QuảngTrị - nửa thế kỷ xây dựng, đổi mới và phát triển

PV |

Sau chiến thắng Điện Biên Phủ 1954, Hiệp định Giơ-ne-vơ được ký kết, dòng sông Bến Hải nằm trên vĩ tuyến 17, chảy giữa lòng Quảng Trị thân thương được xác định là giới tuyến quân sự tạm thời, sau hai năm tổng tuyển cử, thống nhất đất nước. Đế quốc Mỹ đã nhảy vào miền Nam Việt Nam rồi tuyên bố “Biên giới Hoa Kỳ kéo dài đến tận vĩ tuyến 17”, “vượt sông Bến Hải, tiến quân ra miền Bắc ngăn chặn phong trào giải phóng dân tộc và phong trào Cộng sản quốc tế ở khu vực Đông Nam Châu Á”. Kể từ đây, Quảng Trị lại cùng cả nước, vì cả nước thực hiện nhiệm vụ đấu tranh giải phóng miền Bắc thống nhất đất nước, bảo vệ và xây dựng miền Bắc xã hội chủ nghĩa. 

Vĩnh Linh, mảnh đất phía Bắc vĩ tuyến 17 trở thành đặc khu trực thuộc trung ương, tiền đồn của miền Bắc xã hội chủ nghĩa, hân hoan mừng quê hương giải phóng, tập trung quy hoạch ruộng vườn, dồn điền đổi thửa, xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật, phát triển sản xuất, xây dựng cuộc sống mới với những kết quả bước đầu đáng khích lệ… Khi Mỹ - ngụy tấn công phá hoại ra miền Bắc, Vĩnh Linh là nơi đụng đầu quyết liệt giữa ta và địch, quân và dân Vĩnh Linh đã nhấn chìm 69 tàu chiến địch, bắn hạ 293 máy bay các loại, là trận địa đầu tiên bắn rơi pháo đài B52 của Mỹ trên chiến trường Việt Nam. Tổ chức xây dựng làng hầm chiến đấu và bảo vệ Nhân dân mà tiêu biểu là địa đạo Vịnh Mốc, với các chiến dịch K8, K10 sơ tán hàng vạn người già, con trẻ ra miền Bắc…

Với những chiến công đặc biệt xuất sắc, Vĩnh Linh đã được Đảng, Nhà nước 2 lần phong tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân, Bác Hồ 8 lần gửi thư khen ngợi, trong đó có những câu thơ bất hủ, khắc ghi vào lịch sử: “Cồn Cỏ nở đầy hoa thắng trận/Đánh cho tan xác giặc Huê Kỳ”, “Đánh cho giặc Mỹ tan tành/Năm châu khen ngợi Vĩnh Linh anh hùng”.

Ở phía Nam vĩ tuyến 17, Quảng Trị trong thời kỳ chống Mỹ cứu nước đã trở thành một chiến trường rất quan trọng, có ý nghĩa chiến lược cả về chính trị, quân sự, ngoại giao… đối với miền Nam cũng như cả nước. Được sự chỉ đạo của Trung ương, Đảng bộ Quảng Trị tập trung xây dựng tổ chức đảng ở chiến khu và trong lòng địch, xây dựng lực lượng chính trị, lực lượng vũ trang, thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến… củng cố niềm tin trong cán bộ, Nhân dân. Đảng bộ Quảng Trị đã lãnh đạo đấu tranh chính trị đòi thi hành Hiệp định Giơ-ne-vơ, tiếp thu “Đề cương Cách mạng miền Nam”, khôi phục và phát triển lực lượng, tạo thế tiến lên tấn công địch 1954-1960; tiếp thu Nghị quyết 15 và Nghị quyết Đại hội III của Đảng, Quảng Trị thành lập Ủy ban Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam tỉnh, chống chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” của đế quốc Mỹ, giải phóng Nam Bắc Hướng Hóa lần thứ nhất (1961), mở rộng căn cứ địa cách mạng, tạo điều kiện xây dựng đường Hồ Chí Minh, kết nối liên hoàn với vùng căn cứ Thừa Thiên Huế và đặc khu Vĩnh Linh.

Tổ chức Đại hội Đảng bộ tỉnh Quảng Trị lần thứ V (6/1961); tiếp thu tinh thần Hội nghị chính trị đặc biệt do Chủ tịch Hồ Chí Minh chủ trì (3 - 4/1964), Quảng Trị tiến hành đồng khởi nông thôn đồng bằng năm 1964 giành được kết quả bước đầu rất quan trọng, góp phần làm thất bại chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” của Mỹ. Từ năm 1965-1968, quân và dân Quảng Trị tập trung chống chiến lược “Chiến tranh cục bộ”. Mùa khô 1966-1967, ta đã loại khỏi vòng chiến đấu 13.000 quân địch, trong đó 4.000 lính Mỹ, làm tan rã 50% lực lượng quân sự của địch, buộc Mỹ-ngụy phải xây dựng “vành đai trắng” và hàng rào điện tử Mắc Na-ma-ra ở Gio Linh năm 1967. Chiến công nối tiếp chiến công, Quảng Trị góp phần làm nên thắng lợi của cuộc tiến công nổi dậy tết Mậu Thân 1968, làm nên chiến thắng “Bạch Đằng Giang trên sông Hiếu”; tấn công địch trên Mặt trận Đường 9 - Khe Sanh, biến Khe Sanh thành “địa ngục trần gian” của đế quốc Mỹ, loại khỏi vòng chiến đấu 11.000 quân địch (2/3 quân Mỹ) trên Đường 9 - Bắc Quảng Trị và giải phóng hoàn toàn Khe Sanh, Hướng Hóa ngày 9/7/1968, góp phần buộc Mỹ ngồi vào bàn đàm phán Pa-ri, tiến hành chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh”.

Ngày hội thống nhất non sông -Ảnh: KHÁNH TOÀN
Ngày hội thống nhất non sông -Ảnh: KHÁNH TOÀN 

Sau thắng lợi của Chiến lược Đường 9 - Nam Lào 1971, Quảng Trị đã tổ chức tấn công địch trên các mặt trận, chuẩn bị lực lượng phối hợp với quân chủ lực thực hiện cuộc tổng tấn công chiến lược năm 1972, mở đầu là chiến thắng và giải phóng hoàn toàn Gio Linh, Cam Lộ ngày 2/4/1972, xóa sổ hàng rào điện tử, con mắt thần Mắc Na-ma-ra tại Dốc Miếu, Gio Linh; chuẩn bị lực lượng tiến công giải phóng Đông Hà ngày 28/4/1972; Triệu Phong, thị xã Quảng Trị, Hải Lăng ngày 29-30/4/1972. Quốc lộ 1 từ thị xã Quảng Trị đến cầu Mỹ Chánh trở thành “đại lộ kinh hoàng” đối với quân ngụy. Ngày 1/5/1972, Quảng Trị hoàn toàn giải phóng. Sau ngày quê hương giải phóng, quân và dân Quảng Trị thực hiện chính sách đối với vùng giải phóng (10/5/1972) tiếp tục chống địch phản kích, tái chiếm. 81 ngày đêm chiến đấu bảo vệ Thành Cổ Quảng Trị (28/6 - 16/9/1972), trước khối lượng bom đạn tương đương 7 quả bom nguyên tử Mỹ ném xuống Hiroshima Nhật Bản năm 1945 cùng với những thắng lợi năm 1972 góp phần làm nên thắng lợi của Hội nghị Pa-ri và Hiệp định Pa-ri ngày 27/1/1973.

Quảng Trị là nơi xây dựng trụ sở Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam, tiếp đón các đoàn khách quốc tế, đặt quan hệ ngoại giao, trong đó có Chủ tịch Phiđen Cát-xtơ-rô; Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Pháp Gióoc-giơ Macse, dòng sông Thạch Hãn trở thành nơi trao trả tù binh sau Hiệp định Pa-ri. Quảng Trị tiếp tục chiến dịch giải phóng Trị Thiên Huế 1975, cùng miền Nam tiến hành chiến dịch giải phóng miền Nam thắng lợi bằng đại thắng Mùa xuân 1975, giang sơn thu về một mối, đất nước hòa bình, thống nhất, tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội.

Thời kỳ đất nước thống nhất, đặc khu Vĩnh Linh và tỉnh Quảng Trị tập trung rà phá bom mìn, khai hoang phục hóa, tổ chức lại sản xuất, tổ chức bình dân học vụ, xóa mù chữ, củng cố, nâng cao hệ thống chính trị, lực lượng vũ trang nhân dân, ổn định đời sống Nhân dân sau ngày giải phóng, thực hiện chủ trương của Bộ Chính trị hợp nhất vào tỉnh Bình Trị Thiên (từ tháng 3/1976). 13 năm cùng mái nhà chung Bình Trị Thiên, với 4 đơn vị hành chính cấp huyện Bến Hải, Triệu Hải, Đông Hà, Hướng Hóa…, Quảng Trị tiến hành 5 mục tiêu lớn với 5 mũi tiến công, phát huy 4 thế mạnh và 3 cuộc vận động lớn, thực hiện chính sách người có công với cách mạng và củng cố khối đại đoàn kết dân tộc, củng cố quốc phòng - an ninh, thực hiện có hiệu quả 3 kế hoạch 5 năm 1976-1980; 1980-1985; 1985-1990 của tỉnh Bình Trị Thiên.

Ngày 1/7/1989, tỉnh Quảng Trị được lập lại. Hơn 35 năm được trở về với tên gọi của chính mình, Quảng Trị đã tập trung quy hoạch, định vị lại đơn vị hành chính cấp huyện với 10 đơn vị, trong đó có 7 huyện, 1 huyện đảo Cồn Cỏ, 1 thị xã Quảng Trị và thành phố Đông Hà với 125 xã, phường, thị trấn(cuối năm 2020). Quy hoạch và từng bước xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông, thủy lợi, điện, đường, trường, trạm, viễn thông, công nghệ thông tin, thương mại du lịch, nước sạch và môi trường, khu công nghiệp, khu kinh tế, văn hóa thể thao, đô thị và nông thôn. Các công trình thủy lợi như Bảo Đài, Trúc Kinh, đập ngăn mặn Việt Yên, thủy lợi, thủy điện Rào Quán, đá mài Tân Kim, Sa Lung… được xây dựng và phát huy hiệu quả cùng với việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, khu vực “tam nông” có bước chuyển mình đáng khích lệ. Huyện Cam Lộ và trên 60 xã đạt chuẩn nông thôn mới, 4 huyện Vĩnh Linh, Gio Linh, Triệu Phong, Hải Lăng sẽ hoàn thành mục tiêu nông thôn mới trước năm 2025; công nghiệp, dịch vụ, du lịch được xác định đột phá thông qua phát triển các Khu kinh tế Đông Nam, Nam Đông Hà, Quán Ngang, Tây Bắc Hồ Xá, VSIP8 và hàng chục cụm công nghiệp, làng nghề; phát triển công nghiệp điện năng, trong đó năng lượng tái tạo gần 1.000MW…

Tiếp tục thu hút đầu tư, bổ sung quy hoạch để phát triển điện khí hóa lỏng, nhiệt điện than, điện gió phía Tây và ngoài khơi Quảng Trị… Công nghiệp chế biến gỗ và MDF, bia rượu, nước giải khát, may mặc, tinh bột sắn, săm lốp ô tô, mủ cao su, hồ tiêu, thức ăn gia súc, vật liệu xây dựng, dược liệu… hướng tới phát triển du lịch, dịch vụ thương mại trên cơ sở khai thác tiềm năng du lịch tưởng niệm, ước nguyện hòa bình, nâng cấp hạ tầng du lịch, tổ chức lễ hội vì hòa bình, lễ hội của các tôn giáo tại Nhà thờ La Vang, Chùa Sắc Tứ…, du lịch biển đảo, du lịch tiểu vùng khí hậu Sa Mù và các điểm du lịch sinh thái, cộng đồng…

Công tác giáo dục, chăm sóc sức khỏe Nhân dân, thực hiện bảo hiểm y tế toàn dân gắn với phát triển phong trào thể dục thể thao…, luôn được chú trọng. An sinh xã hội, giảm nghèo bền vững, chăm lo người nghèo, người yếu thế trong xã hội, đồng bào dân tộc Vân Kiều, Pa Kô có những chuyển biến tích cực. Công tác xây dựng Đảng, hệ thống chính trị, lực lượng vũ trang-mối quan hệ máu thịt giữa Đảng với Nhân dân, trận địa lòng dân với sự vững chắc của khu vực phòng thủ được tăng cường, công tác dân tộc, tôn giáo, đại đoàn kết toàn dân, tạo sự đồng thuận xã hội… Cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư, hỗ trợ người dân, doanh nghiệp được quan tâm đặc biệt và đạt được những kết quả quan trọng.

Thời gian tới, Quảng Trị tập trung hoàn thiện và trình cấp có thẩm quyền phê duyệt Quy hoạch tỉnh Quảng Trị thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, làm cơ sở để phát triển bền vững trên 3 trụ cột: Nông nghiệp là bệ đỡ của nền kinh tế; công nghiệp, trong đó công nghiệp năng lượng là đột phá, du lịch là mũi nhọn. Tiếp tục quy hoạch và hoàn thiện hệ thống kết cấu hạ tầng trên các lĩnh vực, nhất là hạ tầng giao thông, hạ tầng khu kinh tế, khu công nghiệp, hạ tầng đô thị, thương mại du lịch, hạ tầng số…, thực hiện có hiệu quả 3 Chương trình mục tiêu quốc gia là xây dựng nông thôn mới, giảm nghèo bền vững, phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi. Thực hiện 3 đột phá chiến lược gồm hệ thống kết cấu hạ tầng; chất lượng nguồn nhân lực và hoàn thiện thể chế, nhất là chính sách địa phương để nâng cao hiệu quả cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư, phát triển doanh nghiệp; hỗ trợ các điều kiện pháp lý, giải phóng mặt bằng… cho các dự án lớn như sân bay, cảng biển, dự án phát triển công nghiệp, du lịch, dịch vụ… sớm được triển khai.

Thực hiện tốt việc quy hoạch, quản lý, khai thác các nguồn tài nguyên, nhất là khoáng sản, vật liệu xây dựng, san lấp, đặc biệt là quản lý nguồn nhân lực cho các lĩnh vực công nghiệp, công nghệ số, khoa học kỹ thuật… Khơi dậy và phát huy nguồn lực con người trong quá trình phát triển gắn với thu hút các dự án đầu tư xanh, bảo vệ môi trường gắn với phòng chống thiên tai, biến đổi khí hậu, chú trọng nâng cao sức khỏe, thể lực, đời sống vật chất và tinh thần của người dân, xây dựng sự đồng thuận của người dân trong các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng - an ninh, xây dựng Đảng và hệ thống chính trị.

  Phát huy truyền thống cách mạng của quê hương Quảng Trị anh hùng, với những gì đã làm được và những gì có được sau nửa thế kỷ quê hương giải phóng, đổi mới và phát triển, Đảng bộ, chính quyền và quân, dân Quảng Trị với sức mạnh niềm tin, quyết tâm, khát vọng phát triển sẽ tiến kịp đà phát triển chung của bạn bè trong khu vực và cả nước.

Vĩnh Linh, mảnh đất phía Bắc vĩ tuyến 17 trở thành đặc khu trực thuộc trung ương, tiền đồn của miền Bắc xã hội chủ nghĩa, hân hoan mừng quê hương giải phóng, tập trung quy hoạch ruộng vườn, dồn điền đổi thửa, xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật, phát triển sản xuất, xây dựng cuộc sống mới với những kết quả bước đầu đáng khích lệ… Khi Mỹ - ngụy tấn công phá hoại ra miền Bắc, Vĩnh Linh là nơi đụng đầu quyết liệt giữa ta và địch, quân và dân Vĩnh Linh đã nhấn chìm 69 tàu chiến địch, bắn hạ 293 máy bay các loại, là trận địa đầu tiên bắn rơi pháo đài B52 của Mỹ trên chiến trường Việt Nam. Tổ chức xây dựng làng hầm chiến đấu và bảo vệ Nhân dân mà tiêu biểu là địa đạo Vịnh Mốc, với các chiến dịch K8, K10 sơ tán hàng vạn người già, con trẻ ra miền Bắc…

Sân bay Tà Cơn là một trong những địa điểm thu hút khách du lịch -Ảnh: KHÁNH TOÀN
Sân bay Tà Cơn là một trong những địa điểm thu hút khách du lịch -Ảnh: KHÁNH TOÀN 

Với những chiến công đặc biệt xuất sắc, Vĩnh Linh đã được Đảng, Nhà nước 2 lần phong tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân, Bác Hồ 8 lần gửi thư khen ngợi, trong đó có những câu thơ bất hủ, khắc ghi vào lịch sử: “Cồn Cỏ nở đầy hoa thắng trận/Đánh cho tan xác giặc Huê Kỳ”, “Đánh cho giặc Mỹ tan tành/Năm châu khen ngợi Vĩnh Linh anh hùng”.

Ở phía Nam vĩ tuyến 17, Quảng Trị trong thời kỳ chống Mỹ cứu nước đã trở thành một chiến trường rất quan trọng, có ý nghĩa chiến lược cả về chính trị, quân sự, ngoại giao… đối với miền Nam cũng như cả nước. Được sự chỉ đạo của Trung ương, Đảng bộ Quảng Trị tập trung xây dựng tổ chức đảng ở chiến khu và trong lòng địch, xây dựng lực lượng chính trị, lực lượng vũ trang, thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến… củng cố niềm tin trong cán bộ, Nhân dân. Đảng bộ Quảng Trị đã lãnh đạo đấu tranh chính trị đòi thi hành Hiệp định Giơ-ne-vơ, tiếp thu “Đề cương Cách mạng miền Nam”, khôi phục và phát triển lực lượng, tạo thế tiến lên tấn công địch 1954-1960; tiếp thu Nghị quyết 15 và Nghị quyết Đại hội III của Đảng, Quảng Trị thành lập Ủy ban Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam tỉnh, chống chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” của đế quốc Mỹ, giải phóng Nam Bắc Hướng Hóa lần thứ nhất (1961), mở rộng căn cứ địa cách mạng, tạo điều kiện xây dựng đường Hồ Chí Minh, kết nối liên hoàn với vùng căn cứ Thừa Thiên Huế và đặc khu Vĩnh Linh.

Tổ chức Đại hội Đảng bộ tỉnh Quảng Trị lần thứ V (6/1961); tiếp thu tinh thần Hội nghị chính trị đặc biệt do Chủ tịch Hồ Chí Minh chủ trì (3 - 4/1964), Quảng Trị tiến hành đồng khởi nông thôn đồng bằng năm 1964 giành được kết quả bước đầu rất quan trọng, góp phần làm thất bại chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” của Mỹ. Từ năm 1965-1968, quân và dân Quảng Trị tập trung chống chiến lược “Chiến tranh cục bộ”. Mùa khô 1966-1967, ta đã loại khỏi vòng chiến đấu 13.000 quân địch, trong đó 4.000 lính Mỹ, làm tan rã 50% lực lượng quân sự của địch, buộc Mỹ-ngụy phải xây dựng “vành đai trắng” và hàng rào điện tử Mắc Na-ma-ra ở Gio Linh năm 1967. Chiến công nối tiếp chiến công, Quảng Trị góp phần làm nên thắng lợi của cuộc tiến công nổi dậy tết Mậu Thân 1968, làm nên chiến thắng “Bạch Đằng Giang trên sông Hiếu”; tấn công địch trên Mặt trận Đường 9 - Khe Sanh, biến Khe Sanh thành “địa ngục trần gian” của đế quốc Mỹ, loại khỏi vòng chiến đấu 11.000 quân địch (2/3 quân Mỹ) trên Đường 9 - Bắc Quảng Trị và giải phóng hoàn toàn Khe Sanh, Hướng Hóa ngày 9/7/1968, góp phần buộc Mỹ ngồi vào bàn đàm phán Pa-ri, tiến hành chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh”.

Ngày hội thống nhất non sông -Ảnh: KHÁNH TOÀN

Sau thắng lợi của Chiến lược Đường 9 - Nam Lào 1971, Quảng Trị đã tổ chức tấn công địch trên các mặt trận, chuẩn bị lực lượng phối hợp với quân chủ lực thực hiện cuộc tổng tấn công chiến lược năm 1972, mở đầu là chiến thắng và giải phóng hoàn toàn Gio Linh, Cam Lộ ngày 2/4/1972, xóa sổ hàng rào điện tử, con mắt thần Mắc Na-ma-ra tại Dốc Miếu, Gio Linh; chuẩn bị lực lượng tiến công giải phóng Đông Hà ngày 28/4/1972; Triệu Phong, thị xã Quảng Trị, Hải Lăng ngày 29-30/4/1972. Quốc lộ 1 từ thị xã Quảng Trị đến cầu Mỹ Chánh trở thành “đại lộ kinh hoàng” đối với quân ngụy. Ngày 1/5/1972, Quảng Trị hoàn toàn giải phóng. Sau ngày quê hương giải phóng, quân và dân Quảng Trị thực hiện chính sách đối với vùng giải phóng (10/5/1972) tiếp tục chống địch phản kích, tái chiếm. 81 ngày đêm chiến đấu bảo vệ Thành Cổ Quảng Trị (28/6 - 16/9/1972), trước khối lượng bom đạn tương đương 7 quả bom nguyên tử Mỹ ném xuống Hiroshima Nhật Bản năm 1945 cùng với những thắng lợi năm 1972 góp phần làm nên thắng lợi của Hội nghị Pa-ri và Hiệp định Pa-ri ngày 27/1/1973.

Quảng Trị là nơi xây dựng trụ sở Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam, tiếp đón các đoàn khách quốc tế, đặt quan hệ ngoại giao, trong đó có Chủ tịch Phiđen Cát-xtơ-rô; Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Pháp Gióoc-giơ Macse, dòng sông Thạch Hãn trở thành nơi trao trả tù binh sau Hiệp định Pa-ri. Quảng Trị tiếp tục chiến dịch giải phóng Trị Thiên Huế 1975, cùng miền Nam tiến hành chiến dịch giải phóng miền Nam thắng lợi bằng đại thắng Mùa xuân 1975, giang sơn thu về một mối, đất nước hòa bình, thống nhất, tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội.

Thời kỳ đất nước thống nhất, đặc khu Vĩnh Linh và tỉnh Quảng Trị tập trung rà phá bom mìn, khai hoang phục hóa, tổ chức lại sản xuất, tổ chức bình dân học vụ, xóa mù chữ, củng cố, nâng cao hệ thống chính trị, lực lượng vũ trang nhân dân, ổn định đời sống Nhân dân sau ngày giải phóng, thực hiện chủ trương của Bộ Chính trị hợp nhất vào tỉnh Bình Trị Thiên (từ tháng 3/1976). 13 năm cùng mái nhà chung Bình Trị Thiên, với 4 đơn vị hành chính cấp huyện Bến Hải, Triệu Hải, Đông Hà, Hướng Hóa…, Quảng Trị tiến hành 5 mục tiêu lớn với 5 mũi tiến công, phát huy 4 thế mạnh và 3 cuộc vận động lớn, thực hiện chính sách người có công với cách mạng và củng cố khối đại đoàn kết dân tộc, củng cố quốc phòng - an ninh, thực hiện có hiệu quả 3 kế hoạch 5 năm 1976-1980; 1980-1985; 1985-1990 của tỉnh Bình Trị Thiên.

Ngày 1/7/1989, tỉnh Quảng Trị được lập lại. Hơn 35 năm được trở về với tên gọi của chính mình, Quảng Trị đã tập trung quy hoạch, định vị lại đơn vị hành chính cấp huyện với 10 đơn vị, trong đó có 7 huyện, 1 huyện đảo Cồn Cỏ, 1 thị xã Quảng Trị và thành phố Đông Hà với 125 xã, phường, thị trấn(cuối năm 2020). Quy hoạch và từng bước xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông, thủy lợi, điện, đường, trường, trạm, viễn thông, công nghệ thông tin, thương mại du lịch, nước sạch và môi trường, khu công nghiệp, khu kinh tế, văn hóa thể thao, đô thị và nông thôn. Các công trình thủy lợi như Bảo Đài, Trúc Kinh, đập ngăn mặn Việt Yên, thủy lợi, thủy điện Rào Quán, đá mài Tân Kim, Sa Lung… được xây dựng và phát huy hiệu quả cùng với việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, khu vực “tam nông” có bước chuyển mình đáng khích lệ. Huyện Cam Lộ và trên 60 xã đạt chuẩn nông thôn mới, 4 huyện Vĩnh Linh, Gio Linh, Triệu Phong, Hải Lăng sẽ hoàn thành mục tiêu nông thôn mới trước năm 2025; công nghiệp, dịch vụ, du lịch được xác định đột phá thông qua phát triển các Khu kinh tế Đông Nam, Nam Đông Hà, Quán Ngang, Tây Bắc Hồ Xá, VSIP8 và hàng chục cụm công nghiệp, làng nghề; phát triển công nghiệp điện năng, trong đó năng lượng tái tạo gần 1.000MW…

Tiếp tục thu hút đầu tư, bổ sung quy hoạch để phát triển điện khí hóa lỏng, nhiệt điện than, điện gió phía Tây và ngoài khơi Quảng Trị… Công nghiệp chế biến gỗ và MDF, bia rượu, nước giải khát, may mặc, tinh bột sắn, săm lốp ô tô, mủ cao su, hồ tiêu, thức ăn gia súc, vật liệu xây dựng, dược liệu… hướng tới phát triển du lịch, dịch vụ thương mại trên cơ sở khai thác tiềm năng du lịch tưởng niệm, ước nguyện hòa bình, nâng cấp hạ tầng du lịch, tổ chức lễ hội vì hòa bình, lễ hội của các tôn giáo tại Nhà thờ La Vang, Chùa Sắc Tứ…, du lịch biển đảo, du lịch tiểu vùng khí hậu Sa Mù và các điểm du lịch sinh thái, cộng đồng…

Sân bay Tà Cơn là một trong những địa điểm thu hút khách du lịch -Ảnh: KHÁNH TOÀN

Công tác giáo dục, chăm sóc sức khỏe Nhân dân, thực hiện bảo hiểm y tế toàn dân gắn với phát triển phong trào thể dục thể thao…, luôn được chú trọng. An sinh xã hội, giảm nghèo bền vững, chăm lo người nghèo, người yếu thế trong xã hội, đồng bào dân tộc Vân Kiều, Pa Kô có những chuyển biến tích cực. Công tác xây dựng Đảng, hệ thống chính trị, lực lượng vũ trang-mối quan hệ máu thịt giữa Đảng với Nhân dân, trận địa lòng dân với sự vững chắc của khu vực phòng thủ được tăng cường, công tác dân tộc, tôn giáo, đại đoàn kết toàn dân, tạo sự đồng thuận xã hội… Cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư, hỗ trợ người dân, doanh nghiệp được quan tâm đặc biệt và đạt được những kết quả quan trọng.

Thời gian tới, Quảng Trị tập trung hoàn thiện và trình cấp có thẩm quyền phê duyệt Quy hoạch tỉnh Quảng Trị thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, làm cơ sở để phát triển bền vững trên 3 trụ cột: Nông nghiệp là bệ đỡ của nền kinh tế; công nghiệp, trong đó công nghiệp năng lượng là đột phá, du lịch là mũi nhọn. Tiếp tục quy hoạch và hoàn thiện hệ thống kết cấu hạ tầng trên các lĩnh vực, nhất là hạ tầng giao thông, hạ tầng khu kinh tế, khu công nghiệp, hạ tầng đô thị, thương mại du lịch, hạ tầng số…, thực hiện có hiệu quả 3 Chương trình mục tiêu quốc gia là xây dựng nông thôn mới, giảm nghèo bền vững, phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi. Thực hiện 3 đột phá chiến lược gồm hệ thống kết cấu hạ tầng; chất lượng nguồn nhân lực và hoàn thiện thể chế, nhất là chính sách địa phương để nâng cao hiệu quả cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư, phát triển doanh nghiệp; hỗ trợ các điều kiện pháp lý, giải phóng mặt bằng… cho các dự án lớn như sân bay, cảng biển, dự án phát triển công nghiệp, du lịch, dịch vụ… sớm được triển khai.

Thực hiện tốt việc quy hoạch, quản lý, khai thác các nguồn tài nguyên, nhất là khoáng sản, vật liệu xây dựng, san lấp, đặc biệt là quản lý nguồn nhân lực cho các lĩnh vực công nghiệp, công nghệ số, khoa học kỹ thuật… Khơi dậy và phát huy nguồn lực con người trong quá trình phát triển gắn với thu hút các dự án đầu tư xanh, bảo vệ môi trường gắn với phòng chống thiên tai, biến đổi khí hậu, chú trọng nâng cao sức khỏe, thể lực, đời sống vật chất và tinh thần của người dân, xây dựng sự đồng thuận của người dân trong các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng - an ninh, xây dựng Đảng và hệ thống chính trị.

Phát huy truyền thống cách mạng của quê hương Quảng Trị anh hùng, với những gì đã làm được và những gì có được sau nửa thế kỷ quê hương giải phóng, đổi mới và phát triển, Đảng bộ, chính quyền và quân, dân Quảng Trị với sức mạnh niềm tin, quyết tâm, khát vọng phát triển sẽ tiến kịp đà phát triển chung của bạn bè trong khu vực và cả nước.

(Nguồn: Báo Quảng Trị)

TAGS

Hai cựu binh một lối về Quảng Trị

Đào Tâm Thanh |

Quảng Trị, mảnh đất thân thương, hiền lành, giản dị trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước là nơi hội tụ của những người con khắp mọi miền Tổ quốc cùng về đây đánh giặc và nhận là quê hương thứ hai của mình. Ngày đất nước ca khúc khải hoàn, họ lại trở về đây tri ân đồng đội, đồng chí mình. Xin được ghi lại câu chuyện về hai cựu chiến binh, nhà báo, nghệ sĩ nhiếp ảnh Đoàn Công Tính và Lê Bá Dương, hai người luôn có chung tâm trạng trĩu nặng như câu thơ của một người bạn văn đã viết: “Không biết tôi yêu Quảng Trị từ khi nào/ và đến bao giờ thì hết yêu…”.

Phát biểu của Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc tại Lễ kỷ niệm 50 năm giải phóng Quảng Trị

PV |

Tối qua 29/4, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đã dự và có bài phát biểu quan trọng tại Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng Quảng Trị (1/5/1972-1/5/2022), 50 năm sự kiện 81 ngày đêm chiến đấu bảo vệ Thành Cổ. Báo Quảng Trị Online trân trọng giới thiệu toàn văn phát biểu.

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc dự lễ khởi động Dự án Khu công nghiệp Quảng Trị

Thanh Trúc |

Ngày 30/4, tỉnh Quảng Trị tổ chức lễ khởi động Dự án Khu công nghiệp Quảng Trị với quyết tâm triển khai thi công dự án vào quý IV/2022. Đây là hoạt động nằm trong chuỗi sự kiện chào mừng kỷ niệm 47 năm Ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước 30/4 (1975 - 2022), 50 năm Ngày giải phóng tỉnh Quảng Trị 1/5 (1972 - 2022). 

Luận bàn về khả năng “tự chữa lành” trong ẩm thực Quảng Trị

Bảo Đàn |

Quảng Trị có địa - chính trị hết sức đặc biệt khi là giao điểm của cả 3 miền Bắc - Trung - Nam, giao điểm Đông - Tây, giao lưu với các nền văn hóa sớm trên thế giới, địa hình có đầy đủ núi, đồng bằng, biển, đảo nên nền ẩm thực hết sức phong phú.