“Việc không của riêng ai” ở huyện Đakrông

Quang Đăng |

Phát huy vai trò, vị trí của mình, thời gian qua, nhiều cán bộ mặt trận ở huyện Đakrông đã trở thành những nhân tố tích cực trong phát huy sức mạnh đoàn kết, giúp dân vượt khó, thắng nghèo. Nhờ sự vào cuộc của họ, phần lớn bà con trên địa bàn đều hiểu giảm nghèo bền vững không phải là việc riêng ai.


Nhắc đến chị Hồ Thị Di, người dân thôn Ba Nang, xã Ba Nang, huyện Đakrông thường dành những lời ngợi khen. Không chỉ là một cán bộ mặt trận tâm huyết, nhiều năm nay, chị còn tiên phong giúp dân thoát nghèo. Sinh ra, lớn lên ở thôn Ba Nang, chị Di hiểu sâu sắc những vất vả, khó khăn của dân bản. Vì thế, chị đã đi học trung cấp nông nghiệp, rồi trở về với quyết tâm làm giàu cho mình, cho quê hương. Buổi đầu, vì đồng vốn có hạn, chị Di chỉ có thể trồng lúa nước, nuôi gà vịt. Dần dần, mô hình kinh tế của gia đình chị ngày càng phát triển, mang lại thu nhập khá cao.

Trong những ngày khởi nghiệp nhiều thử thách, chị Hồ Thị Di vẫn mở lòng, hỗ trợ các gia đình khác ở thôn. Đó là lý do thôi thúc bà con tín nhiệm bầu chị Di làm Trưởng Ban Công tác Mặt trận thôn. Từ đây, quyết tâm cống hiến càng nhân lên trong chị. Như một thói quen, chị Di thường xuyên thu xếp thời gian để đến thăm hỏi, động viên, lắng nghe tâm tư, nguyện vọng người dân, đặc biệt là các hộ nghèo.

Cán bộ Mặt trận xã Hướng Hiệp (phía ngoài bên trái) tuyên truyền cho người dân về các chủ trương, chính sách liên quan đến công tác giảm nghèo bền vững - Ảnh: Q.Đ
Cán bộ Mặt trận xã Hướng Hiệp (phía ngoài bên trái) tuyên truyền cho người dân về các chủ trương, chính sách liên quan đến công tác giảm nghèo bền vững - Ảnh: Q.Đ

Trên cơ sở đó, chị tìm giải pháp phù hợp để hỗ trợ bà con. Nhờ sự nhiệt tâm của chị, người dân thôn Ba Nang sớm ý thức sâu sắc tầm quan trọng của việc xóa bỏ hủ tục, vươn lên phát triển kinh tế. Số hộ nghèo trong thôn cứ thế giảm dần theo thời gian. “Nhiều người dân trong thôn giờ đang hướng đến mục tiêu ăn ngon, mặc đẹp. Đó là niềm vui, động lực để những cán bộ mặt trận như tôi nỗ lực hơn trong việc đồng hành, hỗ trợ bà con”, chị Di nói.

Ngoài chị Hồ Thị Di, ở huyện Đakrông còn có nhiều cán bộ mặt trận khác đang ngày đêm miệt mài hỗ trợ người dân vượt qua đói nghèo. Từ thực tiễn công việc, thời gian qua, các cán bộ mặt trận đều nhận thức rõ tầm quan trọng của công tác giảm nghèo bền vững. Cùng với đó, họ hiểu, công tác này khó đạt kết quả mong muốn nếu thiếu sự cộng đồng trách nhiệm của cả hệ thống chính trị và người dân. Bản thân mỗi cán bộ mặt trận cần trở thành nhân tố tích cực giúp huyện nhà đạt được các mục tiêu giảm nghèo bền vững với điểm xuất phát từ mỗi gia đình.

Với phương châm: “Không để ai bị bỏ lại phía sau”, thời gian qua, các cán bộ mặt trận ở huyện Đakrông thường xuyên đến thăm hỏi, nắm bắt tâm tư, nguyện vọng và tìm hiểu những khó khăn, thử thách mà người dân nói chung, các hộ nghèo nói riêng đang đối mặt.

Trên cơ sở đó, họ tìm giải pháp phù hợp để hỗ trợ mỗi trường hợp. Đối với các hộ có ý thức thoát nghèo chưa cao, công tác tuyên truyền, vận động được cán bộ mặt trận tập trung làm tốt. Mặt khác, khi nắm rõ người dân gặp khó ở đâu, cần gì, họ vào cuộc bằng cách tìm kiếm nguồn lực, sự hỗ trợ phù hợp. Các cán bộ mặt trận luôn nỗ lực để đảm bảo mỗi hộ nghèo đều được hưởng đầy đủ chế độ, chính sách. Một số cán bộ còn nêu gương trong phát triển kinh tế và giúp đỡ các hoàn cảnh khó khăn.

Với nỗ lực cao, thời gian qua, cán bộ mặt trận ở huyện Đakrông đã góp phần giúp nhiều người dân vươn lên thoát nghèo. Tại xã Hướng Hiệp, câu chuyện về hành trình thoát nghèo của chị Hồ Thị Chuyên, trú tại thôn Ruộng có bóng dáng của cán bộ mặt trận.

Trước đây, gia đình chị Chuyên dựa vào việc trồng sắn và lúa rẫy để phát triển kinh tế nhưng không mấy thành công. Thấy vậy, các cán bộ mặt trận đã động viên chị chuyển đổi sang trồng rừng, lúa nước, nuôi trâu bò... Nhờ thế, kinh tế gia đình chị Chuyên đã khởi sắc đáng kể. Chị Chuyên cho biết: “Nhờ cán bộ mặt trận mà cái đầu của tôi sáng ra nhiều. Tôi không còn nghĩ giàu nghèo là việc do số trời đã định nữa”.

Chuyện trò về công tác giảm nghèo ở địa phương, Chủ tịch UBND xã Hướng Hiệp Hồ Văn Sinh cho biết, xã Hướng Hiệp có hơn 1.300 hộ dân. Hiện nay, số hộ nghèo ở xã còn khá cao. Vì thế, việc huy động sức mạnh tổng thể, giúp người dân hướng đến mục tiêu giảm nghèo bền vững là rất cần thiết. Nhận thức rõ điều đó, cùng với cán bộ xã, thời gian qua, những người làm công tác mặt trận trên địa bàn đã trở thành hạt nhân đoàn kết, thúc đẩy việc phát triển kinh tế, xóa đói, giảm nghèo.

Nhiều việc làm hay đã được các cán bộ mặt trận triển khai như: tuyên truyền, vận động người dân thay đổi nhận thức; hướng dẫn sử dụng vốn vay đúng mục đích, hiệu quả; tư vấn chuyển đổi giống cây trồng, vật nuôi, ứng dụng khoa học kỹ thuật... Đặc biệt, các cán bộ mặt trận luôn phát huy cao nhất tinh thần: “Lá lành đùm lá rách”, “Không để ai bị bỏ lại phía sau”. Ông Hồ Văn Sinh khẳng định: “Với sự nỗ lực vượt bậc, hiện nay, số hộ nghèo ở xã Hướng Hiệp đang ngày càng giảm với tỉ lệ giảm trung bình khoảng 5%/ năm. Kết quả đó có sự đóng góp không nhỏ của các cán bộ mặt trận”.

Theo Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện Đakrông Hồ Văn Hiếu, so với các địa phương khác trong tỉnh, huyện Đakrông gặp nhiều khó khăn hơn trong công tác giảm nghèo bền vững. Vì vậy, việc huy động sức dân hướng đến mục tiêu giảm nghèo là rất cần thiết. Nhận thức rõ điều đó, thời gian qua, đội ngũ cán bộ mặt trận trên địa bàn đã tích cực vào cuộc để khơi sức dân, giúp bà con hiểu giảm nghèo là việc không phải của riêng ai.

Từ đó, người dân đã ý thức sâu sắc hơn, nhân lên quyết tâm giảm nghèo, làm giàu cho mình, cho quê hương. Không chỉ tuyên truyền, vận động, một số cán bộ mặt trận ở huyện đã đi trước, nêu gương trong phát triển kinh tế.

“Thời gian tới, chúng tôi sẽ chung tay, góp sức nhân lên những điển hình trong công tác giảm nghèo bền vững để truyền lửa cho bà con. Cùng với đó, chúng tôi sẽ phát huy vai trò hạt nhân, gương mẫu của cán bộ mặt trận. Chúng tôi tin tưởng với sự đồng lòng, nhất trí cao từ mỗi cán bộ, người dân, trong đó có đội ngũ những người làm mặt trận, công tác giảm nghèo ở huyện Đakrông sẽ gặt hái thêm nhiều thành quả”, ông Hiếu nói.

(Nguồn: Báo Quảng Trị)

Tuyên truyền hưởng ứng Ngày Pháp luật Việt Nam

Văn Tám |

Ngày 13/11, hưởng ứng Ngày Pháp luật Việt Nam năm 2024, Đồn Biên phòng Cửa khẩu quốc tế La Lay (Đakrong, Quảng Trị) phối hợp với Trường Tiểu học và Trung học cơ sở A Bung tổ chức buổi tuyên truyền pháp luật cho hơn 750 cán bộ, giáo viên và học sinh của toàn trường.

Trao quà và tuyên truyền pháp luật cho nhân dân biên giới

Xuân Thế |

Ngày 08/11, Đồn Biên phòng Triệu Vân, BĐBP Quảng Trị phối hợp với Công an, Đoàn thanh niên, trường Tiểu học và Trung học cơ sở xã Triệu Vân tổ chức tặng quà và tuyên truyền pháp luật cho người dân trên địa bàn xã Triệu Vân, huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị.  

Tuyên truyền pháp luật và phòng, chống ma túy cho các em học sinh

Văn Sáu |

Thực hiện kế hoạch tổ chức các hoạt động hưởng ứng Ngày Pháp luật Việt Nam, ngày 04/11/2024, Đồn Biên phòng CKQT Lao Bảo phối hợp với Trường Tiểu học số 2 Lao Bảo (huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị) tuyên truyền pháp luật và phòng, chống ma túy cho hơn 500 giáo viên và học sinh.

Đa dạng hình thức tuyên truyền về chính sách khuyến công

Hà Trang |

Nhằm tăng cường cung cấp thông tin về các chính sách khuyến công, đồng thời phổ biến kinh nghiệm, các mô hình sản xuất điển hình của các cơ sở công nghiệp nông thôn (CNNT) tới đông đảo người dân, doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh, những năm qua, Trung tâm Khuyến công và Tư vấn phát triển công nghiệp Quảng Trị đã chủ động xây dựng, tổ chức thực hiện công tác thông tin, tuyên truyền thông qua nhiều hình thức. Qua đó góp phần nâng cao nhận thức của người dân và doanh nghiệp trong việc tiếp cận nguồn vốn hỗ trợ từ chương trình khuyến công.