Đồng hành với nạn nhân chất độc da cam

Nguyễn Trang |

Tiếp tục triển khai phong trào “Hành động vì nạn nhân chất độc da cam” và Chỉ thị 43/CT-TW ngày 14/5/2015 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác giải quyết hậu quả chất độc hóa học do Mỹ sử dụng trong chiến tranh ở Việt Nam, 5 năm qua, huyện Vĩnh Linh (Quảng Trị) đã tích cực thực hiện công tác chăm lo về mọi mặt đối với nạn nhân chất độc da cam/dioxin. 

Đặc biệt, huy động được nguồn quỹ hơn 8,8 tỉ đồng kịp thời hỗ trợ trên 12.100 lượt người khuyết tật, nạn nhân da cam/dioxin và gia đình thông qua nhiều hình thức thiết thực.

Phó Chủ tịch Hội Người khuyết tật, Nạn nhân da cam/dioxin và Bảo trợ xã hội huyện Vĩnh Linh Nguyễn Thị Năm cho biết: Vĩnh Linh là đơn vị có số lượng nạn nhân chất độc da cam lớn với 819 người đang hưởng chế độ.

Ngoài ra, còn có 2.399 người của 10 xã ven bờ sông Bến Hải và Cửa Tùng nghi bị phơi nhiễm chất độc hóa học chưa được giám định, trong đó hơn 500 hồ sơ đang ở các xã, thị trấn, Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội huyện vì lý do chưa được xác minh làm rõ cũng như việc thay đổi bệnh tật của liên Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế điều chỉnh.

Vĩnh Linh đẩy mạnh công tác xã hội hoá hoạt động trợ giúp nạn nhân chất độc da cam/dioxin -Ảnh: N.T
Vĩnh Linh đẩy mạnh công tác xã hội hoá hoạt động trợ giúp nạn nhân chất độc da cam/dioxin -Ảnh: N.T

Tăng cường truyền thông, hướng đến phát huy trách nhiệm của toàn xã hội giúp đỡ cho người khuyết tật, nạn nhân da cam/dioxin, huyện Vĩnh Linh đã kết nối được nhiều nguồn hỗ trợ từ những chương trình, dự án. Đồng thời, vận động, kêu gọi, nhận về sự phối hợp, chung tay của cấp ủy đảng, chính quyền, mặt trận, tổ chức chính trị - xã hội, doanh nghiệp, nhà hảo tâm.

Hiện nay, Vĩnh Linh đang tiếp cận với 5 dự án quốc tế dành cho người khuyết tật và nạn nhân chất độc da cam gồm: RENEW, HI, ACDC, CRS và Dự án của Hàn Quốc. Với sự tài trợ của các dự án đã tổ chức tập huấn, trợ giúp pháp lý, khám bệnh cho hàng trăm lượt nạn nhân chất độc da cam và người khuyết tật ở Vĩnh Linh.

Riêng giai đoạn 2018-2023, huyện Vĩnh Linh vận động hỗ trợ 118 chiếc xe lăn, xe lắc, 30 xe đạp, trị giá 368 triệu đồng; dụng cụ thiết yếu cho 86 hộ gia đình khó khăn từ 8-10 triệu đồng/hộ; xây mới 5 nhà tình nghĩa, trị giá 50 triệu đồng/ nhà; xây dựng 2 đường tiếp cận, 6 công trình phụ, trị giá 15 triệu đồng/công trình; tặng 11.500 suất quà trị giá 4,5 tỉ đồng; trao 51 bò giống cho người khuyết tật, nạn nhân da cam/dioxin. Ngoài ra, tặng học bổng cho 226 học sinh khuyết tật, 500 ngàn đồng đến 2 triệu đồng/suất; bảo trợ 78 phụ nữ khuyết tật, trẻ mồ côi; kết nối giúp 4 địa chỉ khó khăn được nhận 15-30 triệu đồng/ hộ...

Từ những hoạt động ý nghĩa này đã không ngừng góp sức cùng các chính sách của Đảng, Nhà nước thường xuyên quan tâm, giúp đỡ nạn nhân chất độc da cam/dioxin ở Vĩnh Linh nỗ lực cải thiện điều kiện sinh hoạt, sản xuất. Nhiều nạn nhân chất độc da cam/dioxin dù mang bệnh tật vẫn phấn đấu vươn lên thành hộ khá giả trong làm kinh tế, tham gia phong trào, hoạt động xã hội được ghi nhận, tạo sự lan tỏa về tinh thần vượt lên nỗi đau da cam.

Tiêu biểu như: ông Trần Văn Huỳnh, 75 tuổi, xã Vĩnh Long, với mô hình đa cây, đa con; chị Lê Thị Hoa, 60 tuổi, xã Vĩnh Lâm chăn nuôi hiệu quả, tham gia hội thi thể dục - thể thao dành cho người khuyết tật đoạt nhiều huy chương; anh Lê Văn Trung, 45 tuổi, xã Vĩnh Thủy mở dịch vụ cơ khí thu nhập trên 300 triệu đồng/năm...

Xác định với địa phương có số lượng lớn nạn nhân chất độc da cam/dioxin, công tác chăm lo đối với đối tượng yếu thế này cần nhiều nguồn lực, nội dung, chương trình cụ thể, thiết thực hơn nữa, thời gian tới, huyện Vĩnh Linh bám sát sự lãnh đạo của cấp ủy đảng, chính quyền từng bước thực hiện xã hội hóa công tác chăm sóc, giúp đỡ nạn nhân chất độc da cam/dioxin theo tinh thần Chỉ thị 43/CT-TW. Đổi mới, đa dạng hóa hình thức vận động, phấn đấu xây dựng nguồn quỹ đạt hơn 1 tỉ đồng/năm.

Đặc biệt, chuyển hướng trợ giúp tập trung vào dạy nghề, tạo việc làm, cải thiện sinh kế, tăng thu nhập cho nạn nhân chất độc da cam còn khả năng lao động và hộ có nạn nhân chất độc da cam. “Từ thực tế tại địa phương, Hội Người khuyết tật, Nạn nhân da cam/dioxin và Bảo trợ xã hội huyện Vĩnh Linh đề nghị các cơ quan chức năng trung ương 2 nội dung liên quan đến nạn nhân chất độc da cam trên địa bàn.

Thứ nhất, mở cuộc khảo sát nghiên cứu khoa học kiến nghị Thủ tướng Chính phủ mở rộng phạm vi các địa phương ở huyện Vĩnh Linh chịu ảnh hưởng chất độc hóa học ngoài 10 xã đã được xác định. Thứ 2, nghiên cứu bổ sung cho hưởng chế độ đối với thế hệ thứ 3 là cháu của người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học (F2), sau điều tra khảo sát tại Vĩnh Linh có khoảng 30 trường hợp này”, bà Nguyễn Thị Năm kiến nghị.

(Nguồn: Báo Quảng Trị)

Nâng cao chất lượng hệ thống y tế công lập

Trần Anh Minh |

Nhằm nâng cao sức khỏe người dân cả về thể chất, tinh thần, tầm vóc, tuổi thọ và chất lượng cuộc sống; giảm tỉ lệ mắc bệnh, tử vong và tàn tật do bệnh, dịch bệnh, tỉnh Quảng Trị chú trọng đầu tư xây dựng hệ thống y tế phát triển đồng bộ, chất lượng, hiệu quả.

Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao trong ngành Du lịch

Võ Văn Dũng |

Ngày 15/4, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với Trường Cao đẳng Du lịch Đà Nẵng, Tổ chức Kenan Foundation Asia Việt Nam khởi động dự án “Học tập trọn đời” giai đoạn 2023-2025. Dự án được tài trợ bởi Công ty Trách nhiệm hữu hạn Diageo Việt Nam (Diageo Việt Nam).

UBND tỉnh làm việc với Công ty Cổ phần nông nghiệp hữu cơ thương mại Quảng Trị về mô hình nuôi bò chất lượng cao

Lê Minh |

Ngày 4/4, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Quảng Trị Hà Sỹ Đồng chủ trì phiên làm việc với các sở, ngành, địa phương liên quan để giải quyết các kiến nghị, đề xuất đối với mô hình chăn nuôi bò của Công ty Cổ phần nông nghiệp hữu cơ thương mại Quảng Trị.

Làm chủ kỹ thuật hiện đại, nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh

Tú Linh |

Với vai trò là bệnh viện đầu ngành của tỉnh Quảng Trị, những năm qua, Bệnh viện Đa khoa tỉnh luôn chú trọng đầu tư cơ sở vật chất, ứng dụng khoa học kỹ thuật hiện đại, chuyên sâu nhằm đáp ứng nhu cầu chăm sóc, bảo vệ sức khỏe Nhân dân ngày càng tốt hơn, trở thành địa chỉ khám, chữa bệnh (KCB) uy tín.