Uống thuốc giảm đau trước khi tiêm có thể làm giảm hiệu quả của vaccine COVID-19

CTV Châu Nhi |

Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cảnh báo uống thuốc giảm đau trước khi tiêm có thể ảnh hưởng đến hiệu quả của vaccine ngừa COVID-19.

Vaccine COVID-19 hiện đang được sử dụng cho tất cả mọi người trên 18 tuổi trên toàn thế giới. Các loại vaccine hiện có trên thị trường được cho là có thể gây ra các phản ứng phụ sau tiêm chủng từ nhẹ đến trung bình. Một trong những triệu chứng phổ biến nhất sau khi tiêm vaccine COVID-19 là đau và nhức cơ thể. Tuy nhiên, bạn có nên uống thuốc giảm đau để giảm cơn đau không?

Theo Tổ chức Y tế thế giới, sau khi tiêm chủng, nếu bị sốt và đau nhức cơ thể, bạn hoàn toàn có thể dùng “paracetamol hoặc các loại thuốc giảm đau khác” để kiểm soát các tác dụng phụ như đau, sốt, nhức đầu hoặc đau cơ, nhưng không phải là trước khi tiêm vaccine.

 

Không nên dùng thuốc giảm đau

Cảnh báo được Tổ chức Y tế thế giới đưa ra sau khi trên mạng xã hội lan truyền những thông tin giả mạo cho rằng nên uống thuốc kháng histamine và các loại thuốc giảm đau khác trước khi tiêm chủng ngừa COVID-19 để giúp giảm các tác dụng phụ tiềm ẩn của vaccine. Theo cơ quan y tế Liên Hợp Quốc, uống thuốc giảm đau như paracetamol trước khi tiêm vaccine COVID-19 để ngăn ngừa tác dụng phụ không được khuyến khích. Bởi tới nay vẫn chưa rõ thuốc giảm đau có thể ảnh hưởng như thế nào đến hoạt động của vaccine. Tuy nhiên, bạn có thể dùng paracetamol hoặc các loại thuốc giảm đau khác nếu xuất hiện các tác dụng phụ như đau, sốt, nhức đầu hoặc đau nhức cơ sau khi tiêm chủng.

WHO: Thuốc giảm đau có thể làm giảm hiệu quả của vaccine

Tổ chức Y tế thế giới cho biết, các tác dụng phụ phổ biến của vaccine như đau nhức cánh tay, nhức đầu hoặc mệt mỏi đều là nhẹ trong hầu hết các trường hợp. Nhưng mặc dù thuốc kháng histamine có thể làm giảm một số phản ứng dị ứng nhất định, nhưng chúng không được thiết kế để ngăn ngừa.

Tuy nhiên, nếu đang sử dụng bất kỳ loại thuốc giảm đau nào, thì bạn nên tham vấn bác sĩ. Bởi một số người có thể được khuyên nên tiếp tục dùng thuốc kháng histamine để điều trị phát ban và các phản ứng dị ứng khác. Dẫu vậy, theo Giáo sư Luke O'Neill, Chủ tịch Khoa Hóa sinh tại Đại học Trinity, Cộng hòa Ailen, không có lý do gì để bắt đầu dùng thuốc giảm đau trước khi tiêm vaccine để đề phòng điều này có thể hạn chế hiệu quả của vaccine.

(Nguồn: VOV.VN)

TAGS

Hỗn loạn "biển" người chen nhau chờ tiêm vaccine COVID-19 tại TPHCM

Anh Tú - Hoài Anh |

Cả nghìn người đổ về Nhà thi đấu Phú Thọ (Quận 11, TPHCM) để tiệm vaccine khiến lực lượng y tế, công an, dân phòng bị quá tải.

Bộ trưởng Tài chính: Gần đủ tiền để tiêm 2 mũi vaccine COVID-19 cho 75 triệu dân

Thanh Mai |

Bộ Tài chính ước cần khoảng 25.200 tỷ đồng, trong đó 21.000 tỷ là phí vaccine, còn lại là vận chuyển, bảo quản, phân phối...

Chưa có đủ cơ sở khoa học để cấp phép khẩn cấp cho vaccine nội Nanocovax

Lâm Nhi |

Tất cả vaccine COVID-19 trước khi đưa vào sử dụng khẩn cấp tại Việt Nam đều phải tuân thủ thử nghiệm lâm sàng qua 3 giai đoạn, trên nguyên tắc đảm bảo 3 yếu tố: an toàn, sinh miễn dịch và quan trọng nhất là hiệu quả bảo vệ.

9 địa phương được yêu cầu đẩy nhanh tiến độ tiêm vaccine phòng COVID-19

PV |

Theo đó, công văn của Bộ Y tế cho biết, ngày 20/5/2021, Bộ Y tế ban hành Quyết định số 2499/QĐ-BYT về việc phân bổ vaccine phòng COVID-19 đợt 3.