Đối thoại về giám sát biến động rừng

Trúc Phương |

Trung tâm Phát triển nông thôn bền vững phối hợp với Chi cục Kiểm lâm Quảng Trị và Hội Khoa học kỹ thuật Bảo vệ rừng và Đa dạng sinh học vừa tổ chức cuộc họp thường niên đối thoại về giám sát biến động rừng giữa mạng lưới tổ công tác giám sát độc lập biến động rừng (FCIM) và các cơ quan chính quyền địa phương.

Dự án “Đối thoại phát triển rừng bền vững ở Việt Nam” được Trung tâm Phát triển nông thôn bền vững phối hợp với Chi cục Kiểm lâm tỉnh và Hội Khoa học kỹ thuật Bảo vệ rừng và Đa dạng sinh học tỉnh phối hợp thực hiện từ tháng 7/2020 đến tháng 6/2022 trên địa bàn 3 xã: Ba Nang, Đakrông, Hướng Hiệp (huyện Đakrông) với mục tiêu tăng cường đối thoại giữa các tổ chức xã hội, cộng đồng và cơ quan quản lý nhà nước để tăng tính minh bạch và trách nhiệm giải trình trong lĩnh vực lâm nghiệp ở huyện Đakrông.

Thông qua dự án, người dân nâng cao nhận thức hơn trong việc bảo vệ rừng - Ảnh: SRD cung cấp
Thông qua dự án, người dân nâng cao nhận thức hơn trong việc bảo vệ rừng - Ảnh: SRD cung cấp

Sau 2 năm triển khai, dự án đã đạt được nhiều kết quả nổi bật như: thành lập tổ công tác giám sát độc lập biến động rừng (viết tắt là FCIM) gồm 40 thành viên từ cấp huyện, cấp xã, cấp thôn và là các thành viên chủ chốt trong 12 tổ tuần tra rừng; thiết kế và tập huấn sử dụng phần mềm CFMS phục vụ giám sát biến động rừng cho 12 tổ tuần tra rừng của 3 xã; hàng tháng tổ chức tuần tra điểm biến động và tuần tra định kỳ, kết quả tuần tra được gửi lên hệ thống, giúp cơ quan chức năng nắm bắt được tình trạng biến động rừng, từ đó đề ra biện pháp ngăn chặn kịp thời, giúp công tác bảo vệ rừng được tốt hơn.

Tại buổi đối thoại, đại diện chính quyền địa phương, hạt kiểm lâm trên địa bàn và các thành viên tổ giám sát độc lập biến động rừng tại 3 địa phương hưởng lợi từ dự án đã mạnh dạn chia sẻ về những lợi ích cũng như khó khăn trong quá trình thực hiện dự án. Kể từ khi được triển khai, dự án “Đối thoại phát triển rừng bền vững ở Việt Nam” đã góp phần thay đổi nhận thức của người dân địa phương trong việc giám sát, báo cáo biến động rừng không mong muốn và nhận thức được lợi ích của việc thực hiện công tác giám sát và quản lý rừng bền vững.

Cùng với đó tăng cường khả năng đối thoại và tổ chức đối thoại về kết quả giám sát biến động rừng tại địa phương của các tổ chức xã hội với cơ quan quản lý nhà nước về lâm nghiệp, làm tăng tính minh bạch và trách nhiệm giải trình trong công tác bảo vệ rừng, hạn chế tối đa sự suy thoái rừng trên địa bàn.

(Nguồn: Báo Quảng Trị)

Đến A Lưới nghe khèn, ngắm núi rừng & thư giãn

PV |

Gần đây, A Lưới (Huế) nổi lên là địa điểm du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng được du khách lựa chọn bởi không khí trong lành, cây cối xanh tươi, núi rừng trùng điệp. Người dân nơi đây lại mến khách, chân chất, thật thà nên càng đẹp lòng khách. Vì thế, các tour trải nghiệm suối thác, lễ hội, đời sống, sinh hoạt của người dân A Lưới đang được các lữ hành đưa vào khai thác, hứa hẹn sẽ là điểm nhấn cho mùa hè này.

Chấn chỉnh tình trạng san ủi đồi núi để phân lô, bán nền, xây dựng trên đất rừng

B.A |

Tình trạng vi phạm các quy định về bảo vệ rừng trên địa bàn một số tỉnh có diễn biến phức tạp, nhiều vụ vi phạm phá rừng trái pháp luật với quy mô lớn đã xảy ra, gây thiệt hại đến tài nguyên rừng, ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường, gây bức xúc trong xã hội. Trước tình hình đó, ngày 18/5/2022, Thủ tướng ban hành Chỉ thị số 05/CT-TTg yêu cầu các bộ ngành, địa phương tăng cường công tác quản lý bảo vệ rừng, xử lý tình trạng phá rừng, lấn chiếm đất rừng trái pháp luật. Chỉ thị có nhiều nội dung quan trọng:

Kiểm tra công tác quản lý, bảo vệ và phòng chống cháy rừng ở huyện Đakrông

Lê An |

Ngày 9/5, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Quảng Trị Hà Sỹ Đồng đi kiểm tra công tác quản lý, bảo vệ và phòng chống cháy rừng tại huyện Đakrông.

Bộ NN&PTNT đề nghị xử lý tình trạng phá rừng trái pháp luật ở huyện Đakrông

Trường Nguyên |

Ngày 5/5, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) có văn bản gửi UBND tỉnh Quảng Trị về việc xử lý tình trạng phá rừng trái pháp luật trên địa bàn huyện Đakrông.