Nghị quyết số 36 của HĐND tỉnh, Sở KH&CN đã tham mưu UBND tỉnh ban hành Quyết định số 913/QĐ-UBND ngày 30/3/2022 của UBND tỉnh quy định hỗ trợ ứng dụng, nhân rộng các kết quảKH&CN trên địa bàn tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2022-2026 và Quyết định số 1481/ QĐ-UBND ngày 24/6/2024 ban hành Quy định hỗ trợ ứng dụng, nhân rộng các kết quảKH&CN trên địa bàn tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2022- 2026.

Ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất cà chua cherry ở Hướng Hóa - Ảnh: T.A.M
Ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất cà chua cherry ở Hướng Hóa - Ảnh: T.A.M

Sở đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn các nội dung, quy trình cho các tổ chức, cá nhân trên địa bàn tỉnh. Việc tuyên truyền, phổ biến nghị quyết được triển khai đầy đủ, đa dạng phong phú bằng các hình thức như: tổ chức các lớp tập huấn hướng dẫn, tổ chức hội thảo và tuyên truyền trên Báo Quảng Trị và Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh.

Qua đó, giúp các cấp, ngành, địa phương và xã hội nắm bắt được các quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ của nghị quyết nhằm đẩy mạnh việc ứng dụng và nhân rộng tiến bộ KH&CN, nâng cao năng lực của các tổ chức, cá nhân trong việc ứng dụng công nghệ mới, công nghệ cao, tạo sự chuyển biến về năng suất, chất lượng, hiệu quảtrong hoạt động sản xuất, kinh doanh.

Từ năm 2022 đến nay, Sở KH&CN đã tham mưu phê duyệt kinh phí hỗ trợ thực hiện chính sách với tổng số tiền 3.523 triệu đồng cho 115 dự án, doanh nghiệp. Hiện Sở đang tiếp tục tiếp nhận, tổng hợp hồ sơ đề xuất hỗ trợ đợt tiếp theo. Công tác ứng dụng, nhân rộng các kết quả KH&CN trên địa bàn đã tập trung triển khai các dự án phát triển sản phẩm hàng hóa chủ lực, tiềm năng, có triển vọng, các nhiệm vụ trong lĩnh vực công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, công nghệ chế biến. Ngoài ra, đã nghiên cứu, ứng dụng, hoàn thiện, làm chủ quy trình công nghệ sản xuất và thương mại được các dòng sản phẩm chế biến khác nhau từ các loại nông sản.

Các hỗ trợ ứng dụng KH&CN trên địa bàn thực hiện gắn với việc phát triển các hàng hóa chủ lực nhằm nâng cao giá trị gia tăng và tính cạnh tranh sản phẩm, tập trung triển khai các nội dung liên quan đến nhãn hiệu, thương hiệu, ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất, chế biến tạo sản phẩm chất lượng cao.

Trong đó, ưu tiên hỗ trợ các dự án trên lĩnh vực công nghệ để phát triển các sản phẩm cụ thể, phù hợp với lợi thế cạnh tranh của địa phương, trong từng ngành và các công nghệ chiến lược, nền tảng của cách mạng công nghiệp 4.0, có tác động lan tỏa đến các ngành, lĩnh vực khác. Sở đã tập trung triển khai chuyển giao ứng dụng các tiến bộ KH&CN để nâng cao hàm lượng KH&CN, sử dụng công nghệ sạch, thân thiện với môi trường, có năng suất và giá trị gia tăng cao.

Việc hỗ trợ ứng dụng, nhân rộng các kết quảKH&CN trên địa bàn tỉnh đã làm cho các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân thay đổi nhận thức trong hoạt động sản xuất, kinh doanh. Các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất mạnh dạn đầu tư đổi mới công nghệ thiết bị, áp dụng các tiêu chuẩn chất lượng tiên tiến vào sản xuất, xác lập quyền sở hữu trí tuệ đối với sản phẩm của đơn vị; từ đó nâng cao được năng suất, chất lượng sản phẩm hàng hóa, dịch vụ, mang lại hiệu quảKT-XH cao hơn.

Ứng dụng, nhân rộng các kết quả KH&CN là nhiệm vụ quan trọng của hoạt động KH&CN của tỉnh trong thời gian tới. Tỉnh sẽ đầu tư kinh phí thích đáng cho phát triển KH&CN, hỗ trợ khuyến khích các doanh nghiệp đổi mới và phát triển công nghệ, hỗ trợ nông dân ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất và đời sống.

Hằng năm dành một phần kinh phí thoả đáng để nhân rộng các kết quả đề tài ứng dụng KH&CN được khẳng định. Đẩy mạnh phong trào thi đua ứng dụng KH&CN. Tuyên truyền, phổ biến những tiến bộ KH&CN, các kết quả đề tài ứng dụng KH&CN được khẳng định đến tận cơ sở sản xuất và doanh nghiệp.

Triển khai thực hiện có hiệu quả công tác hỗ trợ ứng dụng và nhân rộng các kết quả KH&CN trên địa bàn tỉnh theo Nghị quyết số 163 và Nghị quyết 36 của HĐND tỉnh vào quản lý, sản xuất, kinh doanh đã góp phần hỗ trợ doanh nghiệp, cơ sở sản xuất mở rộng quy mô, nâng cao hiệu quả, phục vụ tích cực cho phát triển KT-XH địa phương.

(Nguồn: Báo Quảng Trị)

Ươm tạo giống cây chất lượng phục vụ trồng rừng vùng nguyên liệu

Anh Thư |

Năm 2023, được sự hỗ trợ của Trung tâm khuyến nông (TTKN) quốc gia, TTKN tỉnh Quảng Trị phối hợp với Trạm Khuyến nông liên huyện Vĩnh Linh - đảo Cồn Cỏ xây dựng mô hình vườn ươm sản xuất cây giống lâm nghiệp phục vụ trồng rừng vùng nguyên liệu. 

Trồng nấm sò cho lợi nhuận cao

Minh Trí |

Hiện nay, nhiều hộ dân trên địa bàn tỉnh Quảng Trị đã thành công trong việc phát triển kinh tế với nghề trồng nấm sò. Đầu tư vốn ít, thu hoạch sớm, lợi nhuận cao, thị trường tiêu thụ ngày càng mở rộng là điều kiện thuận lợi để nghề trồng nấm sò phát triển. Gia đình chị Lê Thị Thụy, thôn Đơn Quế, xã Hải Quế, huyện Hải Lăng là một trong số những người thu nhập khá cao từ việc trồng nấm sò trên mùn cưa.

Trồng cây nưa cho thu nhập cao ở thôn Đông Sơn

Minh Tuấn |

“Ăn đi vài con cá/ Dăm bảy cái chột nưa...”, anh Nguyễn Hữu Trung, Trưởng Phòng Văn hóa và Thông tin huyện Hải Lăng (Quảng Trị) đọc một đoạn trong bài thơ “Con cá, chột nưa” của nhà thơ Tố Hữu rồi nói với tôi: “Muốn hiểu thêm về chột nưa thì vào thôn Đông Sơn, xã Hải Sơn sẽ được giải đáp ngay. Chột nưa bây giờ là cây xóa đói giảm nghèo của nông dân xã này”. Lời của anh Trung khiến tôi không thể chần chừ.

Hiệu quả từ mô hình trồng chuối lùn bản địa ở huyện Đakrông

Trần Tuyền |

Trước thực trạng cây chuối lùn bản địa ở huyện Đakrông (Quảng Trị) có nguy cơ bị suy thoái về giống, thời gian qua các cấp, ngành đã triển khai nhiều giải pháp nhằm khôi phục và bảo tồn. Những mô hình trồng cây chuối lùn được phát triển và nhân rộng không chỉ góp phần lưu giữ nguồn gen quý mà còn giúp người dân địa phương nâng cao thu nhập, cải thiện cuộc sống.