Chia sẻ cùng thầy cô - Tôn vinh những hy sinh thầm lặng

Nhật Nam |

Chương trình “Chia sẻ cùng thầy cô” năm nay tập trung tuyên dương các giáo viên có nhiều sáng kiến, đổi mới trong phương pháp giảng dạy, giúp học sinh tiếp thu kiến thức hiệu quả trong điều kiện khó khăn như bị thiên tai, lũ lụt, dịch COVID-19 ở vùng sâu, vùng xa, miền núi, hải đảo, vùng có điều kiện kinh tế-xã hội khó khăn, vùng chịu ảnh hưởng nặng bởi dịch bệnh.

Ngày 19/11, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Ngô Thị Minh đã gặp mặt 34 giáo viên, đại diện cho 50 giáo viên tiêu biểu đạt thành tích trong chương trình “Chia sẻ cùng thầy cô” năm 2021.

50 giáo viên được tôn vinh trong Chương trình “Chia sẻ cùng thầy cô” năm 2021 là các thầy giáo, cô giáo đang dạy học ở vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế-xã hội khó khăn. Các thầy, cô là tấm gương về sự cống hiến, hy sinh thầm lặng, tận tụy cho các em học sinh. Nhiều thầy, cô giáo có hoàn cảnh gia đình, kinh tế khó khăn; điều kiện giảng dạy, trường lớp còn thiếu thốn về cơ sở vật chất; phương tiện di chuyển đến trường không được bảo đảm; nhiều thầy, cô đã hy sinh, dành cả tuổi thanh xuân của mình gắn với sự nghiệp giáo dục ở những vùng, miền khó khăn.

Thứ trưởng Ngô Thị Minh trao bằng khen của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT cho các giáo viên tiêu biểu - Ảnh: VGP/Nhật Nam
Thứ trưởng Ngô Thị Minh trao bằng khen của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT cho các giáo viên tiêu biểu - Ảnh: VGP/Nhật Nam

Đặc biệt, trong năm 2021, trước diễn biến phức tạp của dịch COVID-19, chương trình “Chia sẻ cùng thầy cô” tập trung tuyên dương các giáo viên có nhiều sáng kiến, đổi mới trong phương pháp giảng dạy giúp học sinh tiếp thu kiến thức hiệu quả trong điều kiện khó khăn như gặp thiên tai, lũ lụt, dịch COVID-19 ở vùng sâu, vùng xa, miền núi, hải đảo, vùng có điều kiện kinh tế-xã hội khó khăn, vùng chịu ảnh hưởng nặng bởi dịch bệnh.

Tại buổi gặp mặt, các thầy giáo, cô giáo đến từ mọi miền của đất nước đã đóng góp nhiều ý kiến tâm huyết với mong muốn góp phần công sức nhỏ bé của mình cho sự nghiệp giáo dục và đào tạo của nước nhà.

Tại buổi gặp mặt, Thứ trưởng Ngô Thị Minh biểu dương sáng kiến của Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Trung ương Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam và Tập đoàn Thiên Long đã phối hợp với Bộ GD&ĐT tổ chức chương trình “Chia sẻ cùng thầy cô” để chia sẻ những khó khăn, vất vả, khuyến khích động viên và tôn vinh các giáo viên. Thứ trưởng Ngô Thị Minh biểu dương sự cống hiến, hy sinh của các thầy, cô giáo vì sự nghiệp giáo dục của nước nhà.

Chương trình “Chia sẻ cùng thầy cô” được tổ chức lần đầu tiên vào năm 2015. Sau 5 năm triển khai, Chương trình đã tuyên dương 277 nhà giáo tiêu biểu là các thầy cô đang “bám bản” dạy học ở vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế-xã hội khó khăn; các thầy cô đang giảng dạy ở các huyện đảo, xã đảo xa xôi; các thầy, cô giáo đặc biệt dạy học sinh khuyết tật; các thầy cô giáo dạy học sinh là con em đồng bào các dân tộc thiểu số.

“Ở các thầy cô giáo, tôi thấy được tinh thần năng nổ nhiệt huyết, dám nghĩ dám làm, thấy được sức sáng tạo và khả năng biến khó khăn trở thành động lực. Đó chính là tiêu chí về một thế hệ giáo viên mới, góp phần giáo dục các em học sinh, hình thành một thế hệ công dân trẻ Việt Nam giàu tri thức, bản lĩnh, sáng tạo, làm chủ đất nước”, Thứ trưởng Ngô Thị Minh nói.

Thứ trưởng Ngô Thị Minh đánh giá cao sự cố gắng to lớn của các thầy cô giáo khi đã vượt qua rất nhiều khó khăn, rào cản trong công việc, cuộc sống và mong muốn các thầy cô tiếp tục cố gắng, chủ động và bản lĩnh để thực hiện tốt nhiệm vụ giáo dục tại vùng khó khăn, đặc biệt trong giai đoạn thực hiện đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông.

Nhân Ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11), Thứ trưởng Ngô Thị Minh gửi lời cảm ơn, lời tri ân sâu sắc với các thầy cô giáo, đang ngày đêm vất vả, không chỉ dạy học, truyền đạt kiến thức mà còn gửi gắm tất cả tâm huyết và tình cảm dành cho các học sinh thân yêu.

(Nguồn: Chính phủ)

Nguyễn Hồ Tây Phương - Người thầy đặc biệt

Nguyễn Trang |

Giáo viên mầm non là công việc của nữ giới, điều đó không có quy định nhưng gần như là mặc định. 

Người thầy tình nguyện ở lại các điểm trường khó khăn

Nam Phương |

Trong chuyến công tác gần đây tại xã A Vao, huyện Đakrông (Quảng Trị), chúng tôi xúc động khi nghe thầy Nguyễn Hoài Phương (sinh năm 1979), giáo viên Trường Phổ thông dân tộc bán trú Tiểu học và Trung học cơ sở (PTDTBT TH&THCS) A Vao tâm sự: “Nếu chúng tôi không xung phong lên dạy tại các điểm trường lẻ, những đứa trẻ tội nghiệp nơi miền biên giới này sẽ mãi không biết đến con chữ”. Có lẽ vì lý do đó mà suốt mười mấy năm qua, dù có cơ hội thuyên chuyển công tác nhưng thầy vẫn tình nguyện ở lại, nỗ lực bám bản, bám lớp để giúp học sinh vùng cao có một tương lai tươi sáng hơn.

Thầy giáo Phan Hoàng Bách - Đoàn viên công đoàn tiêu biểu

Kăn Sương |

Nhiều năm qua, đoàn viên công đoàn - thầy giáo Phan Hoàng Bách, giáo viên bộ môn Lịch sử, Trường THPT Đakrông, huyện Đakrông (Quảng Trị) luôn nỗ lực vì sự nghiệp “trồng người” ở vùng khó và tích cực tham gia các hoạt động thiện nguyện. Phấn đấu hết mình vì nghề, đi đầu tham gia và đạt kết quả cao trong cách.

Xúc động với lá thư của thầy hiệu trường gửi 61 thầy cô, học sinh cách ly tập trung

Thanh Mai |

Lá thư đã làm lay động trái tim nhiều học sinh, thầy cô giáo và phụ huynh trong tình huống khó khăn.