ERPA tiếp sức bảo vệ rừng

Bảo Bình |

Chương trình chi trả giảm phát thải khí nhà kính vùng Bắc Trung Bộ (ERPA) đã và đang trở thành động lực mạnh mẽ cho công tác bảo vệ và phát triển rừng tại Quảng Trị. Nguồn kinh phí từ chương trình không chỉ hỗ trợ các tổ chức quản lý rừng mà còn trực tiếp mang lại thu nhập cho cộng đồng dân cư, đặc biệt là đồng bào dân tộc thiểu số, góp phần giảm thiểu tình trạng phá rừng và nâng cao chất lượng cuộc sống.

 
Tổ bảo vệ rừng cộng đồng thôn Hồ, xã Hướng Sơn, huyện Hướng Hóa nêu cao tinh thần trách nhiệm tham gia bảo vệ rừng - Ảnh: T.T 
      

Là một trong 6 tỉnh Bắc Trung Bộ được hưởng lợi từ Thỏa thuận giảm phát thải vùng Bắc Trung Bộ giai đoạn 2018 - 2024 ký kết giữa Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (nay là Bộ Nông nghiệp và Môi trường) cùng Ngân hàng Thế giới (WB) vào tháng 2/2022, Quảng Trị đã được Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng Việt Nam giải ngân hơn 51 tỉ đồng. Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh Quảng Trị đã ban hành các công văn, thông báo, kế hoạch liên quan đến việc chi trả tiền ERPA cho các chủ rừng và các bên liên quan trên địa bàn tỉnh.

Nhằm tạo sự đồng thuận, thống nhất nhận thức về chính sách chi trả giảm phát thải khí nhà kính theo thỏa thuận ERPA, Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh Quảng Trị đã triển khai mạnh mẽ công tác truyền thông, phổ biến Nghị định 107/2022/NĐ-CP đến nhiều đối tượng khác nhau. Thông qua các phương tiện thông tin đại chúng để lan tỏa thông tin về chính sách đến các cấp, các ngành, các đối tượng hưởng lợi và người dân trên địa bàn tỉnh.

Đồng thời, tổ chức các lớp tập huấn chuyên đề về dịch vụ hấp thụ và lưu giữ carbon của rừng, góp phần tăng cường năng lực, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho các chủ rừng, UBND cấp xã và cộng đồng dân cư trực tiếp hưởng lợi từ nguồn thu ERPA.

Theo báo cáo của Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh, địa phương đã huy động nguồn thu hơn 65,5 tỉ đồng từ Chương trình ERPA, tích cực giải ngân để hỗ trợ trực tiếp cho các đối tượng hưởng lợi, chủ yếu là các hộ gia đình và cộng đồng tham gia bảo vệ và phát triển rừng. Theo đó, năm 2023 đã giải ngân hơn 16 tỉ đồng, đạt tỉ lệ 99,9% so với kế hoạch. Bước sang năm 2024, kế hoạch được phê duyệt là hơn 21,7 tỉ đồng, trong đó có hơn 19,5 tỉ đồng dành cho các đối tượng hưởng lợi đã được hoàn thành giải ngân.

Đối với năm 2025, tỉnh đã xây dựng kế hoạch giải ngân với tổng kinh phí dự kiến hơn 25,7 tỉ đồng, trong đó dành hơn 23, 2 tỉ đồng chi trả trực tiếp cho các đối tượng hưởng lợi. Hiện tại, Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh đang phối hợp chặt chẽ với các hạt kiểm lâm và chủ rừng để tiến hành rà soát, tổng hợp diện tích rừng tự nhiên và xác định danh sách các đối tượng được hưởng lợi làm cơ sở để trình UBND tỉnh phê duyệt trong thời gian tới.

Chương trình ERPA đã và đang mang lại những tác động tích cực đến công tác bảo vệ và phát triển rừng tại Quảng Trị, đặc biệt ở hai huyện miền núi Hướng Hóa và Đakrông, nơi có phần lớn diện tích rừng tự nhiên của tỉnh 96.157,13 ha/126.693,78 ha, chiếm gần 80% và đa số là đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống. Mặc dù thời gian triển khai chưa dài, nguồn thu từ ERPA đã góp phần đáng kể vào việc tăng thêm thu nhập cho các chủ rừng, đặc biệt là các cộng đồng dân cư và hộ gia đình đồng bào dân tộc thiểu số ở vùng sâu, vùng xa.

Nhờ đó, người dân ngày càng nhận thức rõ hơn về tầm quan trọng của rừng và tích cực tham gia vào công tác bảo vệ, giảm thiểu tình trạng phá rừng. Nguồn thu từ ERPA đã chi trả cho 63 cộng đồng dân cư, nhóm hộ gia đình là đồng bào dân tộc thiểu số quản lý 12.348,94 ha rừng tự nhiên với số tiền hơn 1,5 tỉ đồng, 82 hộ gia đình là đồng bào dân tộc thiểu số quản lý 557 ha rừng tự nhiên với số tiền hơn 70 triệu đồng.

Qua đó, tạo việc làm ổn định, tăng thu nhập và cải thiện cuộc sống cho người dân ở vùng sâu, vùng xa. Đặc biệt, có 47 cộng đồng được hỗ trợ thêm 50 triệu đồng/cộng đồng/năm để thực hiện các hoạt động phát triển sinh kế do chính cộng đồng lựa chọn, như sửa chữa nhà cộng đồng, lắp đặt điện chiếu sáng, mua vật nuôi, góp phần hoàn thiện cơ sở hạ tầng và các công trình công cộng.

Các tổ chức được giao trách nhiệm quản lý rừng trên địa bàn tỉnh cũng nhận được nguồn vốn quan trọng từ ERPA, giúp đảm bảo hoạt động quản lý và bảo vệ rừng diễn ra liên tục và hiệu quả. Hiện có 8 chủ rừng là tổ chức được phân bổ nguồn thu từ ERPA. Trong năm 2023, tổng diện tích rừng do các tổ chức này quản lý được chi trả là 85.752,93 ha, tương ứng với số tiền hơn 10,8 tỉ đồng. Năm 2024, diện tích được chi trả là 85.652,40 ha với số tiền hơn 13,2 tỉ đồng. Dự kiến trong năm 2025, nguồn thu từ ERPA chi trả cho các chủ rừng là tổ chức sẽ đạt hơn 15 tỉ đồng.

Thông qua chính sách chi trả từ ERPA, nhận thức và kiến thức về công tác quản lý bảo vệ rừng cũng như các chính sách phát triển lâm nghiệp của nhà nước đã được nâng cao đáng kể trong cộng đồng chủ rừng và chính quyền địa phương. Nguồn tiền chi trả từ ERPA đã tạo động lực mạnh mẽ, khuyến khích người dân tích cực tham gia bảo vệ rừng, góp phần cải thiện chất lượng và số lượng rừng ngày càng tăng.

Nhờ đó, số vụ vi phạm pháp luật về lâm nghiệp như phá rừng, lấn chiếm đất rừng, cháy rừng... đã được hạn chế đến mức thấp nhất. Quá trình thực hiện chi trả giảm phát thải khí nhà kính ERPA, các cơ quan, ban, ngành, chính quyền địa phương đặc biệt quan tâm, chỉ đạo, quán triệt, qua đó công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn tỉnh đến nay đã có nhiều chuyển biến tích cực.

Chương trình ERPA đang thực sự là “đòn bẩy” quan trọng, không chỉ góp phần bảo vệ và phát triển bền vững tài nguyên rừng quý giá của tỉnh mà còn mang lại những lợi ích thiết thực, nâng cao đời sống cho người dân, đặc biệt là đồng bào dân tộc thiểu số, đồng thời tăng cường hiệu quả quản lý nhà nước trong lĩnh vực lâm nghiệp.

Nguồn tin: Báo Quảng Trị

Giữ rừng, giữ thác mãi xanh

Bảo Bình |

Trước đây, cuộc sống của người dân thôn Trăng - Tà Puồng, xã Hướng Việt, huyện Hướng Hóa gắn liền với nương rẫy và khai thác lâm sản. Tuy nhiên, nhận thấy giá trị to lớn của những cánh rừng không chỉ nằm ở nguồn lợi kinh tế trước mắt, chính quyền địa phương và cộng đồng đã cùng nhau xây dựng hướng đi mới là bảo vệ rừng gắn với phát triển du lịch cộng đồng.

Khai thác vàng trái phép tại vùng rừng núi Vĩnh Linh: “Vàng tặc” quay trở lại

Nguyên Ân |

 Sáng nay 7/5, thông tin từ Ban Quản lý rừng phòng hộ lưu vực sông Bến Hải cho biết, trong quá trình tuần tra, lực lượng bảo vệ rừng của đơn vị phát hiện dấu vết của nhóm đối tượng đã quay lại khu vực rừng Khe Dẻ thuộc xã Vĩnh Ô, huyện Vĩnh Linh để đợi “thời cơ” đào đãi vàng trái phép.

Lợi ích kép từ trồng rừng FSC

Hà Trang |

Dù rừng gỗ lớn có thời gian đến kỳ khai thác lâu hơn nhưng lại cho lợi nhuận cao hơn từ 2-3 lần so với trồng rừng gỗ nhỏ. Bên cạnh đó, rừng gỗ lớn đặc biệt có ý nghĩa về môi trường, phục hồi sự đa dạng sinh thái, điều hòa nguồn nước. Đây là hướng đi bền vững, mang lại lợi ích “kép”- phát triển kinh tế song song với bảo vệ môi trường mà tỉnh Quảng Trị đang quyết tâm thực hiện.

Trường ca “Tiếng chim rừng và đất lửa Tây Ninh” - Lời tri ân gửi về quá khứ

Mai Thảo |

Những ngày tháng Tư về, miền biên viễn Tây Ninh nắng trải vàng rực rỡ. Những hàng cây bằng lăng hoa nở tím mùa thương. Tháng Tư bình yên trong tiếng reo ca giữa khúc hát giao mùa của trời đất. Bỗng lắng lòng trong giai điệu du dương “Về Gò Dầu thăm dòng Vàm Cỏ Đông/ Lại nhớ người anh hùng năm xưa chỉ huy quyết tử/ Hỏi sông ơi dòng sông còn nhớ/ Ai chém vè năm xưa trong đạn lửa/ Con thuyền nào đưa cán bộ vượt sông”...

Tăng cường giữ rừng trong mùa khô

Lê An |

Toàn tỉnh Quảng Trị hiện có hơn 276.000 ha diện tích rừng và đất quy hoạch phát triển rừng, tỉ lệ độ che phủ rừng đạt trên 49,4%, do vậy công tác bảo vệ rừng và phòng cháy chữa cháy rừng (PCCCR) luôn được ưu tiên hàng đầu. Bước vào mùa khô năm nay, các địa phương trong tỉnh đã và đang đẩy mạnh nhiều biện pháp thiết thực, hiệu quả để bảo vệ rừng.