Phát huy vai trò của hội nông dân trong phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới

Hải An |

Thời gian qua, Hội Nông dân tỉnh Quảng Trị đã có nhiều đổi mới nội dung và phương thức hoạt động; thực hiện tốt vai trò trung tâm, nòng cốt trong phong trào nông dân và công cuộc xây dựng nông thôn mới, góp phần đưa nông nghiệp, nông thôn và đời sống nông dân chuyển biến tích cực.


Nổi bật là các cấp hội đã làm tốt công tác tuyên truyền, vận động nông dân thực hiện các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn.

Tổ chức được nhiều phong trào, hoạt động sáng tạo, phù hợp với tình hình thực tiễn và nguyện vọng, mong muốn của nông dân. Từ đó, tạo động lực thúc đẩy phong trào nông dân của tỉnh phát triển mạnh mẽ.

Các sản phẩm nông sản của Hội Nông dân xã A Ngo, huyện Đakrông tham gia hội chợ tại địa phương -Ảnh: P.V
Các sản phẩm nông sản của Hội Nông dân xã A Ngo, huyện Đakrông tham gia hội chợ tại địa phương -Ảnh: P.V

9 tháng của năm 2023, Hội Nông dân tỉnh đã tuyên truyền, vận động và kết nạp mới 178 hội viên (nâng tổng số hội viên lên 88.416 người); thành lập mới 3 chi hội nông dân nghề nghiệp tại huyện Đakrông và 2 tổ hội nông dân nghề nghiệp tại thị xã Quảng Trị với 80 thành viên tham gia; cử 20 cán bộ hội các cấp tham gia tập huấn về các chương trình mục tiêu quốc gia do Trường Cán bộ Hội Nông dân Việt Nam tổ chức.

Tổ chức ra mắt CLB “Nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi” tỉnh với 50 thành viên nhằm tạo môi trường để các thành viên giao lưu, học hỏi, trao đổi kinh nghiệm; tổ chức 3 lớp tập huấn nâng cao năng lực giảm nghèo tại các Hội Nông dân huyện Hướng Hóa, Đakrông, Cam Lộ thu hút sự tham gia của 185 cán bộ, hội viên, nông dân.

Hội nông dân các cấp cũng đã phối hợp tổ chức 35 lớp tập huấn, dạy nghề, giải quyết việc làm với sự tham gia của 2.245 hội viên, nông dân. Hội Nông dân thị xã Quảng Trị đã vận động hội viên xây dựng 2 mô hình kinh tế mới như mô hình nuôi bò 3B với số lượng 10 con trị giá ước tính trên 200 triệu đồng và mô hình nuôi thỏ quy mô 500 con trị giá ước tính trên 180 triệu đồng...

Phong trào nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững được hội nông dân các cấp triển khai sâu rộng trong cán bộ, hội viên, nông dân. Các cấp hội đã chỉ đạo sâu sát, tổ chức vận động 60% hộ hội viên, nông dân đăng ký danh hiệu nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi các cấp; 100% hộ nông dân sản xuất, kinh doanh nông sản thực phẩm ký cam kết đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. Làm tốt việc xây dựng, phát triển các mô hình kinh tế có hiệu quả và vận động, hướng dẫn, hỗ trợ nông dân tham gia phát triển các hình thức kinh tế tập thể trong nông nghiệp...

Các cấp hội đã tích cực tuyên truyền nâng cao nhận thức về vai trò chủ thể của hội viên, nông dân trong xây dựng nông thôn mới; vận động hội viên, nông dân tham gia đóng góp ngày công, hiến đất làm đường giao thông nông thôn và nội đồng...

Không ngừng đổi mới và nâng cao hiệu quả các hoạt động tư vấn, hỗ trợ, dịch vụ cho nông dân phát triển sản xuất, kinh doanh với việc tổ chức đào tạo nghề cho nông dân; cung ứng vật tư, thiết bị nông nghiệp; hỗ trợ hội viên, nông dân tiếp cận tiến bộ khoa học, công nghệ; quảng bá và tiêu thụ sản phẩm...

Thời gian tới, Hội Nông dân tỉnh cùng các cấp hội tiếp tục làm tốt công tác tuyên truyền, vận động nông dân thực hiện các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn.

Tập trung rà soát, nâng cao chất lượng hội viên; tiếp tục đổi mới nội dung, phương thức hoạt động các cấp hội; thành lập các chi hội, tổ hội nghề nghiệp; hình thức sinh hoạt chi hội, tổ hội theo hướng thiết thực, hiệu quả, gắn với các hoạt động giúp hội viên, nông dân phát triển sản xuất, tăng thu nhập và nâng cao đời sống.

Đổi mới, nâng cao chất lượng và hiệu quả phong trào nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững với việc tiếp tục thực hiện các giải pháp nâng cao chất lượng phong trào nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững; chỉ đạo tổ chức thực hiện phong trào nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững gắn với xây dựng mô hình liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị, mô hình hữu cơ, công nghệ cao, sản xuất gắn với việc khai thác và sử dụng tài nguyên, môi trường một cách bền vững...

Hội tiếp tục xây dựng, phát triển các mô hình kinh tế có hiệu quả và vận động, hướng dẫn, hỗ trợ nông dân tham gia phát triển các hình thức kinh tế tập thể trong nông nghiệp với việc tuyên truyền, vận động hội viên, nông dân tích cực hưởng ứng thực hiện cơ cấu lại nền kinh tế nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa lớn, gắn với công nghiệp chế biến và thị trường; hình thành các liên kết sản xuất và tiêu thụ nông sản phát triển đa dạng, phù hợp với điều kiện sản xuất của từng vùng, địa phương và từng loại sản phẩm; duy trì, củng cố, nhân rộng các mô hình kinh tế đã thành công nhằm đảm bảo hiệu quả trong sản xuất, kinh doanh.

Vận động hội viên, nông dân tích cực thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh và bảo vệ môi trường với việc các cấp hội tích cực hướng dẫn và tổ chức các hoạt động cụ thể để hội viên, nông dân tiếp tục hưởng ứng thực hiện các tiêu chí về xây dựng nông thôn mới; nâng cao các tiêu chí đã thực hiện nhằm góp phần xây dựng nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu...

Bên cạnh đó, đẩy mạnh các hoạt động dịch vụ, tư vấn hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất, kinh doanh với việc hỗ trợ vốn; tổ chức đào tạo nghề; chú trọng hoạt động cung ứng vật tư, thiết bị nông nghiệp; hỗ trợ hội viên, nông dân tiếp cận tiến bộ khoa học, công nghệ, quảng bá và tiêu thụ sản phẩm, khởi nghiệp.... cùng nhiều lĩnh vực quan trọng khác.

(Nguồn: Báo Quảng Trị)

Gắn kết du lịch nông nghiệp với sản phẩm OCOP

Lê An |

Phát triển du lịch nông nghiệp, nông thôn gắn với tiêu thụ nông đặc sản và sản phẩm OCOP được xác định là giải pháp tối ưu, mang lại “lợi ích kép” cho khu vực nông nghiệp, nông thôn. 

Nâng cao kiến thức về truy xuất nguồn gốc sản phẩm

Trần Cát Linh |

Thực hiện Kế hoạch số 5883/KH-UBND ngày 21/12/2020 của UBND tỉnh “Thực hiện Đề án triển khai, áp dụng và quản lý hệ thống truy xuất nguồn gốc trên địa bàn tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2021-2025 định hướng đến năm 2030”, Sở Khoa học và Công nghệ (KH&CN) đã triển khai các hoạt động tuyên truyền, phổ biến kiến thức về truy xuất nguồn gốc (TXNG) sản phẩm nhằm giúp các doanh nghiệp (DN), cơ sở sản xuất, kinh doanh (SXKD) nắm bắt các thông tin, quy định liên quan để có định hướng phù hợp và triển khai áp dụng hệ thống TXNG được tốt hơn.

Hỗ trợ nguồn vốn đầu tư thiết bị, hiện đại hóa sản xuất sản phẩm OCOP

Bảo Bình |

Triển khai chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP), trong những năm qua, tỉnh Quảng Trị đã có nhiều chính sách hỗ trợ các chủ thể đầu tư máy móc, thiết bị, hiện đại hóa sản xuất sản phẩm OCOP. 

Nguy cơ cháy nổ và những lưu ý khi dùng các sản phẩm có pin sạc lithium

Lê Vân |

Nguy hiểm cháy nổ có thể xảy ra bất cứ lúc nào với các thiết bị cần dùng đến pin sạc.