Giải pháp để phát triển bền vững tài nguyên nước

Tân Nguyên |

Những năm qua, Sở Tài nguyên và Môi trường Quảng Trị đã phối hợp với các ngành chức năng và chính quyền địa phương thực hiện nhiều giải pháp quản lý, khai thác, sử dụng nguồn nước theo phương thức tổng hợp toàn diện, góp phần bảo vệ nguồn nước hiệu quả, bền vững.

Sở Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) tiến hành hướng dẫn các tổ chức, cá nhân thuộc đối tượng phải xin cấp giấy phép hoạt động tài nguyên nước lập hồ sơ cấp giấy phép theo quy định. Thông qua hoạt động cấp phép đã cơ bản kiểm soát được chất lượng, số lượng nguồn nước sử dụng, bảo vệ chất lượng nguồn nước thải... Tính đến ngày 31/8/2021, trên địa bàn tỉnh có 84 giấy phép tài nguyên nước đang còn hiệu lực, trong đó Bộ TN&MT cấp 13 giấy phép khai thác, sử dụng nước mặt (thuỷ điện); xả nước thải vào nguồn nước và UBND tỉnh cấp 71 giấy phép khai thác, sử dụng nước mặt; nước dưới đất; xả nước thải vào nguồn nước.

Thẩm định đề án:“Khoanh vùng hạn chế, vùng đăng ký, ngưỡng khai thác nước dưới đất và vùng bổ sung nhân tạo nước dưới đất; lập hành lang bảo vệ nguồn nước và xác định dòng chảy tối thiểu trên các dòng sông ở địa bàn Quảng Trị” -Ảnh: T.N
Thẩm định đề án:“Khoanh vùng hạn chế, vùng đăng ký, ngưỡng khai thác nước dưới đất và vùng bổ sung nhân tạo nước dưới đất; lập hành lang bảo vệ nguồn nước và xác định dòng chảy tối thiểu trên các dòng sông ở địa bàn Quảng Trị” -Ảnh: T.N

Các hồ sơ đã được thẩm định cấp phép đúng theo quy định của pháp luật. Sở cũng đã ban hành nhiều văn bản yêu cầu các đơn vị hoạt động khai thác, sử dụng tài nguyên nước khẩn trương hoàn thiện việc lắp đặt, quản lý, vận hành thiết bị giám sát hoạt động khai thác nước theo quy định tại Điều 9, Điều 10 và Điều 12 Thông tư số 47/2017/TTBTNMT ngày 7/11/2017 của Bộ TN&MT. Bên cạnh đó, UBND các huyện, thị xã, thành phố đã chủ động tổ chức các lớp tập huấn tuyên truyền, phổ biến các quy định của Luật Tài nguyên nước, các nghị định, thông tư hướng dẫn và các văn bản pháp luật liên quan lĩnh vực tài nguyên nước đến cán bộ, người dân và doanh nghiệp.

Để đảm bảo ngăn ngừa, giảm thiểu tác động tiêu cực đến chất lượng nguồn nước của các công trình khai thác nước cấp cho sinh hoạt, Sở TN&MT đã yêu cầu Công ty CP Nước sạch Quảng Trị phối hợp với chính quyền địa phương xác định ranh giới phạm vi vùng bảo hộ vệ sinh khu vực lấy nước sinh hoạt của công trình trên thực địa để bảo vệ nguồn nước trực tiếp khai thác, sử dụng; theo dõi, giám sát các hoạt động trong vùng bảo hộ vệ sinh khu vực lấy nước sinh hoạt của công trình. Trường hợp phát hiện hành vi gây ô nhiễm hoặc có nguy cơ gây ô nhiễm, không bảo đảm an toàn cho việc khai thác nước của công trình và các hành vi vi phạm pháp luật về tài nguyên nước trong phạm vi vùng bảo hộ vệ sinh khu vực lấy nước sinh hoạt của công trình khai thác thì phải kịp thời ngăn chặn, đồng thời báo cáo ngay đến chính quyền địa phương để xử lý.

Để tăng cường hiệu quả quản lý, khai thác, sử dụng, phát triển bền vững tài nguyên nước; chủ động phòng chống suy thoái, cạn kiện nguồn nước và khắc phục hậu quả tác hại do nước gây ra, Sở TN&MT đã chủ trì, phối hợp với các đơn vị, địa phương liên quan xây dựng đề án “Điều tra hiện trạng khai thác, sử dụng tài nguyên nước”; “Điều tra, thống kê, rà soát phân loại giếng phải xử lý, trám lấp, xây dựng phương án xử lý trám lấp giếng” trình UBND tỉnh phê duyệt, làm cơ sở triển khai tổ chức thực hiện. Hiện nay đang thực hiện dự án “Xây dựng cơ sở dữ liệu tài nguyên và môi trường tỉnh Quảng Trị” (trong đó có xây dựng cơ sở dữ liệu tài nguyên nước) dự kiến hoàn thành vào cuối tháng 12/2023.

Hằng năm xây dựng kế hoạch, tổ chức thanh tra, kiểm tra các tổ chức, cá nhân hoạt động tài nguyên nước. Từ năm 2014 đến nay, sở đã thanh tra, kiểm tra tình hình chấp hành pháp luật về tài nguyên nước đối với 106 cơ sở sản xuất, kinh doanh. Qua đó, phát hiện các sai phạm và có biện pháp khắc phục những thiếu sót theo quy định. Bên cạnh công tác kiểm tra đã lồng ghép rà soát việc khắc phục các sai phạm tại kết luận qua các năm. Thường xuyên chấn chỉnh việc chấp hành pháp luật trong hoạt động tài nguyên nước theo quy định của pháp luật. Kịp thời phát hiện các thiếu sót, sai phạm, có biện pháp chấn chỉnh tình trạng vi phạm pháp luật nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả của hoạt động quản lý nhà nước, từng bước đưa công tác quản lý về lĩnh vực tài nguyên nước ngày càng đi vào nền nếp.

Tuy nhiên, công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật về tài nguyên nước vẫn chưa thường xuyên, nhận thức và ý thức của một số tổ chức, cá nhân chưa đầy đủ về vị trí, vai trò và tầm quan trọng của tài nguyên nước; chưa huy động được sự tham gia của cộng đồng trong các hoạt động bảo vệ tài nguyên nước. Công tác thanh tra, kiểm tra việc thi hành pháp luật về tài nguyên nước đã được tăng cường hơn so với trước đây nhưng do lực lượng thanh tra, kiểm tra còn mỏng nên hoạt động thanh tra, kiểm tra chưa đáp ứng yêu cầu của thực tế.

Tình trạng khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước, khoan thăm dò, khai thác nước dưới đất không xin phép vẫn còn diễn ra. Bên cạnh đó, hệ thống chính sách, pháp luật liên quan đến lĩnh vực tài nguyên nước, môi trường, thủy lợi còn thiếu đồng bộ, thay đổi, điều chỉnh thường xuyên; một số nội dung còn chồng chéo như quản lý hồ đập, sông ngòi, hành lang bảo vệ nguồn nước, hành lang bảo vệ công trình thủy lợi, mạng lưới quan trắc, xả thải vào nguồn nước... gây khó khăn trong công tác quản lý.

Để khắc phục những tồn tại trong thời gian tới, Chính phủ và Bộ TN&MT cần ban hành các văn bản quy phạm pháp luật quy định, hướng dẫn chi tiết, cụ thể, sửa đổi bổ sung các nội dung còn vướng mắc, bất cập để nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý nhà nước về tài nguyên nước. Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật nói chung và pháp luật tài nguyên nước đến người dân với nhiều hình thức đa dạng, phong phú, phù hợp với từng đối tượng nhằm nâng cao nhận thức của người dân. Thường xuyên thanh tra, kiểm tra nhằm chấn chỉnh hoặc xử lý nghiêm tình trạng vi phạm pháp luật về tài nguyên nước.

Chú trọng phối hợp trong quản lý nhà nước giữa chức năng quản lý ngành, lĩnh vực (thủy lợi, thủy điện, nước sạch đô thị, nước sạch nông thôn,..) đối với hoạt động khai thác, sử dụng tài nguyên nước, bảo đảm tính thống nhất trong quản lý và bảo vệ tài nguyên nước. Hoàn thiện chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức bộ máy từ cấp xã, huyện đến cấp tỉnh bảo đảm có cán bộ chuyên môn chuyên trách về lĩnh vực tài nguyên nước. Đầu tư đào tạo, bồi dưỡng kỹ năng quản lý tài nguyên nước cho cán bộ trực tiếp phụ trách công tác quản lý, đặc biệt là cán bộ ở cấp cơ sở và tăng cường đầu tư kinh phí thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về lĩnh vực tài nguyên nước.

(Nguồn: Báo Quảng Trị)

Cách chức Phó Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Lạng Sơn

Nguyễn Quang Duy |

Chủ tịch UBND tỉnh Lạng Sơn vừa ký quyết định thi hành kỷ luật đối với Phó Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Nguyễn Đình Duyệt do bị kỷ luật về Đảng theo Quyết định của Ủy ban Kiểm tra TW.

Đakrông: Tuyên truyền vận động đồng bào dân tộc thiểu số tham gia bảo vệ tài nguyên khoáng sản

Văn Dinh |

​​​​​​​Huyện Đakrông (tỉnh Quảng Trị) đã triển khai nhiều giải pháp, thực hiện có hiệu quả công tác quản lý tài nguyên khoáng sản. Nhờ vậy, hoạt động khai khoáng trên địa bàn ngày càng đi vào nề nếp, đa số các đơn vị được cấp phép khai thác khoáng sản đã tuân thủ quy định pháp luật, đảm bảo môi trường, góp phần thực hiện tốt thu ngân sách và giải quyết công ăn việc làm cho lao động địa phương.

Đakrông: Phát triển tài nguyên rừng bền vững vùng dân tộc thiểu số

Văn Dinh |

Thời gian qua, huyện miền núi Đakrông (tỉnh Quảng Trị) đã triển khai thực hiện có hiệu quả công tác quản lý, bảo vệ, phát triển rừng. Qua đó, góp phần phát triển lâm nghiệp theo hướng bền vững, tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân các bản làng, bảo vệ tốt môi trường sinh thái.

Bộ Tài nguyên và Môi trường đề nghị sổ đỏ phải ghi tên cả 2 vợ chồng

Hùng Võ |

Theo đề nghị của Bộ Tài nguyên và Môi trường, việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất phải ghi cả tên cả vợ và chồng.