Có được nhận tiền bảo hiểm thất nghiệp khi về hưu nếu chưa hưởng?

HL |

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội trả lời kiến nghị của cử tri liên quan đến việc có được nhận tiền bảo hiểm that nghiệp khi về hưu nếu chưa hưởng theo nguyên tắc đóng - hưởng của bảo hiểm thất nghiệp.


Cử tri tỉnh Vĩnh Phúc đề nghị nghiên cứu sửa đổi Luật Việc làm theo hướng người đóng bảo hiểm thất nghiệp, nhưng đến khi về hưu hoặc chấm dứt hợp đồng lao động mà chưa được hưởng trợ cấp thất nghiệp, thì được thanh toán số tiền cá nhân đã đóng bảo hiểm thất nghiệp (1%) vào Quỹ Bảo hiểm thất nghiệp. Bởi theo nguyên tắc của bảo hiểm là có đóng có hưởng.

Về vấn đề này, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cho biết, bảo hiểm thất nghiệp là loại hình bảo hiểm ngắn hạn (như bảo hiểm y tế), tính chia sẻ rủi ro cao giữa người có việc làm với người bị mất việc làm. Nhiều người đóng, nhưng chỉ có một số ít người mất việc làm mới được hưởng, nhằm hỗ trợ người lao động duy trì việc làm, đào tạo, tư vấn, giới thiệu việc làm và bù đắp một phần thu nhập cho người lao động khi bị mất việc làm.

Lao động đến làm thủ tục hưởng trợ cấp thất nghiệp tại Trung tâm dịch vụ việc làm Hà Nội. Ảnh:XC
Lao động đến làm thủ tục hưởng trợ cấp thất nghiệp tại Trung tâm dịch vụ việc làm Hà Nội. Ảnh:XC

Hiện nay, mức đóng bảo hiểm thất nghiệp bình quân tháng là 6 triệu đồng. Mỗi người đóng tối thiểu là 12 tháng với số tiền là 1% x 6 triệu x 12 tháng = 720.000 đồng (tương ứng với 12%) có thể hưởng các chế độ lên đến khoảng gần 500% (chưa tính đến hưởng tư vấn, giới thiệu việc làm).

Như vậy, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội cho rằng, để có kinh phí chi các chế độ bảo hiểm thất nghiệp cho một người hưởng tối đa các chế độ thì phải gần 40 người đóng mới đủ. Theo thực tế hiện nay, cứ 12-13 người đóng thì có 1 người hưởng.

Nguyên tắc đóng - hưởng trong bảo hiểm thất nghiệp là nếu xảy ra rủi ro và đáp ứng đủ điều kiện, người tham gia bảo hiểm sẽ được hưởng khoản hỗ trợ đền bù về thiệt hại theo từng chế độ cụ thể. Như vậy, theo nguyên tắc trên, nếu không gặp rủi ro sẽ được hưởng lại số tiền đã đóng.

(Nguồn: Báo Tin tức)

Linh hoạt đáp ứng thị trường lao động

Tuệ Linh |

Thị trường lao động cuối năm 2024 được dự báo có nhiều khởi sắc sau thời gian dài trầm lắng. Nắm bắt tình hình này, Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh linh hoạt tổ chức kết nối cung cầu giúp doanh nghiệp tuyển những ứng viên phù hợp với vị trí việc làm, còn người lao động hy vọng tìm được việc làm ổn định.

Giao lưu, đối thoại việc làm cho người lao động, thanh niên Vĩnh Linh

Tú Linh |

Ngày 20/9, tại thị trấn Cửa Tùng, huyện Vĩnh Linh, Sở LĐ,TB&XH Quảng Trị phối hợp UBND huyện Vĩnh Linh tổ chức Chương trình giao lưu, đối thoại về việc làm cho 500 người lao động, đoàn viên, thanh niên các địa phương: xã Vĩnh Hòa, Hiền Thành, Kim Thạch, Vĩnh Giang và thị trấn Cửa Tùng.

Điểm tựa vững chắc cho người lao động

Lan Hương |

Phát huy truyền thống vẻ vang 95 năm của tổ chức Công đoàn Việt Nam, quán triệt tinh thần “Đổi mới, dân chủ, đoàn kết, phát triển”, thời gian qua, các cấp công đoàn thị xã Quảng Trị đã chú trọng đổi mới trong phương thức hoạt động, dân chủ trong lắng nghe, đảm bảo quyền và lợi ích của đoàn viên, cán bộ, người lao động (NLĐ); đoàn kết trong các phong trào hoạt động, các phong trào thi đua yêu nước; đẩy mạnh phát triển đoàn viên, thành lập công đoàn cơ sở (CĐCS), xây dựng công đoàn các cấp ngày càng vững mạnh, là chỗ dựa tin cậy của đoàn viên, NLĐ, đóng góp quan trọng trong thực hiện nhiệm vụ chính trị của địa phương.

Thị trường Hàn Quốc hấp dẫn người lao động

Thủy Ba |

Hàn Quốc là thị trường được lao động Việt Nam ưa thích do có điều kiện làm việc tốt và thu nhập cao. Đây cũng là một trong những thị trường trọng điểm, chất lượng của hoạt động xuất khẩu lao động tại Việt Nam. Phía Hàn Quốc dự kiến sẽ cho phép tuyển dụng lao động nước ngoài thị thực E-9 vào làm việc trong ngành kinh doanh khách sạn và căn hộ cho thuê... Nếu chính sách tiếp nhận lao động nước ngoài ở Hàn Quốc được mở rộng và chính thức triển khai, lao động Quảng Trị sẽ có nhiều hơn cơ hội lựa chọn ngành nghề xuất khẩu.