Khai mạc triển lãm chuyên đề 'Hồ Chí Minh - chân dung một con người'

PV |

Với hơn 200 hình ảnh, tài liệu và hiện vật, triển lãm chuyên đề “Hồ Chí Minh-Chân dung một con người,” phác họa chân dung của Bác từ những góc nhìn khác nhau về cuộc đời, sự nghiệp và nhân cách sống.

Ngày 31/8, tại Bảo tàng Hồ Chí Minh Thừa Thiên-Huế, Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh tổ chức Lễ dâng hoa tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh và khai mạc triển lãm chuyên đề “Hồ Chí Minh-Chân dung một con người,” nhân kỷ niệm 78 năm Ngày Cách mạng tháng Tám (19/8/1945-19/8/2023) và Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2/9/1945-2/9/2023); 54 năm thực hiện Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Triển lãm như lời tri ân của các thế hệ người Việt Nam hôm nay và mai sau đối với Bác Hồ kính yêu. (Ảnh: Tường Vi/TTXVN)
Triển lãm như lời tri ân của các thế hệ người Việt Nam hôm nay và mai sau đối với Bác Hồ kính yêu. (Ảnh: Tường Vi/TTXVN)

Lãnh đạo Tỉnh ủy, Hội đồng Nhân dân, Ủy ban Nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Thừa Thiên-Huế cùng các sở, ban, ngành, đoàn thể các cấp đã dâng hoa bày tỏ lòng biết ơn đối với công lao to lớn của Chủ tịch Hồ Chí Minh - vị lãnh tụ kính yêu của Đảng và Nhân dân.

Các đại biểu đã dành một phút mặc niệm tưởng nhớ Bác và nguyện học tập, làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, góp phần tích cực vào sự nghiệp phát triển của đất nước vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.

Sau lễ dâng hoa, lãnh đạo tỉnh đã cắt băng khai mạc triển lãm chuyên đề “Hồ Chí Minh - Chân dung một con người.”

Với hơn 200 hình ảnh, tài liệu và hiện vật, triển lãm chuyên đề phác họa chân dung của Bác từ những góc nhìn khác nhau về cuộc đời, sự nghiệp và nhân cách sống.

Đến với triển lãm, công chúng và du khách được giới thiệu những hình ảnh về một lãnh tụ vĩ đại, tận tụy quên mình, kiên trung bất khuất vì sự nghiệp cách mạng của dân tộc nhưng lại giàu lòng bác ái, thanh bạch, dung dị trong cuộc sống đời thường.

Qua từng phần trưng bày nội dung triển lãm, chân dung Chủ tịch Hồ Chí Minh dần được khắc họa. Người là lãnh tụ lỗi lạc đã sáng lập Đảng Cộng sản Việt Nam, cùng Trung ương Đảng trực tiếp chuẩn bị lực lượng cách mạng, lãnh đạo toàn dân Tổng khởi nghĩa giành chính quyền, sáng lập ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa với bản Tuyên ngôn độc lập được Bác đọc tại quảng trường Ba Đình ngày 2/9/1945.

Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng Trung ương Đảng lãnh đạo cuộc đấu tranh giữ vững chính quyền cách mạng, làm nên một Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”; lãnh đạo thực hiện cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc, đấu tranh giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

Triển lãm góp phần đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh trong các tầng lớp nhân dân, đặc biệt là thế hệ trẻ. (Ảnh: Tường Vi/TTXVN)
Triển lãm góp phần đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh trong các tầng lớp nhân dân, đặc biệt là thế hệ trẻ. (Ảnh: Tường Vi/TTXVN)

Giám đốc Bảo tàng Hồ Chí Minh Thừa Thiên-Huế, Nguyễn Thùy Chi nhấn mạnh, quê hương Thừa Thiên-Huế vinh dự và tự hào là nơi đã gắn bó với những năm tháng tuổi thơ và từng bước trưởng thành của Người với những hoạt động yêu nước đầu tiên.

Triển lãm “Hồ Chí Minh-Chân dung một con người” như một lời tri ân của những thế hệ người Việt Nam hôm nay và mai sau đối với Bác kính yêu, góp phần đẩy mạnh học tập và làm theo Bác trong các tầng lớp nhân dân, đặc biệt là thế hệ trẻ.

Triển lãm chuyên đề diễn ra đến hết tháng 1/2024.

(Nguồn: Ngày Nay)

Triển khai kế hoạch tổ chức hội thảo về Đại tướng Đoàn Khuê

Nguyễn Thị Thu Hà |

Tại Hà Nội, Bộ Quốc phòng phối hợp với Tỉnh ủy Quảng Trị vừa tổ chức họp Ban Chỉ đạo Hội thảo khoa học cấp Bộ Quốc phòng kỷ niệm 100 năm Ngày sinh Đại tướng Đoàn Khuê 29/10 (1923 - 2023).

Thành lập tổ hỗ trợ công tác triển khai thi công dự án Khu bến cảng Mỹ Thủy

Lê Trường |

Ngày 29/8, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị Lê Đức Tiến chủ trì buổi làm việc với Công ty Cổ phần Liên doanh Cảng quốc tế Mỹ Thủy (MTIP) và các sở, ngành, địa phương liên quan về kế hoạch tổ chức thi công dự án Khu bến cảng Mỹ Thủy và giải quyết một số vướng mắc.

Hoàn thiện cơ chế, chính sách để văn hóa “rộng đường” phát triển

Thanh Giang |

Thời gian gần đây, ngành văn hóa tập trung hoàn thiện cơ chế, chính sách, khơi thông những "nút thắt," "điểm nghẽn." Có thể nói, việc kiến tạo chính sách đã mở rộng đường cho văn hóa phát triển.

Vĩnh Linh vững vàng trên hành trình hội nhập và phát triển

Phương Nga |

Sau chiến thắng Điện Biên Phủ, ngày 20/7/1954, Hiệp định Giơ-ne-vơ về chấm dứt chiến tranh lập lại hòa bình ở Đông Dương được ký kết. Ngày 25/8/1954, tên thực dân Pháp cuối cùng rút khỏi Vĩnh Linh qua cầu Hiền Lương vào Nam.