Trình Chính phủ mức tăng lương tối thiểu vùng 6% từ 1/7/2024

XM |

Mức tăng được Hội đồng tiền lương quốc gia đề xuất là 6%, tương ứng tăng 200.000 đồng - 280.000 đồng.

Hội đồng tiền lương quốc gia vừa chính thức trình Chính phủ xem xét điều chỉnh tăng lương tối thiểu vùng từ 1/7/2024. Việc tăng lương tối thiểu vùng đồng bộ với thời điểm thực hiện cải cách tiền lương khu vực Nhà nước.

Mức tăng được Hội đồng tiền lương quốc gia đề xuất là 6%, tương ứng tăng 200.000 đồng - 280.000 đồng.

Cụ thể, lương vùng 1 nâng lên 4,96 triệu đồng; vùng 2 là 4,41 triệu; vùng 3 là 3,86 triệu và vùng 4 đạt 3,45 triệu đồng. Lương hiện hành các vùng đang dao động 3,25-4,68 triệu đồng.

Công nhân lĩnh vực dệt may. Ảnh: XC
Công nhân lĩnh vực dệt may. Ảnh: XC


Mức lương tối thiểu giờ cũng tăng tương ứng 6% từ giữa năm 2024. Cụ thể, vùng 1 lên 23.800 đồng; vùng 2 lên 21.200 đồng; vùng 3 là 18.600 đồng; vùng 4 là 16.600 đồng.

Mức tăng này được Hội đồng tiền lương quốc gia chốt vào phiên họp thứ hai vào ngày 20/12. Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam đề xuất hai mức tăng 6,48% hoặc 7,3%, từ ngày 1/7/2024, cùng lúc với cải cách tiền lương khu vực nhà nước. Mức tăng căn cứ kinh tế khởi sắc, đơn hàng doanh nghiệp tăng trở lại.

Đại diện Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam VCCI đề xuất tăng 4,5-5%, bởi phải tính đến sức khỏe doanh nghiệp. Khi đơn hàng mới quay trở lại, thì giữ việc làm cho lao động quan trọng hơn.

Sau đàm phán, 16/16 thành viên Hội đồng bỏ phiếu thống nhất đề xuất Chính phủ điều chỉnh lương tối thiểu thêm 6%, tăng 200.000-280.000 đồng tùy vùng.

Thứ trưởng Bộ Lao động Thương binh và Xã hội Lê Văn Thanh, Chủ tịch Hội đồng tiền lương quốc gia đánh giá 6% là mức tăng hài hòa, chia sẻ khó khăn của cả lao động và chủ doanh nghiệp.

Thời điểm tăng được hội đồng đề xuất từ ngày 1/7, đồng bộ với chủ trương của Đảng về thời điểm thực hiện cải cách tiền lương khu vực Nhà nước, đảm bảo thời gian để doanh nghiệp chuẩn bị phương án, nguồn lực để thực hiện.

(Nguồn: Báo Quảng Trị)

Doanh nghiệp may mặc chủ động đào tạo nghề cho người lao động

Mai Lâm |

Để đáp ứng nhu cầu sản xuất, một trong những giải pháp mà các doanh nghiệp may mặc trên địa bàn áp dụng trong thời gian gần đây là tuyển dụng lao động gắn với đào tạo tại chỗ. Sự chủ động này của doanh nghiệp đã giúp nhiều lao động phổ thông nhanh chóng có việc làm, thu nhập, ổn định cuộc sống gia đình.

Hơn 58,3 tỉ đồng đầu tư dự án dệt may tại Cụm công nghiệp Diên Sanh

Minh Long |

Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Quảng Trị Hà Sỹ Đồng vừa ký quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư đầu tư đồng thời chấp nhận nhà đầu tư đối với Công ty TNHH Dệt may VTJ TOMS triển khai dự án “Xưởng may hoàn tất” với tổng vốn đầu tư hơn 58,3 tỉ đồng tại Cụm công nghiệp Diên Sanh, thị trấn Diên Sanh, huyện Hải Lăng.

Phong tục truyền thống trong ngày Tết Bunpimay của Lào

PV |

Hằng năm, khi những nhành hoa Dook-khoun (muồng hoàng yến) buông từng chùm dài, khoe sắc vàng óng ả, đẹp đến nao lòng trên những bản làng, những con phố của đất nước Triệu Voi cũng là lúc người Lào nô nức chuẩn bị đón Tết cổ truyền của dân tộc, Bunpimay hay còn gọi là Boun Hot Nam (Lễ hội té nước), để cầu mong nước về, cho cuộc sống sinh sôi, đâm chồi, nảy lộc.

BĐBP Quảng Trị chúc Tết cổ truyền Bunpimay

Mạnh Hùng |

Nhân dịp Tết cổ truyền Bunpimay của Lào, từ ngày 5 đến ngày 7/4, Bộ Chỉ huy BĐBP Quảng Trị tổ chức hai đoàn công tác do Đại tá Đinh Xuân Hùng, Chính ủy BĐBP Quảng Trị và Đại tá Trần Xuân Lạn, Phó Chỉ huy trưởng BĐBP Quảng Trị làm trưởng đoàn đi thăm, tặng quà, chúc Tết, trao đổi tình hình với Sư Đoàn 4, Bộ Chỉ huy Quân sự và Công an hai tỉnh Salavan và Savanakhet, Lào.