Hội thảo khoa học: “Vĩnh Linh truyền thống anh hùng và khát vọng phát triển”

Đức Việt - Minh Đức |

Nhân kỷ niệm 70 năm Ngày truyền thống Vĩnh Linh 25/8 (1954 - 2024) và hướng đến kỷ niệm 70 năm Đặc khu Vĩnh Linh 16/6 (1955 - 2025), ngày 20/8, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy phối hợp Ban Thường vụ Huyện ủy Vĩnh Linh (Quảng Trị) tổ chức hội thảo khoa học với chủ đề “Vĩnh Linh truyền thống anh hùng và khát vọng phát triển”.

Viện trưởng Viện lịch sử quân sự, Thiếu tướng Nguyễn Hoàng Nhiên; Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Nguyễn Đăng Quang; Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Hồ Đại Nam; Phó Trưởng đoàn Chuyên trách Đoàn ĐBQH tỉnh Hoàng Đức Thắng; Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh Nguyễn Chiến Thắng; Bí thư Thành ủy Đông Hà Lê Quang Chiến; Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hoàng Nam cùng trên 170 đại biểu là đại diện lãnh đạo Ủy ban MTTQ Việt Nam và các đoàn thể chính trị - xã hội cấp tỉnh; đại diện lãnh đạo một số sở, ban, ngành cấp tỉnh; khách mời là lãnh đạo, nhà khoa học đến từ các cơ quan trung ương, các tỉnh, thành trong nước; lãnh đạo huyện Tân Kỳ, tỉnh Nghệ An; lãnh đạo huyện Vĩnh Linh, các phòng, ban cấp huyện và các xã, thị trấn tham dự.

Ngoài các bài phát biểu khai mạc, phát biểu chào mừng, báo cáo đề dẫn và báo cáo tổng thuật hội thảo, Ban Chỉ đạo hội thảo đã nhận được 52 bài tham luận của các đồng chí lãnh đạo, nguyên lãnh đạo các bộ, ban, ngành trung ương; lãnh đạo, nguyên lãnh đạo tỉnh Quảng Trị qua các thời kỳ; lãnh đạo một số sở, ban, ngành của tỉnh; lãnh đạo, nguyên lãnh đạo huyện Vĩnh Linh; các học giả, nhà khoa học, các nhân chứng lịch sử, các địa phương trong và ngoài tỉnh đã gắn bó với Vĩnh Linh trong kháng chiến.

Toàn cảnh hội thảo khoa học - Ảnh: MĐ
Toàn cảnh hội thảo khoa học - Ảnh: MĐ
Các đại biểu dự hội thảo - Ảnh: MĐ
Các đại biểu dự hội thảo - Ảnh: MĐ
Các đại biểu dự hội thảo - Ảnh: MĐ


Một số tiết mục văn nghệ

 
 
 
 
Các tham luận gửi tới hội thảo đã tiếp tục khẳng định và làm sâu sắc hơn tầm nhìn chiến lược và sự lãnh đạo, chỉ đạo đúng đắn, sáng tạo của Đảng; khẳng định và làm rõ hơn truyền thống lịch sử, văn hóa, con người Vĩnh Linh anh hùng; về những đóng góp to lớn của Đảng bộ, chính quyền, quân và dân Vĩnh Linh trong 70 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành; để tiếp tục khơi dậy niềm tự hào, lan tỏa khát vọng vươn lên xây dựng quê hương Vĩnh Linh ngày càng giàu đẹp, văn minh, xứng đáng là vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc của tỉnh.
 

9 giờ 45 :Thiếu tướng, TS. Nguyễn Hoàng Nhiên, Viện trưởng Viện lịch sử quân sự, Bộ Tổng Tham mưu Quân đội Nhân dân Việt Nam: Vị trí quân sự của Đặc khu Vĩnh Linh trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước

Cuộc kháng chiến 9 năm của quân và dân ta chống thực dân Pháp xâm lược kết thúc bằng việc ký kết Hiệp định Giơnevơ (21/7/1954). Giới tuyến quân sự tạm thời được lựa chọn thuộc địa phận huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị. Theo quy định của Hiệp định, nước Việt Nam tạm thời phân chia thành hai miền qua ranh giới Vĩ tuyến 17. Tuy nhiên, lợi dụng thất bại của thực dân Pháp, đế quốc Mỹ đã đẩy mạnh tốc độ can thiệp vào Đông Dương nhằm loại bỏ Pháp và các thành phần thân Pháp, biến miền Nam Việt Nam thành tiền đồn chống Cộng sản, phá bỏ quy định của Hiệp định Giơnevơ, không tổ chức tổng tuyển cử.
 

Một năm sau ngày thi hành hiệp định, nhận thức được tầm quan trọng của địa bàn Vĩnh Linh trong cuộc đấu tranh chống đế quốc Mỹ xâm lược, ngày 28/5/1955, Trung ương Đảng đã ra Nghị quyết số 16-NQ/TW “Thành lập một Đảng ủy mới Khu Vĩnh Linh ngang hàng một tỉnh và Đảng bộ phải trực thuộc Trung ương chỉ đạo”, do đồng chí Lê Thanh Liêm, nguyên Ủy viên Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Trị làm Bí thư Khu ủy; đồng chí Hồ Sỹ Thản, nguyên Trưởng ban Liên hợp Bình - Trị - Thiên và đồng chí Nguyễn Ngự (tức Nhơn), Trung đoàn 270 làm Đảng ủy viên.

Cầu Hiền Lương thời chiến tranh

Tiếp đó, ngày 16/6/1955, Thủ tướng Chính phủ ra Nghị định số 551/TTg thành lập khu vực Vĩnh Linh, nêu rõ: “Khu vực Vĩnh Linh thuộc tỉnh Quảng Trị từ đây được tổ chức thành một đơn vị hành chính riêng ngang với một tỉnh, dưới sự chỉ đạo của Chính phủ Trung ương”.
 
 Thực hiện Nghị định, Ủy ban Hành chính khu vực Vĩnh Linh được thành lập do đồng chí Hoàng Đức Sản làm Chủ tịch. Sau khi có ý kiến chỉ đạo từ trung ương, ngày 5/11/1955, Hội nghị Liên Khu ủy Khu 4 ra Quyết nghị số 18-QN/LKIV bàn về Vĩnh Linh, trong đó nhấn mạnh: “Nhận rõ vị trí quan trọng của Vĩnh Linh và vai trò trách nhiệm của chúng ta... Tăng cường công tác bảo mật phòng gian một cách tích cực và có kế hoạch... Kiên quyết và kịp thời trấn áp bọn phá hoại hiện hành, ngăn ngừa, hạn chế và khắc phục âm mưu hoạt động phá hoại của địch, tăng cường củng cố công an xã và dân quân du kích”.
 

Để tăng cường lực lượng vũ trang làm nhiệm vụ bảo vệ giới tuyến, biên giới, bờ biển và nội địa Vĩnh Linh, tháng 12/1955, Tổng Quân ủy quyết định thành lập Tiểu đoàn 25. Từ sau năm 1958, Mỹ và chính quyền Sài Gòn ráo riết tăng cường phá hoại Hiệp nghị Giơnevơ và quy chế khu phi quân sự. Trước tình hình đó, Tiểu đoàn 25 được củng cố, tăng cường quân số, trang bị và đổi tên thành Tiểu đoàn 41.

Hội họp trong lòng địa đạo

Trên cơ sở bộ khung là Tiểu đoàn 41, Khu Công an nhân dân vũ trang Vĩnh Linh được xây dựng tương đương cấp trung đoàn. Đây là lực lượng chủ chốt trực tiếp đấu tranh thực hiện Hiệp định Giơnevơ, bảo vệ giới tuyến quân sự tạm thời, đồng thời tham gia công cuộc xây dựng CNXH ở Vĩnh Linh và là lực lượng đi đầu trong chiến đấu chống sự gây hấn của Mỹ và chính quyền Sài Gòn.
 

Những năm đế quốc Mỹ tiến hành chiến tranh phá hoại miền Bắc, Vĩnh Linh là đầu cầu giới tuyến, hậu phương trực tiếp của chiến trường miền Nam. Đây cũng là nơi tập trung lực lượng, kho tàng, đạn dược từ miền Bắc chi viện vào chiến trường miền Nam, là cửa ngõ dẫn vào chiến trường Bắc Quảng Trị. Vĩnh Linh còn là địa bàn đứng chân của các đơn vị chủ lực trước khi vượt sông sang bờ Nam chiến đấu, rồi trở lại củng cố, nghỉ ngơi, tập luyện, chuẩn bị cho cuộc chiến đấu mới.

Trong thời gian từ năm 1965 - 1967, quân dân Vĩnh Linh ở đất liền đã chiến đấu và hỗ trợ chiến đấu cùng đảo Cồn Cỏ, kết quả đánh 841 trận, bắn rơi 48 máy bay, bắn cháy và bắn chìm 17 tàu chiến. Khi chiến dịch Trị - Thiên nổ ra, Vĩnh Linh là nơi tiếp nhận hàng vạn đồng bào Triệu Phong, Hải Lăng sơ tán ra khi chiến dịch đi vào giai đoạn ác liệt nhất. Cùng với chiến đấu và sẵn sàng chiến đấu, quân dân Vĩnh Linh còn tham gia sản xuất xây dựng CNXH, đóng góp cho các chiến dịch diễn ra trên địa bàn.
 

Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954-1975), khu vực Vĩnh Linh giữ một vị trí quân sự quan trọng, là đầu cầu giới tuyến của miền Bắc XHCN, hậu phương trực tiếp của chiến trường miền Nam, cửa ngõ dẫn vào chiến trường Bắc Quảng Trị. Vĩnh Linh còn là nơi có các tuyến vận chuyển chiến lược từ miền Bắc chi viện cho chiến trường miền Nam. Đảo Cồn Cỏ là tiền đồn của tuyến lửa Vĩnh Linh, là đường vận chuyển quan trọng trên tuyến vận chuyển chiến lược Bắc - Nam trên biển.

Mảnh đất và con người Vĩnh Linh giàu truyền thống cách mạng, có ý chí chiến đấu kiên cường, dũng cảm, lập được nhiều thành tích to lớn, góp phần cùng quân dân cả nước hoàn thành thắng lợi sự nghiệp kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

9 giờ 40: Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy, Chủ tịch HĐND huyện Vĩnh Linh Nguyễn Thị Hương báo cáo đề dẫn hội thảo

Báo cáo đề dẫn hội thảo, Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy, Chủ tịch HĐND huyện Vĩnh Linh Nguyễn Thị Hương đã khái quát về bề dày truyền thống anh hùng cách mạng của “lũy thép” Vĩnh Linh; đặc biệt là 70 năm sau ngày hòa bình lập lại, nhất là sau gần 40 năm thực hiện đường lối đổi mới do Đảng cộng sản Việt Nam khởi xướng và lãnh đạo, Vĩnh Linh đã giành được nhiều thành quả hết sức to lớn, vươn lên trở thành một trong những địa phương phát triển năng động của tỉnh Quảng Trị.
 
 Trân trọng và phát huy những thành quả mà Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân Vĩnh Linh đã nỗ lực phấn đấu đạt được trong 70 năm qua, Hội thảo khoa học: “Vĩnh Linh truyền thống anh hùng và khát vọng phát triển” là một trong những hoạt động tuyên truyền quan trọng góp phần khẳng định và làm rõ hơn truyền thống lịch sử, văn hóa, con người Vĩnh Linh anh hùng; khẳng định và làm rõ hơn những đóng góp xứng đáng của Đảng bộ, chính quyền, quân và dân Vĩnh Linh trong 70 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành.
 

Tri ân và tôn vinh những tập thể, cá nhân anh hùng, điển hình tiên tiến trong chiến đấu, lao động sản xuất xây dựng quê hương, góp phần giáo dục truyền thống, nâng cao tinh thần yêu nước, yêu hòa bình cho các thế hệ hôm nay và mai sau. Từ đó, củng cố niềm tin, khơi dậy niềm tự hào, khát vọng vươn lên xây dựng quê hương Vĩnh Linh ngày càng giàu đẹp, văn minh. Thông qua hội thảo để quảng bá và giới thiệu những thành tựu, tiềm năng, thế mạnh, triển vọng phát triển của huyện Vĩnh Linh đến các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân. Kêu gọi, thu hút, xúc tiến đầu tư, tạo nguồn lực cho sự phát triển toàn diện của huyện.

Hội thảo còn là dịp để bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đối với các thế hệ cha anh đã hy sinh xương máu vì độc lập dân tộc, thống nhất đất nước và tri ân các địa phương đã cưu mang, đùm bọc, nuôi dưỡng đồng bào Vĩnh Linh sơ tán ra miền Bắc theo kế hoạch K8, K10.
 

Ban Chỉ đạo Hội thảo đã nhận được 52 bài tham luận của các đồng chí lãnh đạo, nguyên lãnh đạo các bộ, ban, ngành trung ương; lãnh đạo, nguyên lãnh đạo tỉnh Quảng Trị qua các thời kỳ; lãnh đạo một số sở, ban, ngành của tỉnh; lãnh đạo, nguyên lãnh đạo huyện Vĩnh Linh qua các thời kỳ; các học giả, nhà khoa học, các nhân chứng lịch sử và địa phương đã cưu mang, đùm bọc Vĩnh Linh trong kháng chiến. Các tham luận đã đề cập một cách toàn diện, phong phú, sâu sắc nhiều vấn đề liên quan đến chủ đề hội thảo.

Ban Chỉ đạo hội thảo rất mong các đại biểu, các nhà nghiên cứu, nhân chứng lịch sử với tinh thần khách quan, khoa học, tiếp tục khẳng định và làm sâu sắc hơn những nội dung sau: Một là, truyền thống văn hóa, lịch sử, vùng đất và con người Vĩnh Linh. Hai là, Vĩnh Linh - 70 năm xây dựng, đổi mới và phát triển, những chủ trương đúng đắn và sự lãnh đạo sáng suốt của trung ương, của địa phương – nguồn cội để làm nên những chiến công oanh liệt, oai hùng của Vĩnh Linh “lũy thép”, “lũy hoa”. Ba là, những định hướng chiến lược để khai thác, phát huy truyền thống đoàn kết, huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn lực của địa phương để phát huy tiềm năng, lợi thế và khát vọng phát triển của huyện Vĩnh Linh thời kỳ mới.

9 giờ 15: Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Nguyễn Đăng Quang phát biểu chào mừng hội thảo


Phát biểu chào mừng hội thảo, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Nguyễn Đăng Quang khẳng định, trong dòng chảy lịch sử của quê hương, đất nước, Vĩnh Linh có một vị trí, ý nghĩa hết sức quan trọng, đặc biệt là trong thời kỳ có Đảng, Bác Hồ lãnh đạo. Miền quê Vĩnh Linh sống trong lòng của đồng bào cả nước và bạn bè quốc tế, khi Vĩnh Linh thực hiện sứ mệnh sau Hiệp định Gieneve năm 1954. Trải qua nhiều mất mát, hy sinh, quân và dân Vĩnh Linh đã anh dũng chiến đấu làm nên những chiến công oanh liệt, góp sức cùng cả nước giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Phát huy truyền thống anh hùng cách mạng của quê hương, trong thời kỳ mới, quân dân Vĩnh Linh đã nỗ lực, đoàn kết, phấn đấu và đã đạt được những thành quả đáng ghi nhận.
 
 Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Nguyễn Đăng Quang mong muốn, thông qua hội thảo lần này sẽ định hình một đường hướng có tính chiến lược, thực tiễn nhằm giúp huyện Vĩnh Linh phát triển thành một đô thị trong tương lai; trong đó có sự kết nối của 3 đô thị là: Thị trấn Hồ Xá, thị trấn Cửa Tùng và thị trấn Bến Quan đồng thời nâng tầm các xã còn lại. Bên cạnh đó, mong muốn hội thảo nghiên cứu sâu, có giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, sản xuất hàng hóa, giá trị sản xuất công nghiệp cho huyện.
 
 Đồng thời đề nghị huyện Vĩnh Linh cần lưu ý đến việc duy trì, nâng cao chất lượng các tiêu chí về sản xuất, môi trường trong xây dựng nông thôn mới; có giải pháp nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân...
 

Với bề dày truyền thống cách mạng, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Nguyễn Đăng Quang mong muốn huyện Vĩnh Linh tiếp tục gìn giữ, phát huy, tạo dựng nên những cơ đồ mới trong tương lai, để từng bước đưa địa phương từ “lũy thép” trở thành “lũy hoa” như mong ước, khát vọng của Nhân dân.

8 giờ 45: Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Hồ Đại Nam phát biểu khai mạc hội thảo

Phát biểu khai mạc hội thảo, Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Hồ Đại Nam nhấn mạnh: Với vị trí đặc biệt quan trọng, nơi “đầu sóng ngọn gió” trên tuyến đầu của cuộc kháng chiến chống Mỹ, Trung ương Đảng, Chính phủ và Bác Hồ đã quyết định thành lập đặc khu Vĩnh Linh - “ngang với một tỉnh, dưới sự chỉ đạo của Chính phủ Trung ương”, với tên gọi chính thức là khu vực Vĩnh Linh. Vĩnh Linh vừa là đầu cầu giới tuyến, vừa là tiền đồn miền Bắc XHCN và là hậu phương cho chiến trường miền Nam. Đế quốc Mỹ đã dùng đủ mọi phương tiện chiến tranh hiện đại nhất, từ máy bay, tàu chiến đến cả pháo đài bay B52 trút hàng vạn tấn bom đạn xuống Vĩnh Linh.

Thế nhưng “Gươm nào chém được dòng Bến Hải/Lửa nào thiêu được dãi Trường Sơn”, kẻ thù càng điên cuồng bắn phá thì quân và dân Vĩnh Linh càng nung nấu lòng căm thù giặc, càng kiên cường bám đất, giữ làng, nén đau thương lập nên những chiến công hiển hách: là địa phương đầu tiên trong cả nước bắn rơi máy bay B52; ngày 11/11/1966 đã trở thành ngày đen tối nhất của không lực Hoa Kỳ, khi 6 máy bay Mỹ bị bắn rơi trên bầu trời Vĩnh Linh. Vĩnh Linh xứng đáng với lời khen ngợi của đồng chí Tổng Bí thư Lê Duẩn: “Vĩnh Linh làm được, không ai làm được và cũng không ai vào đó để làm thay...”.

Vĩnh Linh trở thành mảnh đất anh hùng được Bác Hồ nhiều lần gửi thư khen. Bước ra khỏi chiến tranh, từ trong hoang tàn đổ nát, dù ở trong ngôi nhà chung Bến Hải (tỉnh Bình - Trị - Thiên) hay khi về với tên gọi của chính mình thuộc tỉnh Quảng Trị, Đảng bộ và Nhân dân Vĩnh Linh luôn trăn trở, tìm hướng đi trong tái thiết và xây dựng quê hương.

Từ vùng đất bị bom cày đạn xới, Vĩnh Linh nay đã bạt ngàn màu xanh của lúa, hồ tiêu, cao su, cây ăn trái, những tuyến đường nhựa trải dài; nhà máy, khu công nghiệp đang mọc lên trên những hố bom xưa.Hội thảo khoa học là dịp để tiếp tục khẳng định và làm sáng tỏ thêm về truyền thống anh hùng, chiều dày lịch sử, chiều sâu văn hóa, về những đóng góp to lớn của Vĩnh Linh với sự nghiệp cách mạng vẻ vang của Đảng, của dân tộc và quê hương Quảng Trị.

Về khát vọng và tiềm năng phát triển của vùng đất giàu truyền thống này. Kết quả của hội thảo sẽ góp phần quan trọng vào công tác giáo dục truyền thống, nâng cánh lòng tự hào và tiếp thêm niềm tin, sức mạnh cho cán bộ, đảng viên, các tầng lớp nhân dân; xây dựng quê hương Vĩnh Linh ngày càng phát triển, vững bước trên con đường mà Đảng và Bác Hồ đã chọn.

(Nguồn: Báo Quảng Trị)

Hội đàm giữa Hội Nhà báo Việt Nam và Hội Nhà báo Thái Lan

Mai Chí Vũ |

Ngày 12/8, tại trụ sở Hội Nhà báo Việt Nam, đã diễn ra buổi hội đàm giữa Hội Nhà báo Việt Nam và Hội Nhà báo Thái Lan nhằm chia sẻ những thành tựu, kết quả hợp tác trên lĩnh vực báo chí truyền thông, công tác hội giữa hai bên và trao đổi phương hướng hợp tác trong thời gian tới.

Để vận tải hành khách đường bộ đáp ứng nhu cầu xã hội

Thủy Ngọc |

Những năm gần đây, phương tiện kinh doanh vận tải khách hành đường bộ trên địa bàn tỉnh Quảng Trị phát triển nhanh về số lượng, đáp ứng nhu cầu xã hội. Tuy nhiên, để nâng cao chất lượng dịch vụ, đảm bảo trật tự an toàn giao thông, tạo sự cạnh tranh công bằng trong hoạt động cần tăng cường kiểm tra, kiểm soát đối với lĩnh vực kinh doanh này.

Cảnh báo hoạt động lợi dụng mạng xã hội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy

Kiều Hảo |

Với số lượng người dùng tăng nhanh, mạng xã hội đang trở thành kênh thông tin quan trọng phục vụ đời sống con người nói riêng và sự phát triển xã hội nói chung. Song song với những tiện ích mang lại, mạng xã hội cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ phức tạp. Đáng lo ngại là hoạt động truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy trên không gian mạng đã tác động tiêu cực đến nhiều đối tượng, trong đó có trẻ vị thành niên.

Quảng Trị, vùng đất hội tụ

Nguyễn Khắc Phê |

Đây là nhan đề một cuốn sách có thể sắp ra mắt bạn đọc. Thoạt đầu, tôi không cóý định ra sách “nhân kỷ niệm”, nhưng từ ngày đất nước thống nhất, rồi “Bình Trị Thiên khói lửa” về một nhà, do công việc được đảm nhiệm tại Hội Văn nghệ Bình Trị Thiên và Tạp chí Sông Hương, vùng đất Quảng Trị càng trở nên gần gũi, thân thiết trong tôi.