Tăng mức lương cơ sở lên 1,8 triệu đồng/tháng từ ngày 1/7

PV |

Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 24/2023/NĐ-CP quy định mức lương cơ sở đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang.

Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 24/2023/NĐ-CP quy định mức lương cơ sở đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang.

Theo đó, từ ngày 1/7, áp dụng mức lương cơ sở 1,8 triệu đồng/tháng cho 9 nhóm đối tượng.

Cán bộ, nhân viên tại Chi cục Thuế khu vực Phổ Yên - Phú Bình, Thái Nguyên. (Ảnh: Danh Lam/TTXVN)
Cán bộ, nhân viên tại Chi cục Thuế khu vực Phổ Yên - Phú Bình, Thái Nguyên. (Ảnh: Danh Lam/TTXVN)
Nghị định này quy định mức lương cơ sở áp dụng đối với cán bộ, công chức, viên chức, người hưởng lương, phụ cấp và người lao động (gọi chung là người hưởng lương, phụ cấp) làm việc trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị sự nghiệp của Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, tổ chức chính trị-xã hội và hội được ngân sách Nhà nước hỗ trợ kinh phí hoạt động ở Trung ương, ở tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (cấp tỉnh), ở huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc Trung ương (cấp huyện), ở xã, phường, thị trấn (cấp xã), ở đơn vị hành chính-kinh tế đặc biệt và lực lượng vũ trang.

Nghị định nêu rõ, mức lương cơ sở dùng làm căn cứ tính mức lương trong các bảng lương, mức phụ cấp và thực hiện các chế độ khác theo quy định của pháp luật đối với các đối tượng quy định; tính mức hoạt động phí, sinh hoạt phí theo quy định của pháp luật; tính các khoản trích và các chế độ được hưởng theo mức lương cơ sở.

Về kinh phí thực hiện, các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác ở Trung ương sử dụng 10% tiết kiệm chi thường xuyên (trừ các khoản tiền lương, phụ cấp theo lương, khoản có tính chất lương và các khoản chi cho con người theo chế độ) dự toán năm 2023 tăng thêm so với dự toán năm 2022 đã được cấp có thẩm quyền giao;

Các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập có thu phí thực hiện trích lập tạo nguồn cải cách tiền lương từ một phần nguồn thu phí được để lại theo chế độ quy định sau khi trừ các chi phí liên quan trực tiếp đến hoạt động cung cấp dịch vụ, thu phí...;

Kinh phí thực hiện cải cách tiền lương của viên chức, người lao động trong các đơn vị sự nghiệp công lập nhóm 1, nhóm 2 do đơn vị tự đảm bảo theo quy định tại Nghị định số 60/2021/NĐ-CP của Chính phủ quy định cơ chế tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập và các văn bản sửa đổi, bổ sung, thay thế Nghị định số 60/2021/NĐ-CP (nếu có).

Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1/7.

(Nguồn: Ngày nay)

TAGS

Dự kiến chi hơn 15.000 tỷ đồng cho chính sách tăng lương hưu từ 1/7

An Ly |

Bộ LĐ-TB&XH đã gửi lấy ý kiến các bộ ngành, địa phương và người dân về phương án điều chỉnh tăng lương hưu, trợ cấp BHXH hằng tháng từ ngày 1/7 tới (cùng thời điểm tăng lương cơ sở).

Một số địa phương đề xuất tăng lương tối thiểu vùng năm 2024 cho công nhân

Thanh Mai |

Một số địa phương kiến nghị tăng lương tối thiểu vùng. Mức tăng được đề xuất từ 5 đến 15% so với hiện hành.

Sẽ điều chỉnh tăng lương hưu cho người nghỉ hưu trước năm 1995 cho khoảng 230.000 người

PV |

Dự kiến từ ngày 1/7, sẽ có khoảng 230.000 người hưởng lương hưu, trợ cấp hằng tháng từ trước ngày 1/1/1995 thuộc đối tượng điều chỉnh tăng thêm, kinh phí do ngân sách nhà nước chi trả khoảng 330 tỷ đồng.

Đề xuất tăng lương hưu, trợ cấp hàng tháng từ ngày 1/7

An Ly |

Tại dự thảo Nghị định điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp hằng tháng, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đề xuất tăng thêm từ 12,5% mức lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp hàng tháng; tăng thêm 20,8% cho các đối tượng chưa được điều chỉnh trong năm 2022, áp dụng từ ngày 1/7/2023.